Cựu thí sinh Olympia có điểm thuộc top 5% ngành học ở Australia
Nguyễn Mỹ Hằng (sinh năm 2001, Thái Nguyên) được khen “văn võ song toàn” khi từng tham gia, đạt giải ở nhiều cuộc thi học thuật, cũng như giành huy chương cờ vua, taekwondo.
Đạt nhiều giải tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán, Tiếng Anh, Vật lý; Giành huy chương đồng Phát minh sáng chế Quốc tế 2016 tại Đài Loan (Trung Quốc); Huy chương vàng Triển lãm sáng tạo khoa học kỹ thuật Quốc tế 2018 tại Romania; Cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 2018; Thuộc 5% sinh viên có điểm GPA năm học đầu tiên cao nhất toàn khóa tại ĐH Tổng hợp Wollongong (Australia) và được trao học bổng Dean’s Scholar.
Nhìn vào bảng thành tích của Nguyễn Mỹ Hằng từ những năm học phổ thông đến khi vào đại học, nhiều người nghĩ cô nàng là “mọt sách” và phải học tập dưới áp lực lớn để đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, trái với tưởng tượng đó, Hằng luôn thể hiện sự thông minh, hoạt bát và năng động đúng lứa tuổi 20 trong buổi trò chuyện với Zing .
Nữ sinh chia sẻ về phương pháp học tập, lý do tham gia nhiều cuộc thi, cũng như cuộc sống du học hiện tại ở xứ sở chuột túi.
Nguyễn Mỹ Hằng có bảng thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa và thi đấu thể thao ấn tượng.
Không học “trường chuyên, lớp chọn”
“Mọi người thường nghĩ mình được gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc học tập, nhưng thực ra bố mẹ không quá chú trọng đến điểm số các môn học của mình. Điều khiến hai người quan tâm là làm sao để con gái luôn vui vẻ, khỏe khoắn và giàu năng lượng”, Hằng chia sẻ.
Với quan điểm như vậy, từ nhỏ, Hằng luôn được học tại các trường gần nhà, thậm chí có nơi thuộc top dưới của thành phố. Mục đích của việc này là để cô không bị áp lực học hành và có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng.
Ngay cả khi chọn trường để nộp hồ sơ thi vào lớp 10, bố mẹ cũng đồng ý để Hằng học tại trường ngoài công lập, thành lập chưa lâu và có quy mô nhỏ.
Nhờ kết quả thi vào 10 khá cao, Hằng nhận học bổng là chuyến du lịch nước ngoài và khoản tiền thưởng lớn. Bên cạnh đó, nữ sinh được học nhiều thầy cô đang là nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Nhờ sự động viên, khích lệ từ họ, cô bắt đầu có ý tưởng tìm học bổng du học đại học.
Cuối năm lớp 11, Hằng mới bắt đầu học IELTS và SAT để thi chứng chỉ (điều kiện bắt buộc để xét cấp học bổng của nhiều trường) chứ không có sự chuẩn bị đặc biệt nào khác.
Hằng từng đại diện THPT Đào Duy Từ (Thái Nguyên) tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2018. Tuy không đạt kết quả như kỳ vọng, cô vẫn coi đây là điều may mắn khi gia nhập cộng đồng toàn thành viên ưu tú.
Nhờ tham gia các cuộc phỏng vấn trực tiếp ở trường với đại diện của nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới, Hằng nhận được học bổng toàn phần từ ĐH Yonsei (Hàn Quốc), ĐH North Kentucky (Mỹ), ĐH Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương (PIHMS – New Zealand).
Nữ sinh cũng được một số trường đại học tại Romania và Đài Loan (Trung Quốc) gặp gỡ, trao học bổng và mời học.
Video đang HOT
Năm 2019, sau khi tốt nghiệp THPT, ưu tiên hàng đầu của Hằng là học tại các nước nói tiếng Anh, vì “mình không phải kiểu mọt sách và rất sợ phải học thêm một ngoại ngữ nữa”.
