Đã đến lúc bỏ thi giáo viên dạy giỏi

Theo dõi VGT trên

Việc một số trường ở Hải Phòng cho học sinh yếu kém nghỉ học vào giờ thi giáo viên dạy giỏi mà dư luận xôn xao mấy ngày gần đây như ‘giọt nước tràn ly’ về những bức xúc trong cách thi giáo viên dạy giỏi nặng về trình diễn lâu nay.

Đã đến lúc bỏ thi giáo viên dạy giỏi - Hình 1

Khi nói không với trình diễn, cuộc thi giáo viên dạy giỏi sẽ tự nhiên hơn (ảnh chụp tại giờ thi giáo viên dạy giỏi cấp quận ở Trường THCS Phú Thượng, Q.Tây Hồ, Hà Nội) – T.MAI

Câu chuyện mà phụ huynh ở Hải Phòng bức xúc được nhiều phụ huynh cho rằng không phải hiện tượng cá biệt, trái lại còn khá phổ biến. Việc cho học sinh (HS) yếu kém hoặc “cá biệt” ở nhà vào giờ dạy học có đoàn kiểm tra đến dự giờ hoặc chọn HS giỏi vào học giờ thi giáo viên (GV) dạy giỏi đã khá quen thuộc ở nhiều nơi.

Học sinh yếu thì ở nhà !

Một phụ huynh ở Hà Nội có con năm nay vào đại học cho biết, con chị vốn học chậm và thiếu tập trung nên suốt thời gian học phổ thông đã không ít lần “được” nghỉ học khi có đoàn kiểm tra các cấp đến dự giờ. Đơn giản hơn là một buổi dạy mẫu, chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo thì cháu cũng không được cô chọn vì sợ làm ảnh hưởng đến cả lớp. “Mấy lần đầu mẹ còn khóc vì thương con và tủi thân. Sau thấy cũng quen vì trường nào cũng thế, càng trường “điểm” thì càng hay có đoàn dự giờ”, vị phụ huynh này nói.

Một GV dạy tiểu học ở Q.Thanh Xuân thừa nhận, một lớp học lên tới hơn 60 HS, đương nhiên ở các cuộc thi GV dạy giỏi hay hội giảng, dạy mẫu… thì phải cho gần một nửa HS ở nhà, hoặc sang lớp khác vì sĩ số quá đông. Việc chọn lựa HS “sáng sủa” hơn, học tốt hơn ở những giờ dạy đó là có thật. “Bản thân GV cũng thấy thương học trò và mình làm điều gì đó không phải với các em. Nhưng yêu cầu đặt ra như vậy, GV chỉ là người thực hiện. Có năm tôi phải xin không đi thi GV dạy giỏi để dành thời gian cho HS”, GV này nói.

Học sinh thiệt thòi khi có gv… dạy giỏi

Bộ GD-ĐT rà soát để sửa sai

Trước thông tin một số trường ở Hải Phòng bắt HS có học lực yếu kém phải nghỉ ở nhà trong giờ thi GV dạy giỏi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo một tổ công tác tiến hành kiểm tra, rà soát ngay tại Hải Phòng để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, đồng thời làm căn cứ cho việc sửa đổi Thông tư về điều lệ hội thi GV dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Video đang HOT

Tuyết Mai

Một phụ huynh có con học trường THCS công lập danh tiếng bậc nhất ở Hà Nội cũng chia sẻ, khi vào trường, cũng như nhiều cha mẹ khác đều cố gắng để xin cho con vào lớp có GV danh tiếng dạy giỏi. Thế nhưng vào rồi mới biết là rất sai lầm. Cô giáo với nhiều danh hiệu dạy giỏi ở một trường danh tiếng nhưng chính HS của cô thì lại chịu nhiều… thiệt thòi nhất. Điều này tưởng như vô lý nhưng lại xảy ra trên thực tế. “Con tôi nhiều tuần đều nói tuần này cô dạy tiếng Anh hầu như không lên lớp, hoặc là lớp tự học hoặc có cô khác dạy thay”, phụ huynh này kể.

