Da căng bóng nhờ siêng dùng kem chống nắng, cô bạn review chi tiết hẳn 10 loại, xem xong có khi bạn tìm được chân ái
Phương Thảo luôn tâm niệm kem chống nắng là bước quan trọng nhất nếu muốn da trẻ lâu.
” Bàn trang điểm con gái nhà người ta toàn son với má hồng, còn mình thì một bàn kem chống nắng ” là lời chia sẻ dí dỏm của cô bạn Phương Thảo.
Đam mê skincare hơn trang điểm, đặc biệt là kem chống nắng (KCN), Phương Thảo nói rằng các em của cô còn chẳng cần mua kem chống nắng vì đã có cô tài trợ từ A đến Z. Phương Thảo quan niệm kem chống nắng là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong công cuộc chống lão hóa, vậy nên cô nàng đã thử nghiệm đủ loại kem chống nắng để tìm ra các chân ái xịn xò nhất. Hôm nay, Thảo sẽ review nhẹ về 10 loại kem chống nắng cô hay dùng gần đây nhé!
Phương Thảo hiện đang sinh sống ở Đắk Lắk, da cô bạn thuộc loại da dầu và không có mụn nám, đã từng dùng nhiều sản phẩm treatment như retinol hay BHA của ZO mỗi sáng
1. ZO Broad Spectrum SPF 50 118g – KCN vật lý
Trải nghiệm trên da: Thảo cho biếtsản phẩm này có chất kem đặc, nâng tone rất nhiều. Nếu dùng lượng 1 ngón trỏ cho mặt thì sẽ hơi dính và khó chịu, nên Thảo không bao giờ dùng “em” này một mình mà thường dùng kèm phấn phủ hoặc 1 lớp KCN primer ZO để set lớp nền da long lanh. Thực sự là với khả năng chống nắng phổ rộng kèm nhiều thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ như thế thì Thảo khuyên các bạn nên dùng khi da đang phục hồi sau treament. Còn nếu da đang không có treatment, da dày sừng hay phơi sương gió khỏe mạnh thì nên chọn một “em” khác, “em” này hợp với những làn da khô, mỏng manh, ở khí hậu ôn hòa hơn.
Chấm điểm : 5/10 vì finish dính, ai mà để tóc mái thì khá khó chịu đó.
2. Image Prevention Daily Matte Moisturizer SPF 32 91g – KCN vật lý lai hóa học
* Trải nghiệm trên da: hãng nói sản phẩm này dành cho da dầu nhưng Thảo phải mất tới 15 phút để vỗ cho kem thấm vào da, dù đang ngồi phòng có điều hòa. Sản phẩm này có Vitamin C và B5 nên sẽ thích hợp khi dùng sau các liệu trình xâm lấn để hạn chế da tăng sắc tố. Thảo cho rằng tuýp kem này sẽ hợp với da hỗn hợp hơn, còn da dầu muốn dùng thì có thể bỏ qua bước kem dưỡng mà lấy “em” này làm kem dưỡng buổi sáng luôn. Chất kem khá loãng nhưng không đáng kể, không nâng tone da. Giá “em” này cũng khá đau ví khi chỉ dùng trong 2 tháng là hết 1 tuýp rồi.
Chấm điểm: 8/10 vì giá hơi cao.
Nơi mua
Image VN
Giá: 1490k
3. DBH Dermaesthetics SPF 50 Broad Spectrum 60ml – giá khoảng 750k – KCN vật lý lai hóa học
Video đang HOT
Trải nghiệm trên da: sau khi nghe được nhiều lời khuyên có cánh từ các chị bán hàng, Thảo đã thử “em” này với hy vọng tìm được một bạn KCN vừa nâng tone, finish đẹp, vừa chống nắng tốt, nhưng kết quả thì Thảo chưa thực sự thỏa mãn. Lý do là vì nhìn bảng thành phần có thể thấy khả năng chống nắng của DBH chưa thực sự hoàn hảo như ZO Broad Spectrum. Ngoài ra, khi Thảo apply lên da thì da nâng tone nhiều, nhưng lại bị trắng kiểu không tự nhiên, không tiệp da lắm. Tuy vậy, bạn DBH này có ưu điểm là thấm nhanh, phù hợp da dầu và còn chứa EGF – một loại tế bào thúc đẩy quá trình tổng hợp DNA, hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương, cũng như cấp ẩm và trẻ hóa da.
Chấm điểm: 6/10 vì Thảo khá kỳ vọng nhưng hiệu quả lại không được như ý.
