Đa dạng lựa chọn môn Giáo dục thể chất: Vẫn khó đáp ứng hết nguyện vọng của HS
Chương trình GDPT mới đem đến nhiều thay đổi cho môn Giáo dục thể chất, thu hút học sinh nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho thầy cô và nhà trường.
Đa dạng lựa chọn, học sinh hứng thú
Nếu như các năm trước, với môn Giáo dục thể chất, học sinh bắt buộc phải học các nội dung điền kinh theo phân phối chương trình nhà trường xây dựng sẵn, thì từ năm học 2022 – 2023, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 10 được tự lựa chọn các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu,… theo sở thích của mình.
Em Đặng Thu Trang – học sinh lớp 10 Văn, Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái tâm sự: “Em chọn học bóng rổ vì đã được tham gia vào lớp năng khiếu từ bé, môn này là một trong những thế mạnh của bản thân. Được học theo sở trường giúp em kết nối với các bạn cùng có niềm đam mê bóng rổ. Thêm vào đó, vì là sở thích nên em không cảm thấy nặng nề khi học”.
Học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành cùng nhau chia sẻ về kỹ năng chơi bóng rổ. (Ảnh: Hoài Linh)
Một học sinh lớp 10, Trường Trung học phổ thông Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình hào hứng chia sẻ: “Em thích được học xuyên suốt một môn từ “vỡ lòng” đến nâng cao hơn là học nhiều môn thể thao mà nội dung chỉ lặp đi lặp lại theo các năm (kiểu các thao tác cơ bản). Chưa kể, những môn nhảy xa, nhảy cao là nỗi ám ảnh của nhiều bạn vì không có khả năng, không có năng khiếu. Năm nay, nhà trường xếp cả lớp em học đá cầu, lúc đầu em có hơi lo lắng. Nhưng sau nửa học kỳ, em đã thành thạo kỹ năng tâng cầu, chuyền cầu và thấy môn thể dục không còn nhàm chán, gò bó nữa”.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Bá Thái – Giáo viên môn Giáo dục thể chất, Trường Trung học phổ thông Tiên Hưng cho biết: “Nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục thể chất, tôi xây dựng giáo án theo sách giáo khoa chung của cả năm học gồm 70 tiết trong đó đan xen dạy các kỹ năng như chạy, chạy bền kết hợp nhảy cao, nhảy xa. Theo giáo án cũ, một tiết học các em có thể phải học 2 – 3 môn thể thao. Năm nay, môn Giáo dục thể chất có sự thay đổi rất lớn. Mỗi môn thể thao lại có một sách giáo khoa riêng. Các em chỉ cần học chuyên sâu một bộ môn duy nhất tùy theo sức khỏe và năng khiếu của mình”.
Còn theo thầy Nguyễn Hồng Quân – Giáo viên môn Giáo dục thể chất, Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành: “Học sinh hào hứng là tín hiệu đáng mừng đầu tiên cho môn học luôn bị coi là nỗi ám ảnh của nhiều bạn, đặc biệt là học sinh nữ. Hiện tại, nhà trường đang triển khai dạy cho các em ba môn là bóng rổ, bóng đá và cầu lông. Vì số lượng học sinh lớp 10 năm nay khá đông nên mỗi môn chúng tôi tổ chức 1 – 2 lớp ghép. Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để các em giao lưu, kết bạn với những bạn lớp khác, tạo ra sự liên kết giữa các học sinh trong khối”.
Thầy cô nỗ lực vượt qua thách thức
Chương trình giáo dục mới chia môn Giáo dục thể chất thành hai giai đoạn chính: giai đoạn cơ bản (từ lớp 1 – 9) và giai đoạn định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 – 12). Ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp, học sinh được chọn môn thể thao theo nguyện vọng nhưng cần nằm trong phạm vi đáp ứng của nhà trường.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Bá Thái chia sẻ: “Trường chọn giảng dạy hai môn bóng rổ và đá cầu vì điều kiện vật chất không đáp ứng được các môn thể thao khác. Hiện nay, trường có 540 học sinh, số lượng đông mà nhà trường chỉ tổ chức dạy hai môn thể thao nên chưa thể cho các em đăng ký theo nhu cầu. Ngay từ đầu năm, thầy cô đã sắp xếp cho các em học theo lớp. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để các năm học sau, học sinh được đăng ký môn học theo thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của chương trình học, các môn thể thao được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, vận dụng và đến khi kết thúc lớp 12, các em phải được trang bị tất cả các kỹ năng để có thể thi đấu. Tuy nhiên, hầu hết thầy cô không được đào tạo bài bản một môn thể thao cụ thể, có thể dạy tất cả các môn cơ bản nhưng để dạy chuyên sâu thì chính thầy cô cũng cần có thêm thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cũng như luyện tập”.
