Đa chiều ý kiến về việc bố trí chỗ ngồi cho học sinh
Mới đây dư luận xôn xao về yêu cầu bố trí chỗ ngồi của một hiệu trưởng khi hướng dẫn giáo viên thực hiện công tác quản lý lớp học.
Tiết học vật lý của học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu.
Không kỳ thị giới tính
Theo đó, trong tin nhắn, hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP Thủ Đức, TPHCM) yêu cầu giáo viên chấn chỉnh nhiều việc, gồm tận dụng tối đa bàn ghế trong lớp, tránh để những em lớn phải ngồi hai người một bàn, trong khi bàn ghế vẫn thừa; sử dụng 50% đèn vào các buổi trời sáng; kéo rèm cửa để tận dụng không khí và ánh sáng; mở điều hòa từ sau 9 giờ.
Ngoài ra, tại mục 2, hiệu trưởng có viết “không bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em có vấn đề giới tính (đồng tính nam/nữ) cần được bố trí ngồi riêng”. Nhiều người cho rằng, nội dung này kỳ thị giới tính, điều không nên có trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên cũng có không ít người cho rằng đây là sự cần thiết để nhà trường quản lý lớp học tốt hơn, học sinh học tập hiệu quả hơn…
Tin nhắn lan truyền trên mạng xã hội.
Liên quan đến vấn đề trên, thông tin với báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì cho hay, mục đích tin nhắn nhằm để nhắc nhở, điều chỉnh những học sinh có quan hệ trên mức bạn bè. Nữ hiệu trưởng khẳng định không kỳ thị giới tính, đã từng nhiều lần tâm sự với học sinh và chăm chút, yêu thương các con bằng tất cả tâm huyết của nhà giáo. Trường cũng không kỳ thị giới tính theo kiểu cực đoan mà muốn học sinh ngồi riêng cho thoải mái. Cô Trúc cũng cho biết, đã báo cáo sự việc lên Sở GD&ĐT TPHCM.
Chia sẻ về vấn đề trên, thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM) cho rằng, thực tế hiện nay tình trạng học sinh có mối quan hệ quá mức tình bạn trong trường học không phải là ít.
Nếu hai em ngồi kế nhau có những biểu hiện vượt mức tình bạn thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các bạn xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
“Đối với nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, nếu đứng trên góc độ người quản lý tôi thấy rất bình thường. Cô hiệu trưởng có ý tốt. Rõ ràng việc nhà trường cảnh giác với những quan hệ trên mức tình bạn có thể làm ảnh hưởng đến giờ học trên lớp là đúng. Chúng ta cũng phải đặt câu hỏi ngược trở lại, nếu cho 2 học sinh có tình cảm trên mức tình bạn ngồi với nhau thì chuyện gì sẽ xảy ra?”, thầy Phú chia sẻ.
Video đang HOT
Cũng theo chia sẻ của thầy Phú, đối với Trường THPT Nguyễn Du, ngay từ đầu năm học nhà trường đã thông báo rất rõ nội quy đến học sinh; đồng thời cũng nghiêm cấm những hành vi trên mức tình bạn xảy ra trong trường học.
“Nếu những em có những hành vi không chuẩn mực, trên mức tình bạn trước đám đông, nhà trường sẽ mời phụ huynh lên để trao đổi. Nội quy nhà trường đã quy định và chia sẻ với phụ huynh nắm rõ”, thầy Phú nhấn mạnh.
Giờ học toán của học sinh Trường THPT Nguyễn Du.
Học sinh thoải mái lựa chọn chỗ ngồi
Còn tại Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3), học sinh được tự do lựa chọn chỗ ngồi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên các lớp vẫn ưu tiên những em vóc dáng nhỏ, mắt không tốt ngồi những bàn đầu. Trong những giờ học cần hoạt động nhóm, các em kê bàn ghế lại và ngồi theo nhóm để dễ trao đổi với nhau.