4. ZO Sunscreen Primer SPF 30 15ml – giá khoảng 1200k – KCN vật lý phổ rộng
Trải nghiệm trên da: sản phẩm này thì chỉ có mỗi Titanium Dioxide 8.2% thôi, nhưng vẫn có phức hợp ZOX12 chống oxy hóa độc quyền của hãng và các chất dưỡng ẩm kèm theo. Thảo cho biết “em” này lên da ráo ngay, nền da đều màu, tự nhiên, nâng tone vừa phải, khi tiệp vào da sẽ hơi căng bóng nhẹ, đúng như cái tên primer mà hãng đặt. Cô bạn còn hài hước chia sẻ cứ hôm nào dùng em này là sẽ được khen da đẹp ngay. Thảo cho biết tuy hiệu ZO ít người biết nhưng một khi dùng sẽ nghiện ngay, chỉ có điều dùng hàng ngày thì khá là “chát ví”.
Chấm điểm: 10/10 vì mỗi lần xài là mỗi lần thấy Thảo thấy đẹp và vui nên có đắt cũng đáng.
5. Elta MD UV Sheer Broad Spectrum SPF 50 50ml – giá khoảng 750k – KCN vật lý lai hóa học
Trải nghiệm trên da: đây là sản phẩm mới của nhà Elta vào mùa hè này với 2 ưu điểm: chống thấm nước và không làm hại môi trường biển. Thảo rất thích KCN của thương hiệu Elta MD vì đa số sản phẩm hợp da dầu mụn nhạy cảm, giá thành tương xứng với chất lượng. Nhờ chứa 2 thành phần cấp nước và dưỡng ẩm là Squalane và Hyaluronic Acid nên “em” này có kết cấu lỏng, lên da ẩm, bóng, thế nên rất hợp cho những ai đang dùng treatment. Sản phẩm này có finish rất đẹp vì giúp tăng độ láng bóng của da. Thảo apply lên da khoảng 15 phút là kem đã thấm và trả lớp finish tự nhiên, không nâng tone. Còn về khả năng chống nắng thì Thảo không có gì bàn thêm vì các sản phẩm nhà Elta đã quá nổi tiếng với khả năng này.
Chấm điểm: 10/10 vì Thảo không thấy điểm gì đáng chê cả.
6. Hamilton Everyday Face SPF 50 75g – giá khoảng 300k – KCN hóa học của Úc
Trải nghiệm trên da: sản phẩm này có màng lọc chống nắng thế hệ mới nên Thảo khá yên tâm khi dùng. Chất kem lỏng, thấm nhanh, không nâng tone, nhẹ mặt. Ngoài ra còn chứa Silica giúp kiềm dầu, giúp da khô thoáng và Vitamin E chống oxy hóa, cung cấp dưỡng chất cho da. Tuy nhiên Thảo không thích KCN hóa học lắm vì phải dặm lại nhiều lần nên hơi mất công. “Bạn” này có ưu điểm lớn nhất là giá thành rẻ, phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên.
Chấm điểm: 9/10 nhưng Thảo sẽ không dùng lại vì không thích KCN hóa học, cô bạn chỉ thử cho biết thôi.
7. Neova Silic Sheer 2.0 Photo Finish Tint 74ml – giá khoảng 1400k – KCN vật lý lai hóa học
Trải nghiệm trên da: điều Thảo thích nhất ở “em” này là thấm nhanh và cực thoáng da. Rất hiếm KCN khi Thảo bôi đủ lượng mà đem lại cảm giác dễ chịu như tuýp Neova này. Tuy nhiên, một điểm trừ rất lớn của Neova là tone lên da rất tối. Da Thảo sáng màu nên dùng Neova thì thấy da không còn tươi tắn, còn em Thảo da hơi nâu thì dùng lại rất tiệp và tự nhiên. Nên bạn nào da dầu, tone trung bình – sáng sẽ rất thích Neova, còn da sáng quá thì có lẽ không hợp tuýp này đâu.
Chấm điểm: 6/10 vì tone màu không hợp lý chút nào mà giá lại đắt.
8. Ultrasun Face Anti-Pigmentation SPF 50 50ml – giá khoảng 680k – KCN vật lý lai hóa học
Trải nghiệm trên da: tuy kết cấu dày và dính nhưng Thảo vẫn rất thích “em” này nhờ khả năng bảo vệ da rất tốt khi cô bạn peel hay lăn kim. Sản phẩm có Squalane giúp da cấp ẩm và ngăn mất nước trong khi Zinc PCA giúp giảm bã nhờn, kiểm soát dầu mụn khá tốt. Ngoài ra, tuýp kem này còn có thành phần dưỡng để chống tăng sắc tố sau xâm lấn. Nếu nền da thô, dày sừng, dầu mụn thì Thảo khuyên tuyệt đối không nên dùng sản phẩm này. Nhưng da vừa làm liệu trình mà bong tróc hay dính máu thì nên dùng. Vì lúc này da yếu và khô, rất phù hợp để dùng Ultrasun.
