Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh có cứu được các ngành khó tuyển?
Sau Tết, công tác tuyển sinh của các trường ĐH đã chính thức khởi động. Dự thảo tuyển sinh năm 2020 vừa được Bộ GD&ĐT công bố cho thấy: Năm nay các trường ĐH sẽ được dân chủ, tự chủ nhiều hơn.
Hầu hết các trường đã đưa ra đề án xét tuyển cho năm nay, đa phần là kết hợp nhiều phương thức. Nhưng có một thực tế là liệu nhiều phương thức có giúp những ngành truyền thống nhưng khó tuyển khởi sắc hơn không?
Ngành truyền thống khó tuyển
Mấy năm trở lại đây, bài toán tìm nguồn tuyển cho những ngành đào tạo truyền thống vẫn khiến các trường khá băn khoăn. Trong khi có những trường mở ngành mới liên tục, lại có những trường dù là ngành thế mạnh trong đào tạo nhưng lại càng ngày càng khó hút thí sinh.
Theo thông tin từ phòng đào tạo của ĐH Thủy lợi, trong khi các ngành công nghệ thông tin, kế toán, quản trị kinh doanh, cơ khí, điện, kỹ thuật xây dựng thu hút được nhiều thí sinh thì những ngành vốn là thế mạnh, có truyền thống của trường lại rơi vào tình trạng… khó tuyển. Cụ thể, ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng đào tạo ĐH và sau ĐH trường ĐH Thủy lợi cho biết ngành thủy văn, kỹ thuật tài nguyên nước, kỹ thuật hạ tầng cấp thoát nước, trắc địa bản đồ… là những ngành năm 2019 chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Dù chưa đủ 10 sinh viên trường vẫn mở lớp.
Là một trong những trường đào tạo hàng đầu của ngành giao thông vận tải, tuy nhiên, nhiều năm nay, Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội vẫn khó tuyển sinh ở một số ngành truyền thống như: Tín hiệu giao thông, Đường sắt, Đầu máy toa xe… Theo lý giải của PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mô hình đào tạo của trường chuyên sâu nên bị ảnh hưởng của yêu cầu xã hội, các ngành đường sắt, đầu máy toa xe còn chưa được lựa chọn nhiều, nặng nề về đầu ra cho quá trình đào tạo, xin việc.
Ngành Khoa học Đất và Toán của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH quốc gia Hà Nội) cũng không thu hút được sinh viên. Lượng thí sinh đăng ký vào ngành này quá ít nhưng cũng không thể bỏ.
Video đang HOT
PGS. TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh ĐH Bách Khoa Hà Nội chia sẻ, một vài năm trở lại đây, 5-7 ngành của trường cũng không đạt chỉ tiêu tuyển sinh như: Vật liệu, vật lý, Môi trường, Sư phạm kỹ thuật, Hạt nhân…
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết, năm 2019 một số ngành đào tạo của trường lại không gây “ấn tượng” với thí sinh mặc dù nhu cầu lao động của xã hội đối với các ngành đó cao, như nhóm ngành Kỹ thuật địa chất/Kỹ thuật dầu khí; Kỹ thuật môi trường/Quản lý tài nguyên và môi trường; Kỹ thuật vật liệu; Kỹ thuật trắc địa – bản đồ; Kỹ thuật vật liệu xây dựng; Vật lý kỹ thuật; Cơ kỹ thuật; Bảo dưỡng công nghiệp.
Mùa tuyển sinh năm 2020 các trường tiếp tục đa dạng hóa phương thức xét tuyển. Ảnh: P.T
Đa dạng các phương thức xét tuyển
Mùa tuyển sinh 2020, đa số các trường sẽ đa dạng hóa phương thức xét tuyển, có trường sử dụng cả 6 phương thức như Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM): Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT quốc gia 2020; Xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (theo quy định của ĐH Quốc gia TPHCM); Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2020 của Bộ GD&ĐT; Thi tuyển – Kỳ kiểm tra năng lực của Trường ĐH Quốc tế; Xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài; Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM.
Việc đưa ra nhiều phương thức tuyển sinh giúp trường tận dụng tối đa nguồn tuyển, có cơ hội lựa chọn thí sinh phù hợp với chương trình đào tạo của mình, từng bước đổi mới tuyển sinh phù hợp với tự chủ ĐH.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng, mỗi phương thức tuyển sinh thực ra nhắm đến những nhóm đối tượng thí sinh khác nhau. Ví dụ, phương thức xét tuyển thẳng học sinh đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia chỉ tác động đến khoảng 3.000 học sinh trên cả nước. Tương tự, phương thức xét tuyển dành cho học sinh trường chuyên, học sinh ở những trường THPT mà có kết quả thi THPT quốc gia đạt điểm cao cũng không quá nhiều đối tượng thuộc diện. Trường hợp thí sinh có kết quả kỳ thi SAT lại càng hiếm hơn.
