Đã đến lúc Ấn Độ đánh dấu sự hiện diện ở biển Đông
Đó là đầu đề bài viết của chuyên gia Darshana M. Baruah ở Quỹ Nghiên cứu người quan sát (Ấn Độ) đăng trên tạp chí Eurasia Review của Mỹ ngày 17-11 (giờ địa phương).
Hải quân Ấn Độ
Bài viết ghi nhận lúc căng thẳng biển Đông lên cao, Ấn Độ tỏ thái độ tránh xa bất kỳ chiến lược nào ngăn chặn Trung Quốc. Tuy nhiên, từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền, chính phủ mới Ấn Độ đã khôi phục mối quan tâm về an ninh hàng hải và mong muốn tham gia định dạng cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Tây Thái Bình Dương.
Tại hội nghị Đông Á và hội nghị ASEAN-Ấn Độ mới rồi ở Myanmar, Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế để duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông. Ấn Độ đang củng cố quan hệ hợp tác hàng hải với các lực lượng hải quân trong khu vực như Úc, Nhật, Singapore, Việt Nam.
Video đang HOT
Trong tuyên bố chung ngày 3-9, Thủ tướng Modi và người đồng cấp Nhật Shinzo Abe đã nhất trí tăng cường tập trận hải quân song phương và tập trận hải quân ba bên Nhật-Mỹ-Ấn. Trong tuyên bố chung kết thúc chuyến thăm Mỹ ngày 30-9, Thủ tướng Modi và Tổng thống Obama khẳng định cần bảo vệ an ninh biển, quyền tự do hàng hải và bay qua trong khu vực, đặc biệt tại biển Đông.
Tuyên bố chung về chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi cuối tháng 10 ghi nhận hai bên kêu gọi bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông và các bên tranh chấp nỗ lực sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Theo chuyên gia Darshana M. Baruah, Ấn Độ liên tục đề cập đến biển Đông trong các tuyên bố chung nêu trên là dấu mốc đánh dấu thay đổi so với các tuyên bố chung trước đây (không đề cập đến khu vực tranh chấp cụ thể nào). Cần lưu ý là Ấn Độ đưa ra các tuyên bố chung trên trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang gia tăng sức ép ở biển Đông.
Lâu nay Ấn Độ e dè vì e ngại đụng chạm đến Trung Quốc. Nay trong bối cảnh cấu trúc an ninh khu vực đang thay đổi và Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ nhận thấy đã đến lúc phải thoát khỏi tâm lý e ngại Trung Quốc và thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải với các đối tác trong khu vực.
Theo Thạch Anh
Pháp luật TPHCM
Mỹ, Nhật Bản sẽ tăng cường an ninh hàng hải cho ASEAN
Theo tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản), trong tuyên bố chung Mỹ - Nhật trong chuyến thăm tới Nhật Bản vừa qua của Tổng thống Mỹ Obama, có cam kết sẽ giúp các nước Đông Nam Á tăng cường an ninh hàng hải.
Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Nhật Bản và Mỹ đã phát triển một kế hoạch giúp các nước ASEAN "tăng cường khả năng giám sát hàng hải" trong một động thái "rõ ràng là nhằm gây áp lực khiến Trung Quốc kiềm chế những tham vọng trong khu vực".
Một máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ.
Tờ báo này cũng cho rằng kế hoạch được tiết lộ trong suốt bản tuyên bố chung, đặc biệt là trong đoạn: "Mỹ và Nhật Bản đang hợp tác để hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á ven biển xây dựng nhận thức về lĩnh vực hàng hải và những năng lực khác nhằm đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải để có thể thực thi pháp luật tốt hơn, phòng chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí và phổ biến vũ khí, bảo vệ nguồn tài nguyên hàng hải".
Theo Yomiuri Shimbun, kế hoạch này vừa nhằm "ngăn chặn những hành động hàng hải đơn phương của Trung Quốc" vừa giúp các nước Đông Nam Á chống lại các loại tội phạm trên biển.
Trong nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản và Mỹ cũng đã chủ động hỗ trợ công tác đào tạo và các thiết bị chống cướp biển cho các quốc gia ven biển như Indonesia, Malaysia, và Singapore. Ngoài ra, Nhật Bản đã đồng ý "tặng" 10 tàu tuần tra cho Philippines từ năm 2015.
Theo VNE
Obama muốn hỗ trợ năng lực hàng hải của Việt Nam Trong bài diễn văn phát biểu bên lề hội nghị của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), ông Obama hôm nay bày tỏ mong muốn tìm ra điểm chung về lợi ích quân sự cũng như tăng cường khả năng hàng hải của Việt Nam. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay phát biểu tại Đại học Queensland,...