Một tiết học bóng rổ của các em học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành (Ảnh: Hoài Linh)
Gặp khó khăn tương tự thầy Thái, thầy Nguyễn Hồng Quân cho biết: “Chương trình học mới giúp khơi dậy hứng khởi của các em với môn Giáo dục thể chất nhưng cũng là nỗi lo của các thầy cô. Ngay từ đầu năm, nhà trường đã gấp rút chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ học tập cần thiết, cải tạo lại sân thể dục nhằm đảm bảo học sinh được học tập trong điều kiện tốt nhất.
Việc sắp xếp lớp ban đầu cũng gặp đôi chút khó khăn vì số lượng đăng ký học các môn thể thao không đồng đều, nhiều em còn e dè không chọn học bóng rổ (chủ yếu các em đăng ký học bóng đá và cầu lông). Vì thế, nhà trường tổ chức buổi định hướng giúp các em hiểu rõ hơn về ba môn học. Sau buổi chia sẻ, các bạn học sinh đều thấy thích thú, một số em đã thay đổi nguyện vọng nên số lượng học sinh đăng ký học ba môn đã khá cân bằng. Giáo viên chúng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm.
Bên cạnh đó, vì dạy lớp ghép nên chúng tôi phải luôn tìm cách kết nối các bạn học sinh với nhau như chia ngẫu nhiên các em thành một đội để tránh tình trạng học sinh chỉ tập luyện với các bạn cùng lớp, không tương tác với các bạn lớp khác. Đến nay, việc dạy thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới cơ bản đã ổn định”.
Năm học 2022 – 2023 là năm học có nhiều đổi mới, chắc chắn thầy cô sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình giảng dạy. Nhưng vì niềm đam mê của học trò, các giáo viên đã và đang quyết tâm, nỗ lực vượt qua thách thức, để học sinh được tiếp cận tốt nhất với các môn thể dục, thể thao theo đúng sở trường và cũng là để tạo điều kiện cho các em phát huy những thế mạnh của riêng mình.
Đổi mới phương pháp giáo dục thể chất, khuyến khích trẻ tăng cường vận động
Ngày 8/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy của giáo viên thể chất trong các trường tiểu học tại Việt Nam thông qua chiến lược huấn luyện 6C.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy của giáo viên thể chất trong các trường tiểu học tại Việt Nam thông qua chiến lược huấn luyện 6C, ngày 8/11 tại Hà Nội. (Ảnh: Hà Tô)
Biên bản ghi nhớ này đánh dấu mốc quan trọng của dự án "Năng động cùng thể thao" của Nike, khẳng định cam kết "Made to Play" toàn cầu nhằm giúp trẻ em vận động nhiều hơn thông qua các hoạt động thể chất và thể thao tại Việt Nam.
Với niềm tin rằng lối sống năng động giúp trẻ em khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công hơn, năm 2016, chương trình "Năng động cùng thể thao" đã được khởi động nhằm khuyến khích trẻ em vận động tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình đã xây dựng bộ Tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất cấp tiểu học theo chiến lược 6C và triển khai thành công tại 7 tỉnh/ thành phố trên cả nước.
Đến năm 2022, tài liệu đã được áp dụng tại hơn 2.000 trường học, tiếp cận tới gần 4.000 giáo viên thể chất và gần 2 triệu trẻ em. Với những kết quả đó, chương trình cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, lãnh đạo các nhà trường, thầy cô và cha mẹ học sinh.
Tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học môn GDTC cấp tiểu học theo chiến lược 6C được các chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Nike Việt Nam biên soạn, điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam.Tài liệu giúp giáo viên xây dựng được những giờ học giáo dục thể chất năng động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm.