Tìm hiểu mới biết, cô dạy tiếng Anh nổi tiếng của trường rất mất thời gian với các hội thi, hội giảng từ cấp trường, quận đến thành phố. Cô còn có nhiệm vụ luyện thi cho đội tuyển HS giỏi đi thi đấu hết giải nọ đến giải kia… Do vậy, dù trên danh nghĩa cô được phân công dạy các lớp cụ thể nhưng nhà trường sẵn sàng điều động cô đi các hoạt động lấy danh hiệu, danh tiếng của nhà trường. Còn HS của cô, nhất là những HS không thuộc thành phần đi thi HS giỏi, HS yếu kém cần kèm cặp thì cô lại không có thời gian.

Cần bỏ các cuộc thi hình thức

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (Hà Nội), cũng cho rằng bệnh thành tích đang có nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn. Một trong những việc cần làm trước mắt là Bộ cần bỏ các cuộc thi “GV dạy giỏi”; “GV chủ nhiệm giỏi”, “Tổng phụ trách giỏi”… vì các cuộc thi này đã không còn thực chất, gây áp lực cực kỳ lớn cho GV. Bên cạnh đó, cần bỏ việc “dự giờ theo chuyên đề cấp quận/huyện”. Những buổi dự giờ này, GV và HS không học tập được gì, thường tâng bốc hoặc soi mói lẫn nhau, rất phản tác dụng. “GV cần có thêm thời gian và công sức để tập trung cho việc dạy dỗ và chăm sóc HS của mình”, ông Khang nói.

PGS Nguyễn Hữu Hợp, Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng đã từng đề xuất bỏ thi GV dạy giỏi từ cách đây nhiều năm, vì nhiều bất cập của cuộc thi này trong thực tế. Ngoài ra, PGS Hợp cho rằng cách làm này thiếu khách quan. Một tiết dạy (với bài thi, sáng kiến kinh nghiệm) hoàn toàn chưa phản ánh được năng lực sư phạm của GV, thiếu tính sư phạm vì làm đảo lộn hoạt động của GV, HS: các em phải làm “quân xanh” cho GV dạy thử, GV bày cho HS nói dối để tạo tình huống sư phạm… Chưa kể, cách làm này còn gây tốn kém về mặt t.iền bạc, thời gian của GV và ngân sách nhà nước. (còn tiếp)

Ý kiến

Nếu không nặng thành tích thì GV không gian dối

“Nếu cấp trên không đặt nặng thành tích thì GV không phải gian dối trong việc dạy của mình. Bất kỳ một cuộc thi hay hoạt động phong trào nào nếu thực hiện nghiêm túc với quy chế chặt chẽ và không áp lực thành tích thì cuộc thi đó sẽ có kết quả thực chất. Khi ấy GV không là “chiếc máy dạy”, không phải xấu hổ với HS khi rao giảng HS sống trung thực nhưng mình lại chính là kẻ gian dối”.

Một GV THCS tại Q.Tân Phú (TP.HCM)

Đừng đ.ánh giá GV bằng g.iải t.hưởng

“Hậu quả của những tiết học này với HS không chỉ hoàn toàn vô giá trị mà điều đáng lo ngại hơn, HS sẽ học theo việc trình diễn đối phó, từ đó manh nha tính cách dối trá, thiếu thực chất, nặng hình thức trong học tập. Khi gắn quyền lợi của GV vào g.iải t.hưởng sẽ khiến nảy sinh những gian dối, tiêu cực. Giải pháp đơn giản là ngành giáo dục đừng đ.ánh giá GV bằng g.iải t.hưởng nữa. Hãy đ.ánh giá người dạy qua sự tiến bộ của người học thì chắc chắn GV sẽ phải giảng dạy bằng thực chất. Thanh tra giáo dục sẽ kiểm tra trình độ của một số HS bất kỳ trong lớp, so sánh với kết quả học tập các năm trước là có thể nhận định để đ.ánh giá GV trực tiếp giảng dạy. Đừng chỉ để đ.ánh giá GV mà làm hại HS”.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương
(nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

Bích Thanh (ghi)

Bậc mầm non cũng ưu tiên trẻ nhanh nhẹn dự giờ !