Chấm điểm: 5/10 vì sản phẩm này rất dính.
9. Helio Mineral Tolerance Fluid 50ml – giá khoảng 710k – KCN vật lý
Trải nghiệm trên da: Helio có rất nhiều dòng KCN nhưng những dòng fluid là những dòng Thảo thích nhất (cả bản nắp đen và nắp bạc). Không kể đến màng lọc chống nắng xịn xò và Bioshield System (hệ thống màng sinh học), thì Helio còn giúp chống nắng cho da toàn diện khỏi các loại tia UVA, UVB, Visible Light và IR-A. Công nghệ Fernblock FC giúp tăng cường tác dụng chống oxi hóa, và giúp phục hồi tổn thương do ánh nắng, như tổn thương DNA và lão hóa da sớm. Đối với một người thuộc da dầu như Thảo mà tìm được một tuýp KCN fluid nhanh thấm, nâng tone da ổn, giá cả khá phải chăng thì rất ổn áp. Thảo đã thử 2 loại fluid nắp đen và nắp bạc thì cảm nhận tuýp nắp đen hợp da hỗn hợp và da khô, còn nắp bạc thấm nhanh nên hợp da dầu hơn.
Chấm điểm: 10/10 rất thích vì giá tầm trung mà chất lượng tầm cao.
10. Make Prem Calming Sunscreen và Make Prem Calming Tone-Up Sunscreen – 50ml – giá khoảng 450k – KCN vật lý Hàn Quốc
Trải nghiệm trên da: Thảo cho biết Make Prem vẫn giữ vững phong độ vì khả năng kiềm dầu từ 4 – 6h. “Bạn” Tone-Up nắp hồng thì có lên tone trắng hồng và kiềm dầu lâu hơn, ráo da hơn là “bạn” nắp xanh. Tuy nhiên, vì thành phần chống nắng vật lý rất cao nên Make Prem làm da trắng bệch và bị lộ bong tróc nếu da bạn đang khô. Thảo cho biết sau những vấn đề về chỉ số kem chống nắng Hàn đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Cả 2 em KCN này hiện tại đều đã được Viện da liễu Hàn Quốc chứng nhận hoàn thành kiểm nghiệm bảo vệ da khỏi tia cực tím, đảm bảo chỉ số chống nắng như nhãn. Tuy nhiên, tự nhận bản thân là một người “ám ảnh” chống nắng thì 2 loại KCN này không “đủ đô” với Thảo. Cô bạn gợi ý sản phẩm này cho các bạn không dùng treament hay peel da.
Chấm điểm: 7/10 vì không có màng lọc tiên tiến như những bạn KCN Châu Âu.
Hiện tại, Thảo đang dùng Helio nắp đen vào những ngày bình thường, cần đẹp tự nhiên và ZO Primer SPF 30 vào những ngày trọng đại cần đẹp long lanh. Và công cuộc tìm kiếm KCN để đồng hành lâu dài của Thảo đã đến hồi kết với 2 chân ái này. Cô bạn hy vọng review của mình sẽ truyền cảm hứng để mọi người siêng dùng kem chống nắng cũng như tìm được một sản phẩm thật ưng ý cho mình.
Kem chống nắng tự chế được "rần rần" chia sẻ có "lành" như chị em nghĩ?
Nhiều diễn đàn làm đẹp đang chia sẻ cách làm kem chống nắng tự chế từ hoa quả, dầu dừa, lô hội, sáp ong... với lời khẳng định yên tâm sử dụng mà không lo kích ứng, dị ứng...
Từ thành phần dầu dừa, lô hội, sáp ong hay dầu bơ, hạnh nhân, ô liu, cà chua, thậm chí từ nhựa mướp hương..., nhiều hội nhóm "mách" cho chị em cách để tạo ra được một lọ kem chống nắng với giá thành rẻ, tự nhiên, an toàn, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm. "Yên tâm sử dụng mà không lo kích ứng, dị ứng" - một tài khoản chia sẻ.
ThS.BSCK2 Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết quan điểm về kem chống nắng tự chế như trên là sai lầm.
"Các thành phần trong kem chống nắng tự chế có thể dễ dàng gây dị ứng vì không loại bỏ được các tạp chất có trong nguyên liệu sử dụng" - BS Minh nhận định.
