Đã có smartphone dành cho người mù
Smartphone được thiết kế đặc biệt dành riêng chongười khiếm thị đã trở thành hiện thực và sẽ sớm được phát hành tại Ấn Độ. Điểm khác biệt lớn nhất của chiếc smartphone này là thay vì sử dụng màn hình cảm ứng, máy sẽ sở hữu các điểm nhỏ có thể chuyển động qua lại và tạo nên những kí tự nổi giúp cho người mùcó thể đọc được chúng.
Ông Sumit Dagar, người đã thiết kế chiếc điện thoại dành riêng cho người mù khẳng định: “Đây là chiếc smartphone sở hữu màn hình kí tự nổi đầu tiên trên thế giới”. Dagar bắt đầu phát triển sản phẩm này khi ông nhận thấy điện thoại thông minh đang phát triển với tốc độ nhanh như vũ bão nhưng những người khiếm thị lại không có may mắn được sử dụng sản phẩm tiên tiến như vậy. Smartphone dành cho người khiếm thị của Dagar có khả năng kết nối mạng di động, nhắn tin đa phương tiện, kiểm tra email và nhiều tính năng khác.
Dagar cho biết trong tương lai ông và các đồng nghiệp của mình sẽ phát triển các phiên bản cao cấp hơn của loại smartphone này.
Video đang HOT
Theo GenK
Chuyện kể về những người "đạp ánh sáng"
Cuộc sống kém may mắn đã cướp đi đôi mắt nhưng lại bù đắp cho các bác, các chú, các chị người mù một nghị lực hiếm ai có được. Ngày ngày, họ "đạp ánh sáng" cuốc bộ mấy chục km số để bán tăm, bán vé số, bán chổi mưu sinh.
Dẫn chúng tôi đi thăm xóm người mù (tổ dân phố 7, P. Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), ông Võ Hiếu Hoàng - Tổ trưởng tổ 7 - cho biết, xóm người mù đã có từ lâu, hiện có khoảng 10 hộ. "Họ sống bằng nghề bán tăm, bán chổi, bán vé số. Dù thiệt thòi nhưng biết vượt khó vươn lên", ông Hoàng nói.
Mỗi người một cảnh
Đưa bàn tay lò mò tìm ấm trà nóng để rót nước mời khách, anh Nguyễn Hiệp (54 tuổi), người có thâm niên sống ở xóm mù, kể, anh lên xóm người mù định cư đã 30 năm nay, được xếp vào nhóm "gạo cội" của xóm.
"Lúc mới lên chỉ có 1, 2 người mù ở. Sau này đi làm, gặp anh em đồng cảnh ngộ rồi rủ nhau lên đây sống thành đông đúc như bây giờ", anh Hiệp nói và cho biết hiện tại xóm mù có khoảng 10 hộ với khoảng 14 người mù, có hộ 2 vợ chồng cùng mù, có hộ chồng mù vợ lành lặn, có hộ mẹ mù nuôi con thơ, lại có người mù không người thân... Riêng anh Hiệp đã có vợ và 2 con. May mắn là vợ con anh đều lành lặn.
Câu chuyện về cuộc đời của hộ mù Hà Thị Phượng (35 tuổi) như một cuốn phim buồn khiến nhiều người phải rơi nước mắt. Phượng bị mù bẩm sinh, đến năm 1992 thì lên Buôn Ma Thuột để tìm kiếm hạnh phúc. Tại đây, Phượng quen 1 người đàn ông cũng mù và kết duyên vợ chồng. Đến năm 2010, khi Phượng sinh đứa con gái đỏ hỏn thì chồng Phượng bỏ 3 mẹ con vì cuộc sống quá cơ cực. Một mình Phượng mù lòa "bấm bụng" nuôi 2 con nhỏ đến tận bây giờ.
Chị Phượng cùng con gái yêu. Ảnh. H.P.
Chị Phượng mù còn có con làm điểm tựa, còn bà Nguyễn Thị Thi (69 tuổi) giờ không còn người thân. Bà Thi quê gốc ở Bình Định, bị mù đã 45 năm nay, lúc bà Thi sinh đứa con trai. Cũng vì vô cớ bị mù mà bà Thi bị chồng bỏ, một mình bà mù lòa nuôi đứa con đỏ hỏn đến năm 20 tuổi thì con bà Thi chết trong một vụ tai nạn. Năm 1990, vì chán nản, bà Thi lang bạt lên Buôn Ma Thuột sống tạm trong nhà của anh em người mù cho đến tận bây giờ.