Một phụ huynh ở TP.HCM bức xúc kể: “Một hôm, GV điện thoại dặn tôi, ngày mai chị cho bé ở nhà. Ngày mai là tiết dự giờ của cô mà bé hay mất tập trung và không chịu nghe lời cô. Chỉ sợ cô đang lên tiết và con chạy lung tung, sợ ban giám khảo đ.ánh giá cô quản lý lớp học không tốt”. Quả thật, một GV mầm non nhìn nhận quy trình dự giờ hay thao giảng thường được thực hiện theo công thức: “Trước khi đăng ký đề tài, bài giảng đương nhiên là phải khảo sát, nếu trên 50% số trẻ nắm bắt được nội dung thì mới lựa chọn. Trong quá trình khảo sát phải lưu ý trò nào ổn nhất để gọi phát biểu khi thao giảng”. Tuy nhiên, theo GV này, để không mất thời gian và không “bể sô” thì tốt nhất là dạy trước, chọn từ 3 – 5 HS nhanh nhẹn, dặn dò khi cô hỏi thế này thì bạn A trả lời, khi cô nói cô cần cái gì thì bạn B chạy đi lấy cho cô rồi ai chạy lên dán hình cho cô… Đến khi vào tiết, những HS còn lại chỉ việc ngồi trật tự, chăm chú lắng nghe”.

Bích Thanh

Theo thanhnien

Câu chuyện giáo dục: 5 việc cần bỏ để chữa 'bệnh' thành tích trong giáo dục

Thi đua có hai mặt như một tấm huân chương: mặt trước bóng bẩy, mặt sau xù xì. Đã thi đua và để được khen thưởng thì phải có thành tích. Trong thực tế có thành tích thật, có thành tích ảo.

Câu chuyện giáo dục: 5 việc cần bỏ để chữa bệnh thành tích trong giáo dục - Hình 1

Minh họa: DAD

Thi đua, khen thưởng đã sinh ra một loại bệnh: "bệnh thành tích". Triệu chứng lâm sàng của bệnh này là: phô trương hình thức ("mười voi không được đọi nước xáo"); gian dối (tốt thì phóng đại lên, xấu thì thu nhỏ lại, thậm chí che giấu); thủ đoạn (bằng mọi cách để đạt mục đích)...

Ngành giáo dục đã từng phát động "Nói không với bệnh thành tích"! Bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng ngày một trầm trọng hơn. Dư luận đặt câu hỏi: Có nên thi đua nữa không? Nhiều người muốn bỏ thi đua vì đó là nguồn gốc sinh ra "bệnh thành tích".


Theo tôi, khó lắm! Rất khó bỏ thi đua. Vì sao? Vì thi đua đã được luật hóa thành chính sách của nhà nước, đã có quy trình chuẩn hóa và bộ máy làm việc hoàn chỉnh, đã thành thói quen từ nhận thức đến hành động... Thi đua là "động lực" là "mục tiêu" của mọi người. Bỏ thi đua người ta không còn động lực, không có mục tiêu thì làm việc như thế nào?

Trong ngành giáo dục, thi đua đã tạo nên áp lực rất lớn cho giáo viên, cho nhà trường. Có thể chưa bỏ thi đua một sớm một chiều, nhưng tôi đề xuất có thể bỏ mấy việc sau đây sẽ giảm những áp lực không cần thiết cho giáo viên và nhà trường.

1. Không áp đặt chỉ tiêu thi đua, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện tham gia thi đua của tập thể, cá nhân theo quy định (điều 3, Thông tư 22/2018/ TT-BGDĐT ngày 28.8.2018 của Bộ GD-ĐT)

2. Bỏ khen thưởng ở cấp cơ sở, quận/huyện, tỉnh/thành phố... chỉ giữ lại khen thưởng ở cấp T.Ư.

3. Nên bỏ các cuộc thi "giáo viên dạy giỏi"; "giáo viên chủ nhiệm giỏi", "tổng phụ trách giỏi"... (các cuộc thi này đã không còn thực chất, gây áp lực cực kỳ lớn cho giáo viên).

4. Cần bỏ việc "dự giờ theo chuyên đề cấp quận/huyện" vì thực tế hoạt động này không học tập được gì, thường tâng bốc hoặc soi mói lẫn nhau, phản tác dụng.

5. Cần bỏ việc kiểm tra cấp phòng, cấp sở các loại sổ sách của giáo viên, của trường. Trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục về việc này.