Kem chống nắng từ dầu ô liu và sáp ong được các diễn đàn làm đẹp khẳng định an toàn, dễ thực hiện. Ảnh minh hoạ
Vị chuyên gia lý giải: Có thể hình dung, với nhà sản xuất chuyên nghiệp, khi chiết xuất từ quả bơ để cho vào thành phần kem chống nắng, họ có thể chỉ lấy một số hoạt chất chứ không phải tất cả, tương tự như vậy đối với các thành phần thiên nhiên khác.
" Sự phối trộn để làm tăng tính hiệu quả cũng đã được nghiên cứu, thử nghiệm và có đánh giá cụ thể, khác với việc tùy tiện lựa chọn các thành phần mà bản thân tin rằng có thể đạt được hiệu quả chống nắng" , BS Minh phân tích.
Trong kem chống nắng có từ 7 - 25 thành phần khác nhau. Do đó, với mỗi người, cần xác định tiêu chí để lựa chọn phù hợp, chứ không đơn thuần là dựa trên một công thức nào đó để thử nghiệm trên da mặt của mình với niềm tin "đồ từ thiên nhiên nên an toàn".
Kem chống nắng được chia làm hai loại chính là kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Trong đó, kem chống nắng tự chế với những thành phần từ thiên nhiên được xếp vào nhóm kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng loại này chứa thành phần hữu cơ, làm giảm tia UV, tránh hư hại làn da và có đặc điểm cấu trúc mềm mỏng, tạo cảm giác dễ chịu tuy nhiên kém bền vững dưới tác động của môi trường.
Kem chống nắng vật lý có thành phần ô-xít kim loại (như ô-xít titan, ô-xít kẽm), tính chất sử dụng thường có độ bết dính (do kết cấu kem đặc) và tông màu trắng hơn...
Kem chống nắng vật lý (Sunblock) là loại kem chống nắng vô cơ có khả năng phản xạ lại các tia UV, không cho tia UV xuyên qua da. Thành phần chính trong kem chống nắng vật lý thường có Zinc Oxide và Titanium Dioxide.
Kem chống nắng hóa học (Suncreen) sẽ hấp thụ các tia UV để phân hủy và xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da. Thành phần chính trong kem chống nắng hóa học thường có: avobenzone, oxybenzone, Tinosorb, octylcrylence...
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kem chống nắng vật lý lại rất lành tính trong khi kem chống nắng hóa học dễ gây ra dị ứng hơn và ít được các bác sĩ da liễu chỉ định cho những người có làn da mẫn cảm.
BS Minh chia sẻ, nhiều người cho rằng kem chống nắng tự chế an toàn hơn vì thành phần từ thiên nhiên nhưng sự thật các bác sĩ thường khuyên những người có làn da dễ bị kích ứng, da nhiều mụn nên dùng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học bởi có thể khiến tình trạng bệnh tăng nặng, trở nên trầm trọng .
Một sản phẩm kem chống nắng còn phải được quan tâm tới chỉ số SPF - thể hiện thời gian và độ phủ chống nắng. Cụ thể, kem chống nắng có SPF 30 có thể bao phủ, bảo vệ da 93 - 94%, chỉ số SPF 50 có thể bao phủ, bảo vệ 97 - 98%...
Một chỉ số SPF tương đương với thời gian bảo vệ 15 phút. Dựa vào đó, người sử dụng cân nhắc để sử dụng loại kem nào phù hợp với hoạt động trong ngày.
Ví dụ: khi đi biển, cần lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao, từ 50 trở lên và chủ động thời gian bôi lại kem để bảo vệ làn da của mình.
Đây là những thông tin quan trọng khi lựa chọn kem chống nắng, được các đơn vị sản xuất kiểm nghiệm và công bố. Trong khi đó, với kem chống nắng tự chế, hiệu quả và thời gian bảo vệ như thế nào, thực chất vẫn chưa được đánh giá cụ thể.
Người yêu tin đồn của Văn Hậu rất nghiện 1 loại kem chống nắng của nam, dùng mê mẩn, ca tụng hết lời Đây có lẽ là loại kem chống nắng Doãn Hải My mê nhất, tính đến thời điểm hiện tại. Khác hẳn với lúc thi Hoa hậu, Doãn Hải My ngoài đời thực lại là người tôn thờ style nhẹ nhàng tự nhiên. Khi ra đường, cô gần như không makeup gì quá đậm, đa phần chỉ phẩy nhẹ chút lông mày, dặm phấn...