Tác động đến diện rộng, với số đông thí sinh chủ yếu vẫn là 2 phương thức: Dùng kết quả điểm thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ THPT. Trong đó, có tính đại trà nhất vẫn là phương thức dùng kết quả điểm thi THPT quốc gia để xét tuyển.
Với những ngành khó tuyển, nhiều phương thức tuyển sinh chưa hẳn là giải pháp có hiệu quả, mà thực chất, đổi mới chương trình đào tạo, chính sách học bổng, liên kết doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu công việc thời gian tới mới quan trọng. Nhưng có một thời gian, do nhu cầu phát triển kinh tế nên nhóm ngành này ít thí sinh đăng ký học. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang đòi hỏi Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực phải thúc đẩy phát triển công nghiệp, điện tử. Dự báo nhu cầu việc làm bình quân hàng năm của ngành cơ khí đến năm 2020 là khoảng 8.100. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi làm việc tại các nước phát triển. Ngay từ giảng đường đại học, các nhà tuyển dụng đã tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công ty, mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí kết hợp đồng lao động. Như vậy, những ngành này đang tuyển sinh khởi sắc hơn.
Phan Thủy
Theo phapluatxahoi
Học sinh có vấn đề trong học tập do cách thức thi
Ở những trường sử dụng đa dạng phương thức tuyển sinh, tỷ lệ chỉ tiêu dành cho việc xét điểm kỳ thi quốc gia vẫn chiếm chủ yếu.
Cần thay đổi cách thức thi THPT quốc gia để 'học thật' - Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Ngay cả những đơn vị đã tự đứng ra tổ chức được kỳ thi riêng bằng kỳ thi đánh giá năng lực như ĐH Quốc gia TP.HCM thì đơn vị này vẫn dành phần lớn chỉ tiêu cho kỳ thi chung quốc gia. Trong thời gian tới, kỳ tuyển sinh năm 2020, việc các trường không sử dụng kết quả kỳ thi này cũng chưa thể xảy ra.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), kỳ thi THPT quốc gia dù có các năm bộc lộ những điểm hạn chế nhưng vẫn có giá trị nhất định.
"Nếu cơ quan nhà nước tổ chức tốt được kỳ thi chung thì có lợi cho xã hội vì vẫn cần thước đo chung cho VN. Quan trọng là cách thức tổ chức như thế nào để khoa học, đảm bảo độ tin cậy", ông Chính nói. Theo ông Chính, không chỉ VN mà nhiều quốc gia vẫn đang thực hiện một kỳ thi chung quốc gia để làm căn cứ xét vào ĐH như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan...
Mặt khác, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho rằng không phải trường ĐH nào cũng đủ sức tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Trong bối cảnh có trường đủ năng lực, trường chưa đủ năng lực để tổ chức kỳ thi riêng thì vẫn cần một thang đo để đánh giá người học.
Ông Chính nhấn mạnh: "Như kỳ thi đánh giá năng lực là cần thiết cho ĐH Quốc gia TP.HCM và một số trường nhằm chọn lựa người học theo hướng năng lực. Kỳ thi này được xem như thang đo riêng của ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng vẫn sử dụng đồng thời nhiều phương thức khác nhau, trong đó có kỳ thi quốc gia. Bởi lẽ, khi kỳ thi quốc gia vẫn là lựa chọn chính của người học thì kết quả kỳ thi vẫn là phương thức quan trọng".
Theo ông Chính, trong tương lai, tùy điều kiện cụ thể và đặc thù tuyển sinh từng ngành, tỷ lệ chỉ tiêu cho từng phương thức chung hoặc riêng sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn. Việc thay đổi kỳ thi THPT quốc gia thời gian tới cần hướng tới giúp học sinh "học thật". Ông Chính nói: "Gần đây, việc học của học sinh để phục vụ cho kỳ thi này đang có nhiều vấn đề. Các vấn đề này bị tác động từ cách thức thi. Do vậy, cần điều chỉnh cách thi, đề thi để học sinh học thật, học để nhớ bài - điều mà kỳ thi hiện nay chưa được yêu cầu".
Còn tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: "Nếu yêu cầu tất cả các trường đều phải có kỳ thi riêng sẽ không ổn. Việc này cần có thời gian và lộ trình hợp lý. Vì vậy, trước mắt vẫn cần một kỳ thi có chuẩn chung".
Theo thanhnien
Đại học Điện lực tuyển gần 3.500 chỉ tiêu Đầu tháng 2, Đại học Điện lực (Hà Nội) thông báo tuyển sinh 18 ngành theo hai phương thức, tuyển 3.480 chỉ tiêu. Năm học 2020-2021, Đại học Điện lực áp dụng hai phương thức tuyển sinh là theo học bạ THPT và theo kết quả thi THPT quốc gia. Nếu nộp học bạ, thí sinh phải có điểm trung bình ba năm...