Đã đến lúc hãng sản xuất smartphone dừng việc hợp tác với các thương hiệu máy ảnh?
Một chiếc smartphone sở hữu máy ảnh của thương hiệu Leica, Hasselblad hay Zeiss sẽ thu hút nhiều hơn những người dùng đam mê chụp ảnh?
Một số nhà sản xuất điện thoại lớn trên thế giới dường như đã cố gắng hợp tác cùng các thương hiệu máy ảnh nổi tiếng với hy vọng củng cố cho những chiếc smartphone mới của họ có thêm độ uy tín về khả năng chụp ảnh. Nhưng những mối quan hệ đối tác này sẽ mang lại lợi ích thực sự hay chỉ cản trở cho thiết bị và người mua, cùng điểm qua một số vấn đề nổi bật của sự kết hợp lâu đời này.
Lịch sử của sự hợp tác smartphone và thương hiệu máy ảnh
Vào ngày 4/7, Xiaomi đã ra mắt loạt điện thoại cao cấp – dòng Xiaomi 12S – và giới thiệu rằng đây là những thiết bị cầm tay đầu tiên của hãng sở hữu phần cứng máy ảnh mang thương hiệu Leica.
Leica – chuyên gia quang học người Đức nổi tiếng với những chiếc máy ảnh đắt tiền – là một trong số những thương hiệu máy ảnh lâu đời đã hợp tác với các nhà sản xuất điện thoại trong nhiều năm qua. Gần đây nhất, họ đã bắt đầu một sự hợp tác mới mẻ với Xiaomi sau khi hợp đồng lâu năm với Huawei kết thúc.
Smartphone cao cấp mới nhất của Xiaomi sử dụng máy ảnh thương hiệu Leica.
Leica là một trong những cái tên nổi tiếng nhất bắt tay vào các mối quan hệ đối tác thế này, nhưng công ty không đơn độc. Hasselblad và Zeiss (Carl Zeiss) cũng đã tham gia vào những sự hợp tác có tính chất tương tự.
Hasselblad trước đây đã làm việc với Motorola về một camera zoom quang học cho dòng phụ kiện Moto Mods và gần đây hơn, thương hiệu này đã hợp tác với OnePlus và Oppo (cũng như DJI trong thị trường máy bay không người lái).
Zeiss cũng có lịch sử hợp tác được trải dài theo thời gian, từ thời kỳ thống trị thị trường di động của Nokia, cho đến những hợp tác gần đây hơn với Sony và Vivo.
Video đang HOT
Sự độc quyền của các thương hiệu máy ảnh
Thay vì cung cấp các thành phần hoặc kỹ thuật cho đội ngũ hình ảnh của nhà sản xuất điện thoại, thì biểu hiện phổ biến nhất của việc hợp tác cùng các thương hiệu máy ảnh là họ sẽ mang đến các bộ lọc màu độc quyền, chế độ chụp chuyên dụng và một số tính chất độc quyền thương hiệu vào ứng dụng máy ảnh.
Điện thoại Huawei đầu tiên có sự góp mặt của Leica – Huawei P9 và P9 Pro năm 2016 – cung cấp một loạt chế độ màu do Leica phát triển và ống kính do Leica thiết kế (mặc dù chúng vẫn được làm bằng nhựa và không được sản xuất bởi Leica).
Gần đây hơn, chiếc flagship hiện tại của OnePlus – OnePlus 10 Pro – được tích hợp cả bộ lọc màu “Hasselblad Master Styles” và một chế độ gọi là Xpan (trải nghiệm chụp ảnh được mô phỏng theo máy ảnh định dạng 65:24 độc đáo của công ty Hasselblad, được tích hợp vào ứng dụng máy ảnh gốc của OnePlus).
Hệ thống camera của Hasselblad trên OnePlus 10 Pro.
Liệu trường hợp nói trên đang nhắm đến người dùng yêu thích nhiếp ảnh di động hay chỉ là một chiêu PR và bán hàng mà chỉ có những người hâm mộ Hasselblad cuồng nhiệt nhất mới có thể sử dụng để biện minh cho việc mua điện thoại mới nhất của OnePlus?
Những con số thực về mức độ quan tâm đến máy ảnh thương hiệu trên smartphone
Khi dạo qua các diễn đàn thương hiệu, kết hợp với các cuộc thảo luận của người dùng, cho thấy sự thờ ơ chung đối với những sự hợp tác của thương hiệu máy ảnh trên smartphone. Một cuộc khảo sát gần đây với 1.100 độc giả do Android Authority thực hiện cho thấy hơn một nửa trong số những người được thăm dò ý kiến (53%) không nghĩ rằng sự kết hợp như vậy sẽ mang đến những bức ảnh tốt hơn. Hơn 30% nói rằng sự hữu ích chỉ “đôi lúc” mới xảy ra.
Nhiều người dùng cho rằng máy ảnh thương hiệu trên smartphone không có quá nhiều lợi ích.
Sự hợp tác giữa OnePlus và Hasselblad đã tiêu tốn lên đến 150 triệu USD, điều này đặt ra câu hỏi: tại sao OnePlus không đơn giản là đầu tư số tiền đó vào nghiên cứu và phát triển hệ thống camera của riêng mình? Khi đó OnePlus 10 Pro sẽ cung cấp một hệ thống camera thậm chí còn cạnh tranh hơn so với chi phí đã bỏ ra để sở hữu chế độ XPan, một vài bộ lọc và tên thương hiệu của Hasselblad ở mặt sau của điện thoại.