Chương trình "Năng động cùng thể thao" cũng phù hợp với việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chiến lược 6C bao gồm 6 yếu tố: Confidence (tự tin), Contribution (đóng góp), Connection (gắn kết), Clear/Concise (rõ ràng/súc tích), Choice (lựa chọn) và Celebration (công nhận, khen ngợi). Phương pháp tiếp cận này đã được áp dụng thành công tại nhiều nước nhờ tính linh động, thích ứng, kết nối cao, tạo cảm hứng cho học sinh, thúc đẩy trẻ tự tin, nỗ lực và đạt được thành tích cao hơn trong môn giáo dục thể chất.
Đến năm 2022, tài liệu đã được áp dụng tại hơn 2.000 trường học, tiếp cận tới gần 4.000 giáo viên thể chất và gần 2 triệu trẻ em. (Nguồn: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
Tại châu Á, bên cạnh Việt Nam, Nike cũng đã đưa chiến lược 6C vào chương trình tương tự mang tên "Trường học năng động" (Active School) tại nhiều trường tiểu học của Trung Quốc.
Biên bản ghi nhớ này tạo ra thay đổi lớn có tính bền vững trong phương pháp giáo dục thể chất cấp tiểu học tại Việt Nam.
Khi cam kết 3 năm này hoàn tất, các bên ký kết Biên bản ghi nhớ kỳ vọng rằng "Chiến lược 6C" sẽ được vận dụng trong tất cả các giờ giáo dục thể chất ở các trường tiểu học trên toàn quốc, góp phần cải thiện sức khỏe, phát triển hành vi, kết quả học tập cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ.
Chương trình "Năng động cùng thể thao" là một phần của chiến lược Made to Play, một cam kết của Nike giúp trẻ em vận động nhiều hơn thông qua các hoạt động vui chơi và thể thao để các em phát triển toàn diện, có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công hơn.
Chương trình đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học môn GDTC cấp tiểu học theo chiến lược 6C và triển khai thí điểm thành công các lớp tập huấn vận dụng "Chiến lược 6C" vào môn Giáo dục thể chất trong các trường tiểu học tại 7 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc N. inh, Tuyên Quang, Hà Giang, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh.
Từ năm 2023 đến năm 2025, chương trình đặt ra mục tiêu tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng Chiến lược 6C trên toàn quốc thông qua tập huấn, khảo sát, đánh giá và ban hành hướng dẫn khuyến nghị tất cả các tỉnh/thành phố vận dụng 6C vào môn Giáo dục thể chất tại trường học.
Chiến lược huấn luyện dẫn tới thành công 6C được xây dựng dựa trên 6 yếu tố:
Tự tin (Confidence): Thúc đẩy sự tự tin của học sinh, giúp học sinh thay đổi từ tâm thế "em không thể" thành "em có thể".
Đóng góp (Contribution): Tạo cơ hội cho học sinh đóng góp vào tất cả các hoạt động trong giờ học giáo dục thể chất, không để bất kì học sinh nào ở ngoài cuộc.
Công nhận (Celebration): Giúp học sinh nhận ra những điểm các em đã làm tốt bằng cách công nhận, khen ngợi có chủ đích.
Lựa chọn (Choice): Thu hút học sinh bằng cách cho các em được chọn lựa các hoạt động yêu thích.
Rõ ràng, súc tích (Clear/Concise): Chỉ dẫn cho trẻ một cách rõ ràng, súc tích để trẻ hiểu rõ luật chơi và các nguyên tắc an toàn.
Gắn kết (Connection): Tăng cường gắn kết giáo viên với học sinh và giữa các học sinh.
Chiến lược 6C hướng tới phát triển năng lực của học sinh, coi học sinh là trung tâm để phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh.
Hợp tác nâng cao tiêu chuẩn giáo dục thể chất ở Việt Nam Ngày 8/11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm nâng cao tiêu chuẩn giáo dục thể chất (GDTC) ở Việt Nam. Hợp tác nhằm nâng cao tiêu chuẩn giáo dục thể chất ở Việt Nam. Biên bản ghi nhớ được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Nike Việt Nam và Công ty...