Cựu trợ lý HLV Park: ‘Chắc gì tân HLV Brazil đã hay hơn ông Chung?’
Cựu trợ lý thể lực đội tuyển Việt Nam, ông Bae Ji-won, cảm thấy tiếc nuối khi HLV Chung Hae-seong thôi dẫn dắt CLB TP.HCM.
Một ngày sau trận thua 0-3 trước CLB Hà Nội, ông Chung Hae-seong đã rời chức vụ HLV của CLB TP.HCM. Chia sẻ với Zing, cựu trợ lý đội U23 Việt Nam, ông Bae Ji-won, đã bày tỏ sự tiếc nuối sau những thành công mà ông gây dựng cho đội bóng trong hơn một năm qua.
“Tôi không muốn bình luận nhiều về trận đấu vừa qua, ông Chung Hae-seong là huấn luyện viên xuất sắc, kết quả như vậy vốn là chuyện thường tình trong bóng đá. Những trận thua luôn có thể làm ảnh hưởng đến vị thế của HLV trưởng trong CLB, đó là chuyện không hiếm gặp”, cựu trợ lý HLV Park Hang-seo nói với Zing.
Ông Bae Ji-won sang Malaysia dẫn dắt CLB Avenir hồi đầu năm 2019. Sau đó, ông chuyển sang Hong Kong (Trung Quốc) làm trợ lý HLV thể lực cho CLB Kitchee. Người từng là thầy của chiến lược gia Kim Han-yoon vẫn luôn theo dõi những chuyển động của bóng đá Việt Nam, nơi có sự hiện diện của nhiều người đồng hương Hàn Quốc.
Sự ra đi của HLV Chung Hae-seong để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ. Ảnh: Duy Anh.
“Ở Hàn Quốc, ai cũng biết đến đẳng cấp của HLV Chung Hae-seong. Tôi nghĩ với đội bóng đầu tư nhiều như CLB TP.HCM, những kết quả không như ý muốn có thể là một trong những lý do khiến ông Chung ra đi ngay giữa mùa giải như thế này. Tôi nghĩ cả hai nên cần thời gian thay vì chia tay, có thể là thêm vài trận nữa chẳng hạn, vì không gì có thể đảm bảo HLV mới đã có thể làm tốt hơn ông Chung”, ông Bae Ji-won chia sẻ.
Theo nguồn tin của Zing, tân HLV của CLB TP.HCM là ông Ailton Silva người Brazil. Ông là cựu thuyền trưởng đã đưa CLB Chiangrai United lật đổ Buriram United để lên ngôi vô địch Thai League 2019. Thành tích này giúp ông Silva nhận danh hiệu HLV hay nhất mùa.
Video đang HOT
“Chắc gì tân HLV người Brazil đã hay hơn ông Chung Hae-seong? Không dễ để HLV mới có thể tạo ra sự thay đổi trong ngắn hạn. Chưa kể, CLB Chiangrai đã đầu tư nhiều tiền của ở mùa giải năm ngoái, nghĩa là để trở thành nhà vô địch, họ phải dựa vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có tài năng của HLV. Hãy cùng chờ đợi xem”, ông Bae nói.
Quan điểm của ông Bae Ji-won không phải thiếu cơ sở. HLV Ailton Silva tới từ Brazil, nhưng chiến thuật ưa thích của ông lại là 3-5-2, khá giống với sơ đồ Felipe Scolari sử dụng cho đội tuyển Brazil tại World Cup 2002. Trong khi, cả đội TP.HCM quá quen thuộc với hệ thống sơ đồ chiến thuật 4 hậu vệ do ông Chung dày công xây dựng và củng cố trong hơn mùa giải.
Thay tướng đổi vận” có thể là chuyện thường gặp ở nhiều nền bóng đá trên thế giới. Ngoại hạng Anh đã chứng kiến những người đóng thế đi vào lịch sử như Sam Allardyce hay Roberto di Matteo. Tuy nhiên, không phải cứ thay HLV là xử lý được mọi vấn đề của đội bóng, nhất là khi V.League vốn không phải mảnh đất lành với những HLV ngoại.
Từ ngày 26/7, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng sẽ kiêm nhiệm vai trò HLV trưởng của CLB TP.HCM. Ông Thắng sẽ tạm quyền, rồi bàn giao lại cho HLV Silva, sẽ đến trong khoảng 30 ngày. Nếu tính thêm cả thời gian cần thiết để hoàn tất thủ tục cách ly theo quy định, ông Silva sẽ tốn khá nhiều thời gian trước khi bắt tay vào việc với CLB TP.HCM.
Trước khi ký hợp đồng với HLV người Brazil, CLB TP.HCM đã ký hợp đồng với 2 tiền đạo từ Costa Rica là Jose Ortiz và Ariel Rodriguez. Hai tân binh có tổng giá trị lên tới một triệu USD đang trong giai đoạn cách ly tập trung 14 ngày trước khi có thể thi đấu cho CLB TP.HCM trong giai đoạn 2 V.League.
Lúc này, sau 11 vòng đấu của V.League 2020, CLB TP.HCM đang đứng thứ 5 với 17 điểm, kém đội đầu bảng CLB Sài Gòn 6 điểm.
