Đã có quy định về lựa chọn sử dụng tài liệu, giáo trình giáo dục đại học
Bộ GD&ĐT ban hành Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT ban hành Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học. Ảnh minh hoạ/internet
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã ký ban hành Thông tư số 35/2021/TT-BGDĐT “Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học” (Thông tư số 35).
So với Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28/1/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học về các nội dung quy định đối với các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư số 04); Thông tư Thông tư số 35 có một số điểm mới. Cụ thể:
Ngoài các nội dung quy định đối với giáo trình như Thông tư số 04 và có sửa đổi bổ sung cho phù hợp thì Thông tư mới đã bổ sung thêm các quy định đối với bài giảng và tài liệu tham khảo đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung theo đúng quy định của Luật Giáo dục đại học 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018.
Video đang HOT
Ngoài việc quy định các cơ sở giáo dục đại học tổ chức việc biên soạn các giáo trình tương tự như quy định tại Thông tư số 04, Thông tư lần này còn bổ sung quy định các cơ sở giáo dục đại học có thể thực hiện việc biên soạn giáo trình theo phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, đảm bảo theo các quy định của cơ sở đào tạo và các quy định hiện hành của pháp luật.
Để phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Thông tư đã quy định các nội dung khung tổng thể chung về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đối với các trình độ giáo dục đại học và đã giao cho các cơ sở đào tạo tự chủ trong việc quy định cụ thể, chi tiết hoặc có thể quy định ở mức cao hơn về xây dựng và thực hiện quy định của cơ sở đào tạo về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đối với các trình độ giáo dục đại học, bao gồm cả chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam để cấp văn bằng giáo dục đại học.
Thông tư số 35 cũng bổ sung quy định việc cơ sở giáo dục đại học xây dựng ban hành quy định áp dụng trong nội bộ cơ sở đào tạo. Đồng thời phổ biến, hướng dẫn cho giảng viên, người học và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định của cơ sở đào tạo trong việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đối với các trình độ giáo dục đại học.
Mặt khác, phổ biến hướng dẫn đối với người học về quyền và trách nhiệm được tiếp cận và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo ngay từ đầu khóa học.
Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học xuất phát từ lợi ích người sử dụng
Hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS) có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý ngành về giáo dục đại học.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh minh hoạ/ NTCC
Ngày 4/11, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp với Tổ công tác hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học của dự án thành phần Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học, thuộc dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Tham dự cuộc họp có các thành viên trong tổ công tác, đại diện Công ty Tập đoàn Trí Nam, đơn vị xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục đại học.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận phương pháp tiến cận xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS). Cho rằng, Hệ thống này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý ngành về giáo dục đại học; Thứ trưởng lưu ý: Cơ sở dữ liệu phải xuất phát từ yêu cầu quản lý của các cấp quản lý, đảm bảo tin cậy, tương thích với cơ dữ liệu của ngành giáo dục và đảm bảo sự thống nhất, thông suốt, mạch lạc và rõ ràng với hệ thống thông tin về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.
Hệ thống HEMIS phải được được xây dựng theo các đối tượng chính. Đó là cơ sở giáo dục đại học, cán bộ quản lý, giảng viên và người học. Các báo cáo của Bộ hay của cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu này.
Cùng với đó, cơ sở dữ liệu phải đầy đủ, tránh việc dư thừa dữ liệu. Khi có hệ thống HEMIS, quy trình quản lý của các đơn vị cần được đơn giản hóa và đảm bảo việc khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu này một cách tối đa.
Một buổi họp về tình hình xây dựng hệ thống HEMIS.
"Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục đại học phải xuất phát từ lợi ích của người sử dụng, từ Bộ GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục đại học và các đối tượng khác nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống" - Thứ trưởng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu: Cơ sở dữ liệu giáo dục đại học của các cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục, trực thuộc và không trực thuộc Bộ GD&ĐT phải thống nhất và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị; Thứ trưởng yêu cầu: Ban quản lý dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học làm đầu mối tổ chức các buổi làm việc của Tổ công tác và Công ty tập đoàn Trí Nam với các đơn vị thuộc Bộ.
Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm xây dựng công cụ để trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong quá trình xây dựng HEMIS như microsoft teams. Công cụ này sẽ phân chia các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng HEMIS theo từng kênh và cho phép các đối tượng ngoài Bộ tham gia.
Thứ trưởng cũng đề nghị phía Công ty Cổ phần Trí Nam sẽ hoàn thiện việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu giáo dục đại học vào cuối tháng 11/2021 và quy trình nghiệp vụ của các đơn vị trên hệ thống HEMIS vào cuối tháng 12/2021.
Nhấn mạnh, triển khai hệ thống HEMIS là nhiệm vụ lãnh đạo Bộ giao, Thứ trưởng đồng thời đề nghị, các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với SAHEP và Công ty Cổ phần Trí Nam chuẩn hóa cơ sở dữ liệu giáo dục đại học và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ của các đơn vị trên hệ thống HEMIS. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về độ chính xác của cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học thuộc đơn vị mình quản lý.
Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng yêu cầu một số nhiệm vụ trọng tâm của các thành viên trong Tổ công tác như: Tham gia đầy đủ các phiên họp, đợt công tác của Tổ Công tác theo sự phân công của Tổ trưởng; Chuẩn bị đầy đủ thông tin về nhu cầu quản lý của đơn vị đối với giáo dục đại học, cung cấp các thông tin đó cho Tổ công tác khi có yêu cầu của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
Tiến độ chọn tài liệu giáo dục địa phương còn chậm do dịch bệnh Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện mới có 37/63 tỉnh, thành phố gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 6, việc này còn chậm tiến độ theo quy định. Giờ học của học sinh Trường THCS Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Đăng Anh) Theo báo cáo...