Được chừng ấy, giáo viên sẽ có thêm thời gian và công sức tập trung cho việc dạy dỗ và chăm sóc học sinh.

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

8 mẫu váy trắng duyên dáng, hack t.uổi cực khéo, giúp nàng công sở t.uổi 30+ mặc đẹp như Lưu Diệc Phi trong phim

Phong cách sao

13:01:32 01/07/2024
Những bộ váy áo mà Lưu Diệc Phi diện trong phim không chỉ hợp với chị em công sở t.uổi 30+ mà còn cực kỳ sang chảnh, kiêu kỳ khiến ai nhìn cũng mê.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

Tin nổi bật

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xảy ra chặt phá rừng phòng hộ trái phép tại Đôn Phong (Bắc Kạn)

Pháp luật

12:52:31 01/07/2024
Toàn bộ tuyến đường được san ủi bằng máy xúc để mở đường. Người dân thôn Nà Đán, Bản Đán rất bức xúc bởi toàn bộ diện tích bị phát phá ở Khuổi Lò và Khuổi Kẹn này đã được giao cho cộng đồng thôn quản lý và bảo vệ.

Gia đình 3 người chuyển từ nhà 200m2 về căn hộ 24m2: Ở nhà to hay nhỏ đều thế, không ảnh hưởng đến cuộc sống

Sáng tạo

12:51:52 01/07/2024
Vài năm trước, vợ chồng kiến trúc sư Xiong Wei đã bán căn biệt thự rộng 200m2 ở ngoại ô để chuyển đến ngôi nhà rộng 24m2 nằm trong trung tâm thành phố Thượng Hải.

Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt

Phim châu á

12:30:55 01/07/2024
Theo đ.ánh giá của khán giả xem phim, Hải Quan Chiến Tuyến có nội dung thiếu sự mới mẻ chủ yếu là cảnh hành động, đồng thời phim có không ít lỗ hổng trong khâu kịch bản.

Động thái của "Anh trai vượt chông gai" Tự Long sau khi thú nhận "dễ cáu gắt, hay dỗi", chỉ 1 hành động mà làm 2 triệu fan phát sốt

Sao việt

12:25:58 01/07/2024
Tự Long đăng 2 bức ảnh đầy cảm xúc sau khi gây bão ở Anh trai vượt ngàn chông vì lời thú nhận bị loãng xương, dễ cáu gắt và hay dỗi.

CLB Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ Tuấn Hải sang Nhật

Sao thể thao

12:21:56 01/07/2024
Phạm Tuấn Hải được CLB Hà Nội tạo điều kiện đi thi đấu ở nước ngoài dưới dạng cho mượn trong thời gian từ nay tới năm 2027.

Brad Pitt và Angelina Jolie sau 8 năm ly hôn: Kẻ bị con ruột lạnh lùng quay lưng, người hạnh phúc nhận tình yêu con trẻ

Sao âu mỹ

12:18:23 01/07/2024
Vụ ly hôn của Angelina Jolie và Brad Pitt không chỉ xé nát 1 cuộc tình mà còn phơi bày ra những câu chuyện đầy rẫy sự giả dối.

Hậu trường Những nẻo đường gần xa: Việt Anh - Cù Thị Trà tình tứ, đội đấu kiếm thân thiết

Hậu trường phim

12:15:21 01/07/2024
Ngoài những phân cảnh căng thẳng trên phim, dàn diễn viên Những nẻo đường gần xa đều vô cùng vui vẻ và thân thiết.

Hóa thân thành Jinx, hot girl "trứng rán" khiến người xem "kêu cứu"

Cosplay

12:07:29 01/07/2024
Rất nhanh chóng, sản phẩm này đã bị số đông người xem ngỡ ngàng. Bởi lẽ, vị tướng Jinx của Riot vốn là một phản diện, có vẻ ngoài gầy gò, ốm yếu và sở hữu tâm lý bất ổn.

Xôn xao nữ TikToker không giữ được bình tĩnh, gào khóc trên sóng cùng loạt câu nói "bất ổn"

Netizen

11:34:15 01/07/2024
Thời gian gần đây, P.nè, tên đầy đủ là L.P.A - nữ TikToker sinh năm 2002 nhận được nhiều cảm tình của cộng đồng, sở hữu gần 640.000 lượt theo dõi.