Trong trường hợp bộ ba thiết bị cao cấp mới của Xiaomi, một trong những lợi ích về hình ảnh không được tạo ra từ sự hợp tác của công ty với Leica, mà là những nỗ lực mà công ty đã đạt được với sự trợ giúp của Adobe; với bổ sung hỗ trợ Adobe Camera RAW cho phép metadata chỉnh sửa màu sắc vẫn có thể nhúng trong các tệp DNG được chụp bằng máy ảnh của điện thoại.
Sự hợp tác với Adobe thực sự có ý nghĩa đối với những người dùng có đam mê nghiêm túc với nhiếp ảnh, nhưng mối quan hệ của công ty với Leica đa phần lại mang tính lợi ích doanh nghiệp nhiều hơn.
Sony – Sự ngoại lệ của cả hai vấn đề trên
Mặc dù không phải là thương hiệu duy nhất, nhưng Sony có lẽ đã đạt được sự cân bằng đáng khích lệ với hệ thống camera trên smartphone của mình (gần đây nhất là Sony Xperia 1 IV).
Sony có vị trí độc đáo là nhà sản xuất một số dòng máy ảnh tốt nhất hiện nay, đồng thời là một trong những nhà cung cấp chính về phần cứng camera di động được sử dụng bởi một số điện thoại sở hữh máy ảnh tốt nhất trên thị trường.
Mặc dù luôn cung cấp trải nghiệm chụp ảnh di động tốt hơn so với các đối thủ, nhưng Sony đã chú trọng thiết lập một chu kỳ đầu tư và cải tiến với công nghệ máy ảnh được tìm thấy trên dòng Xperia 1 hàng đầu của hãng, từ đó mang lại nhiều chức năng có ý nghĩa hơn cho người dùng.
Chưa kể, mối quan hệ hợp tác thương hiệu đang diễn ra với Zeiss cũng đã được cân nhắc kỹ lưỡng và không phô trương.
Kết luận
Các công ty như Xiaomi có thể sẽ tiếp tục trải nghiệm hoặc quay đầu với lời hứa về sức mạnh máy ảnh, được hỗ trợ bởi những tên tuổi lớn từ ngành kinh doanh hình ảnh. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó họ nên đầu tư sức lực và tiền bạc để làm cho camera của họ tốt hơn theo cách riêng của chính họ – xây dựng, thay vì mua lại.
Fujifilm nộp bằng sáng chế cho smartphone màn hình gập kèm bút cảm ứng
Khá lạ khi hãng máy ảnh Fujifilm mới đây đã nộp bằng sáng chế cho smartphone màn hình gập kèm bút cảm ứng.
Trong một bằng sáng chế được phát hiện bởi LetsGoDigital, Fujifilm có thể sắp tham gia vào thị trường smartphone màn hình gập. Bằng sáng chế này được nộp tại Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 8 và được công bố vào ngày 9 tháng 9. Công nghệ này cũng được đưa vào cơ sở dữ liệu của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới để bảo vệ bằng sáng chế trên toàn thế giới.
Bằng sáng chế cực kỳ chi tiết và giải thích mọi thứ từ bộ xử lý và màn hình cảm ứng, đến loa, micrô đi kèm cả bút cảm ứng. Theo LetsGoDigital, Fujifilm cũng đã xác định phát triển nhiều giao diện và tùy chọn điều hướng khác nhau, trong đó có một giao diện sẽ thay đổi dựa trên góc gập của màn hình, một tính năng tương tự như Flex Mode của Samsung Galaxy Z.
Nhưng khá kỳ lạ khi 47 trang trong tài liệu lại không đề cập gì đến hệ thống camera cho dù hình ảnh cho thấy máy có camera đục lỗ ở mặt trước. Camera chính là điều người dùng kỳ vọng về một nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng như Fujifilm.
Trong khi nhiều nhà sản xuất smartphone đã hợp tác với các thương hiệu máy ảnh để nâng cao chất lượng và uy tín cho sản phẩm chẳng hạn như Zeiss với Vivo và Hasselblad với OnePlus thì một thiết bị do Fujifilm thiết kế sẽ có thể dựa vào điểm mạnh của chính ông lớn này.
Một công ty máy ảnh sản xuất điện thoại không phải hiếm, cả Sony và Panasonic đều đã làm trong quá khứ. Dù thế nào đi nữa, việc Fujifilm chọn nhảy vào thị trường điện thoại gập cũng là điều đáng chú ý, vì công nghệ màn hình gập vẫn còn khá non trẻ.
Xiaomi bắt đầu sản xuất smartphone giá rẻ tại Việt Nam Smartphone sản xuất tại Việt Nam chủ yếu sẽ được xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á khác. Theo báo cáo của NikkeiAsia, Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại nhà máy OEM DBG Technology (Guanghong Technology) của Hong Kong đặt tại Thái Nguyên. Nhà máy này có diện tích khoảng 200.000 mét vuông, vốn đầu tư khoảng 80 triệu...