Vượt lên số phận
Khi nói về công việc của xóm người mù, anh Nguyễn Nghề "khoe": "Chúng tôi mù nhưng chúng tôi tự lao động nuôi gia đình. Ở đây chúng tôi bán tăm, bán chiếu, bán chổi, bán vé số. Có người làm nghề này nuôi được bản thân, có người nuôi được 5 con đến độ dựng vợ gả chồng, lại có người nuôi 2 con dại ăn học đoàng hoàng".
Lúc bị chồng bỏ, chị Phượng mới sinh con đỏ hỏn, trong nhà không còn thứ gì ăn nên chị phải ôm con cuốc bộ mấy chục km số để bán vé số. Nhiều người thấy chị cực cũng ngỏ ý xin con về nuôi và hứa sẽ cho chị một số tiền nhưng chị không đồng ý vì "con là khúc ruột, là vận mạng". Lúc con đến tuổi đi học, nhiều người khuyên chị nên để con ở nhà phụ bán vé số nhưng chị gạt phắt vì nghĩ chị có thể nghèo tiền nghèo bạc chứ không để con nghèo chữ. Hiện tại con trai chị đang học lớp 5, còn đứa con gái chị đang học lớp mẫu giáo. Để có tiền cho con đi học, Phượng ngoài đi bán vé số còn "kẹp" thêm tăm để bán. Bán ngày không đủ, Phượng tranh thủ đi bán buổi đêm. "Mình cực cũng được miễn sao thấy con đi học có chữ cho bằng người ta là vui rồi", Phượng nói.
Xóm người mù ở Phường Tân Lập. Ảnh. H.P
Câu chuyện bà Nguyễn Thị Thi nhiều lần ngất xỉu khi đi bán vé số được nhiều người nhắc mãi. Từ lúc con chết, bà Thi bị huyết cao, đi bán vé số nhiều lần bị xỉu giữa đường. Sáng mai, cũng tại chỗ ngất xỉu hôm trước, người ta lại thấy bà chống gậy, tay cầm xấp vé số đi bán. "Mình còn sức, mình phải đi làm kiếm ăn bằng sức lao động chứ sao", Bà Thi nói.
Chuyện 2 vợ chồng mù Nguyễn Nghề (55 tuổi) nuôi 5 năm đến độ "dựng vợ gả chồng" khiến nhiều người nể phục. Ngày ngày, 2 vợ chồng ông Nghề dẫn nhau đi khắp các con phố, hẻm hóc để bán chổi, bán chiếu nuôi con. Bây giờ các con ông Nghề đã có gia đình và ra ở riêng. 3 năm nay, vợ ông Nghề mất, ông sống một mình trong ngôi nhà. Thấy bố già, các con ông Nghề bảo ông nghỉ đi bán để con nuôi nhưng ông "la": "Tau còn khỏe, còn làm được nên vẫn tiếp tục lao động" - ông Nghề nhớ lại lúc ông "mắng" con vì khuyên ông nghỉ làm.
Ông Võ Hiếu Hoàng - tổ trưởng tổ dân phố 7- chia sẻ: Các hộ mù cuộc sống còn khó khăn, nhiều lần ông lập danh sách kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ. Còn bà Phạm Thị Thu Sương - cán bộ xóa đói giảm nghèo phường Tân Lập - cho biết: "Hàng tháng các hộ mù đều nhận được tiền trợ cấp, lễ tết được hỗ trợ gạo ăn. Tuy ít nhưng chúng tôi hi vọng sẽ đỡ đần một phần vất vả cho cuộc sống của họ".
Theo 24h
Người khuyết tật: Tình dục là... xa xỉ? Người khuyết tật Việt Nam vướng vào những định kiến "khiếm khuyết thì không có hoặc không đáng có đời sống tình dục". Định kiến "vô dục" Theo bà Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội (ISDS), người khuyết tật NKT thường bị coi là vô dục hoặc thiếu khả năng tình dục nên tình dục của họ thường...