Cô Nguyễn Thị Tường Minh, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường không nặng vấn đề bố trí chỗ ngồi cho các em. Theo tôi nếu học sinh được sắp xếp chỗ ngồi không thoải mái sẽ mất tập trung và học tập không hiệu quả. Việc tự do lựa chọn chỗ ngồi khuyến khích các em tìm vị trí tốt nhất để tập trung và tiếp thu kiến thức tốt nhất.
“Để xây dựng một lớp học luôn đặt học sinh làm trọng tâm, không có cách nào tốt hơn ngoài việc thể hiện sự ủng hộ dành cho các em, dựa trên mong muốn của các em. Do đó, để các em được lựa chọn một chỗ ngồi theo mong muốn cá nhân là động lực giúp các em có thể học tập hiệu quả”, cô Minh chia sẻ.
Hướng nghiệp sớm để học sinh chọn đúng nghề cho tương lai
Công tác hướng nghiệp trong trường THPT là giải pháp căn bản giúp học sinh chọn đúng nghề và hướng đi phù hợp.
Công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh được Trường THPT Nguyễn Thị Diệu thực hiện ngay từ lớp 10.
Tăng cường hoạt động trải nghiệm
Tăng cường liên kết, phối hợp giữa nhà trường với các trường đại học, cao đẳng tổ chức tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và cho học sinh đi tham quan, trải nghiệm thực tế các ngành, nghề là cách mà nhiều trường THPT trên địa bàn TPHCM đang thực hiện.
Cô Nguyễn Thị Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phước Long (TP Thủ Đức) cho biết, hằng năm trường đều triển khai kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học sinh toàn trường theo nhiều chủ đề khác nhau.
Hoạt động hướng nghiệp luôn được lồng ghép với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, tiết kiệm thời gian tạo sự đồng bộ và đạt mục tiêu giáo dục cao nhất. Năm học mới này các em khối 10 học theo chương trình GDPT mới nên nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác hướng nghiệp ngay từ khi nhập học.
Trường THPT Phước Long lồng ghép hoạt động giáo dục hướng nghiệp với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Được biết, thời gian qua Trường THPT Phước Long chú trọng việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tổ chức hoạt động ngoại khóa như: "Ngày Hội tư vấn định hướng nghề nghiệp", "Một ngày làm sinh viên", đồng thời cho học sinh trải nghiệm thực tế tại cộng đồng, doanh nghiệp.
Việc làm này nhằm tạo sự kết nối trong công tác đào tạo, hướng nghiệp giữa nhà trường với các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Học sinh được thầy cô phòng tuyển sinh của các trường chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về ngành học, cơ hội nghề nghiệp, phương án tuyển sinh...giúp các em có những định hướng ban đầu về ngành học để có lựa chọn phù hợp.
Cô Hà cho biết: "Các "Ngày hội tư vấn định hướng nghề nghiệp", đã giúp học sinh và cha mẹ hiểu rõ về công tác tuyển sinh, hiểu rõ nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội hiện nay, từ đó có định hướng một cách cụ thể, rõ ràng về nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
Đặc biệt trường cũng chú trọng tới công tác hướng nghiệp phân luồng cho học sinh THCS thuộc địa bàn, nhờ đó mà phụ huynh, học sinh THCS nắm rõ thông tin để có những sự lựa chọn phù hợp".
Cũng theo chia sẻ của cô Hà, trong quá trình học tập, nhà trường cũng dành nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức sinh hoạt các chuyên đề ngoại khóa về công tác hướng nghiệp. Đặc biệt đối với khối 12, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy tích cực tư vấn cho học sinh trong việc chọn môn thi tự chọn nhằm bảo đảm phù hợp với năng lực thực của học sinh. Đồng thời mỗi giáo viên còn là một kênh thông tin cung cấp những ngành nghề, công việc phù hợp với năng lực học của mỗi học sinh.