Thể thức mới giúp V-League "thật" hơn bao giờ hết
Mỗi trận đấu ở giai đoạn 1 V-League là một cuộc đấu thật sự của các đội, so kè vị trí trên bảng xếp hạng. Ngay cả nhiều đội mạnh giờ "ốc chưa mang nổi mình ốc", nên nào dám nghĩ đến "anh", đến "em".
Chưa rõ giai đoạn 2 của LS V-League 2020 tới đây sẽ như thế nào? - Nhưng riêng chặng đường đã qua của giai đoạn 1, các đội so kè nhau từng điểm một, hòng kiếm suất vào nhóm 8 đội dẫn đầu, tiếng là chạy đua cho cuộc chiến giành các thứ hạng cao, nhưng trước tiên là để chắc suất trụ hạng cái đã.
Thể thức này giúp khán giả là những người có lợi nhất, khi họ được chứng kiến hầu hết các trận đấu đã qua theo kiểu một mất một còn của các đội, trận nào cũng căng và trận nào cũng mang đến sự hồi hộp.
Ngay cả nhiều đội mạnh, thậm chí cỡ đội mạnh như CLB Hà Nội giờ "ốc chưa mang nổi mình ốc", chưa biết có chắc suất vào top 8, hay nói cách khác là chắc suất trụ hạng hay chưa, nên cũng chưa dám nghĩ đến chuyện tình nghĩa với các đội bóng khác cùng chịu ảnh hưởng của một ông bầu giống họ.
Thể thức lạ mang đến cho V-League những cuộc đấu tay đôi căng chưa từng có
Thể thức khắc nghiệt khiến cho nhiều đội phải trả giá vì thói quen bắt nhịp chậm như các mùa bóng trước. Ngoài đương kim vô địch Hà Nội, thì đương kim Á quân là CLB TPHCM cũng vất vả vì những cú sẩy chân và việc thiếu chiều sâu về mặt lực lượng, sau khi một vài trụ cột đột ngột chấn thương hoặc dính thẻ phạt.
So với các mùa giải đã qua, V-League 2020 sẽ không có giai đoạn lượt về, thành phần tham dự giai đoạn 2 có khi sẽ khác hẳn so với giai đoạn 1, nên tất cả các đội phải tự cứu mình trước khi mong được cứu.
Thể thức mới cũng vô hình chung tạo lợi thế cho những đội thật sự có khát vọng xưng vương, nhưng mấy năm nay luôn gặp trở ngại vì cuộc chơi có lúc thiếu sòng phẳng, mà bầu Đức phải ví von "1 người mập không tài nào đánh thắng nổi 5 người gầy".
Giờ thì nhóm các đội này có cơ hội chạy đua đồng hàng với nhiều đội bóng lớn tại V-League. Đấy là những ông lớn cả về thực lực lẫn vị thế và tầm ảnh hưởng trong nội bộ giải đấu. Bởi, nhờ chuyện đội nào tự lo bản thân của đội đó, sợ bị sớm rớt ra ngoài top 8, nên các đội có khát vọng hiện tránh được đáng kể cảnh bị "đánh hội đồng".
Mỗi cú sẩy chân của từng đội bây giờ sẽ khiến cho họ gánh chịu hậu quả lớn hơn và nhanh hơn (ảnh: Anh Hải)
Đáng khen cho ý tưởng tổ chức V-League theo thể thức mới, một mặt rút gọn được thời gian bóng lăn, sau quãng nghỉ bất đắc dĩ vì dịch Covid-19, một mặt tạo ra những cuộc đua tranh thật sự, thu hút khán giả đông và đều chưa từng thấy.
Ý tưởng này xuất phát từ đề xuất của HLV Chung Hae Seong thuộc CLB TPHCM, một người Hàn Quốc vốn có kinh nghiệm cầm quân trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp thực thụ ở Hàn Quốc, và ông Chung biết đâu là cách để một sân chơi chuyên nghiệp thật sự trở nên thu hút.
Từ ý tưởng vốn đang mang đến sức hấp dẫn mới cho V-League của vị HLV người Hàn Quốc này, người hâm mộ bóng đá Việt Nam lại mơ đến một ngày bóng đá nội sẽ tiếp tục áp dụng cách làm bóng đá chuyên nghiệp mà người Hàn Quốc hay người Nhật Bản từng áp dụng: Đó là chuộng chất lượng hơn số lượng.
Tức là số lượng các đội tham dự V-League có thể không cần đông, chỉ cần tinh, mỗi ông chủ chỉ có 1 đội bóng thôi, nhưng đội nào ra đội đó và các đội bóng của từng ông bầu phải cạnh tranh sòng phẳng với nhau, theo đúng kiểu chuyên nghiệp của nhóm đầu châu Á, giống ở Hàn và ở Nhật!
Thủ môn Bùi Tiến Dũng khó tranh suất trở lại đội tuyển Việt Nam Nhiều người vẫn gọi Bùi Tiến Dũng là "trò cưng" của HLV Park Hang Seo, nhưng trong bối cảnh bóng đá nội có nhiều thủ môn đang thể hiện xuất sắc, đường về đội tuyển của Bùi Tiến Dũng càng gập ghềnh. Công bằng mà nói, thủ thành từng là người hùng của đội U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á năm...