Cựu Thủ tướng Thái Lan đối mặt với bản án 10 năm tù
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đối mặt với bản án 10 năm tù cũng như bị bãi nhiệm và cấm hoạt động chính trị 5 năm.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) và Viện Kiểm soát tối cao (OAG) Thái Lan cùng thống nhất khởi tố hình sự đối với bà Yingluck liên quan đến Chính sách trợ cấp giá gạo mà bà Yingluck là người đứng đầu. Chính sách này đã làm tổn thất 600 tỉ bahts (tương đương 420.000 tỷ đồng).
Theo Bangkok Post, hai cơ quan này đã quyết định khởi tối bà Yingluck cùng 21 người khác liên quan đến vụ án vào hôm 20/1. Nếu tòa tối cao tuyên có tội, bà Yingluck sẽ bị phạt 10 năm tù.
Những người có liên quan bị khởi tố cùng với bà Yingluck có cựu Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom, nhiều quan chức của bộ này và lãnh đạo các công ty kinh doanh gạo.
Video đang HOT
Một hội đồng sẽ bỏ phiếu để quyết định có tước quyền tham gia chính trị của bà Yingluck hay không vào ngày 23/1 tới.
Lo sợ nguy cơ xảy ra bạo động, Thủ tướng Thái Lan đã kêu gọi người dân bình tĩnh và cảnh báo những người ủng hộ bà Yingluck không nên phản ứng quá khích.
Bên cạnh đó, đa số dư luận chính giới và xã hội Thái Lan đều cho rằng, nhiều khả năng cựu Thủ tướng Yingluck và 2 cựu quan chức chính trị nêu trên sẽ bị Hội đồng lập pháp quốc gia bãi nhiệm và cấm hoạt động chính trị 5 năm.
Theo Đăng Nguyễn
Thái Lan ấn định thời gian bỏ phiếu luận tội ba chính trị gia
Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan (NLA) cho biết, ngày 23/1 sẽ là ngày bỏ phiếu luận tội đối với cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và hai thành viên khác trong chính phủ của bà.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Theo đó, 3 cuộc bỏ phiếu riêng biệt sẽ được thực hiện để quyết định về việc luận tội đối với cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, cựu Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranon và cựu Chủ tịch Thượng viện Nikhom Wairatpanich.
Bà Yingluck đối mặt với cáo buộc xao nhãng trách nhiệm trong việc giám sát chương trình trợ giá gạo gây thất thoát lớn cho chính phủ, trong khi đó, ông Nikhom và ông Somak đối mặt với các cáo buộc sửa đổi điều lệ Hiến pháp năm 2007.
Phó Chủ tịch NLA, ông Surachai Liengboonlertchai cho biết, các thành viên NLA được phép gửi câu hỏi tới các ủy ban trung lập. Những câu hỏi dành cho ông Somsak và ông Nikhom phải gửi trước chiều 12/1 và những câu hỏi dành cho bà Yingluck phải gửi trước chiều 13/1.
Tiếp đó, ông Nikhom và ông Somsak sẽ bị thẩm vấn vào ngày 15/1 và bà Yingluck sẽ bị thẩm vấn vào ngày tiếp sau đó. Các báo cáo kết luận dành cho ba chính trị gia sẽ được lần lượt đưa ra trong ngày 21 và 22/1.
Ông Surachai dẫn lời Thủ tướng đương nhiệm Prayut Chan-o-cha cho rằng, luật pháp cần phải được tôn trọng và dù đúng hay sai đều phụ thuộc vào bằng chứng. Ông Surachai cho biết, NLA sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khách quan.
Trong khi đó, một nhóm gồm 38 cựu thượng nghị sỹ - những người ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp năm 2007 dự kiến có cuộc gặp trong ngày 14/1 để thảo luận các cách thức biện hộ nhằm chống lại các cáo buộc của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia. Họ sẽ xuất hiện trước NLA để trình bày biện hộ vào ngày 21/1.
Diễn biến liên quan trước đó, ngày 9/1, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã có mặt trước Hội đồng Lập pháp Quốc gia (NLA) để giải trình trước các cáo buộc chống lại bà. Tại đây, bà Yingluck đã phủ nhận mọi cáo buộc, đồng thời cho rằng, chương trình giá gạo đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân và bà đã làm hết sức mình để hoàn thành chức trách của một Thủ tướng. Các thủ tục luận tội đối với cựu Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranon và cựu Chủ tịch Thượng viện Nikhom Wairatpanich cũng được bắt đầu trước đó một ngày./.
Theo P.G (theo Bangkok Post)
Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
Kiện đường lưỡi bò: 2015 sẽ có bước ngoặt lớn? Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) mới đây đưa ra dự báo 5 sự kiện sẽ làm thay đổi diện mạo Đông Nam Á năm 2015, trong đó có Phán quyết cho vụ kiện của Philippines. Bầu cử ở Myanmar Các cuộc bầu cử quốc hội Myanmar dự kiến diễn ra cuối năm 2015 sẽ là một cuộc kiểm...