Hướng nghiệp nhẹ nhàng, hiệu quả
Những ngày cuối tháng 8/2022, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3) đã triển khai sinh hoạt chuyên đề "Định vị bản thân và định hướng nghề nghiệp tương lai" cho học sinh khối 12 của trường. Buổi chia sẻ tư vấn hướng nghiệp nghề thu hút được hàng trăm học sinh tham gia.
Tại buổi tư vấn, nhà trường đã tổng hợp thông tin để học sinh biết được thực trạng sinh viên ra trường không có việc làm, giải thích các nguyên nhân cụ thể. Đồng thời chia sẻ cho học sinh những kỹ năng thiết yếu trong một số ngành cụ thể và những kỹ năng cơ bản nào phù hợp với ngành mình sẽ chọn, có thể đáp ứng được sự thay đổi công việc.
Học sinh lớp 12, Trường THPT Phước Long trải nghiệm hướng nghiệp "Một ngày làm sinh viên" tại Trường đại học FPT.
Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Tường Minh, Phó Hiệu trưởng, tại buổi sinh hoạt nhà trường đã cũng cung cấp cho học sinh những kỹ năng đánh giá năng lực bản thân, căn cứ vào thực tế điều kiện kinh tế của gia đình, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai để chọn ngành nghề trước khi quyết định chọn trường đại học sau này.
Ngoài ra, các em cũng được nghe thầy cô phân tích về việc lựa chọn tổ hợp môn học, cách lựa chọn về thời gian tham gia các kỳ thi,... Tại buổi tư vấn nhiều thắc mắc của học sinh đã được tư vấn, giải đáp.
"Những năm qua, công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh được nhà trường thực hiện ngay từ khối lớp 10 để các em sớm có định hướng và đầu tư những môn học theo các ngành đã chọn. Cùng với đó, nhà trường hướng dẫn các giáo viên chủ nhiệm lồng ghép các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh vào các tiết sinh hoạt lớp. Đầu mỗi năm học, nhà trường thực hiện khảo sát đối với học sinh các khối lớp và trên cơ sở kết quả học tập của học sinh, sẽ tư vấn để các em hiểu rõ và lựa chọn những ngành, nghề phù hợp", cô Minh chia sẻ.
Trường THPT Nguyễn Thị Diệu tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Định vị bản thân và định hướng nghề nghiệp tương lai" cho học sinh khối 12.
Cũng theo chia sẻ của cô Minh, hàng năm nhà trường tổ chức rà soát chất lượng thực của học sinh lớp 12 để phân loại theo trình độ nhận thức, bàn giao chất lượng cho giáo viên phụ trách. Các tổ, nhóm bộ môn và giáo viên trực tiếp ôn tập xây dựng chương trình và nội dung dạy học cho phù hợp với từng đối tượng, trong đó lưu ý thời khóa biểu phải bảo đảm hợp lý, không gây quá tải, giúp các em làm quen với quy chế thi, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, tạo động lực giúp học sinh phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.
Bên cạnh đó Trường THPT Nguyễn Thị Diệu còn tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp. Đồng thời, nhà trường còn huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
"Với những học sinh có học lực trung bình, yếu nhà trường tích cực củng cố kiến thức và trao đổi thẳng thắn để phụ huynh nắm được sức học của con em mình, nên có hướng lựa chọn các trường nghề cho phù hợp với lực học và cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Đây được coi là giải pháp căn bản giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng, chọn đúng "nghề", hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", cô Minh nói.
Ngày đầu học sinh khối 7, 8, 10, 11 ở TP.HCM đi học lại: Lo lắng, nhút nhát vì lâu không gặp mọi người nhưng vui do hiểu bài hơn Sáng 4/1, gần 700.000 học sinh các khối lớp 7, 8, 10, 11 ở TP.HCM bắt đầu đi học trực tiếp tại trường. Ghi nhận tại các điểm trường sáng nay, học sinh phải khai báo y tế, đo nhiệt độ và rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường. Tuy có chút lo lắng về tình hình dịch bệnh nhưng đa số...