Trong một lần vô tình đọc được thông tin về học bổng dành cho sinh viên quốc tế xuất sắc của ĐH Tổng hợp Wollongong, top 10 đại học tốt nhất Australia, Hằng nộp hồ sơ online và được trường gửi thư mời nhập học với học bổng Excellent Student (mức học bổng cao nhất là 50% học phí) cho bậc học cử nhân đại học.
Điều kiện bắt buộc là GPA tối thiểu 9.0, IELTS 6.5 không kỹ năng nào dưới 6, kèm với đó là các chứng nhận về thành tích học tập, hoạt động ngoại khoá… và bài tiểu luận cá nhân để chứng minh năng lực bản thân. Điều kiện để giữ học bổng cho các năm tiếp theo cũng khá cao, đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực học tập.
Hiện, sau khi kết thúc năm học thứ nhất chuyên ngành Tài chính, Hằng có kết quả thuộc top 5% sinh viên có điểm GPA cao nhất toàn khóa và được nhà trường trao học bổng Dean’s Scholar.
Hằng đang theo học chuyên ngành Tài chính tại ĐH Tổng hợp Wollongong và đạt thành tích tốt.
“Dành cả tuổi thơ để đi thi”
Được mọi người đùa vui là “dành cả tuổi thơ cho các cuộc thi”, Hằng nói cô thực sự có mặt tại hầu hết cuộc thi từ cấp trường đến toàn quốc.
Bên cạnh các cuộc thi học sinh giỏi hay sáng tạo khoa học kỹ thuật, Hằng còn từng đoạt 2 huy chương vàng tại giải Vô địch cờ vua các lứa tuổi trẻ toàn quốc 2017, nhiều huy chương taekwondo tại các giải Vô địch trẻ toàn quốc và giải Học sinh – sinh viên toàn quốc.
Cũng vì dành nhiều thời gian luyện tập và thi đấu thể thao, Hằng chưa bao giờ đi học thêm. Cô luôn sắp xếp thời gian để hoàn thành đầy đủ tất cả môn học, không có khái niệm môn chính, môn phụ.
“Từ khi mình còn nhỏ, để tạo sự hứng thú với bài học, mẹ thường đưa ra câu đố liên quan đến nội dung bài, mức độ từ dễ đến khó và kèm theo phần thưởng hấp dẫn. Mẹ cũng khuyến khích mình diễn đạt nội dung từ tóm tắt đến chi tiết, vận dụng liên hệ và phản biện theo cách rất hài hước, gây cười, nhưng rất có hiệu quả trong việc nhớ lâu, sâu”, Hằng kể.
Khi lớn hơn, Hằng chủ động tự học và luôn tìm cách tạo hứng thú với buổi học. Cô đặt ra 3 quy tắc để học hiệu quả nhất: Chỉ học khi đã sẵn sàng; Học từ gốc, hiểu rõ bản chất vấn đề; Nắm bắt mọi cơ hội để áp dụng kiến thức vào thực tế.
Tự học cũng là bí quyết đem lại thành công trong việc xin học bổng và kết quả học tập tốt hiện nay mà Hằng muốn chia sẻ với mọi người.
Hằng luyện tập taekwondo từ 10 tuổi, bắt đầu có mặt trong đội tuyển của tỉnh năm 11-12 tuổi. Với cô, thi đấu môn cờ vua cũng là cách rèn luyện trí óc rất hiệu quả.
Trước lời khen “văn võ song toàn” từ mọi người, Hằng khiêm tốn nói: “Mình rất tự hào vì nhận được sự công nhận của nhiều người nhưng cũng luôn nhắc bản thân phải giữ bàn chân ở dưới mặt đất vì còn rất nhiều thiếu sót cần khắc phục”.
Cô nói thêm: “Mình có rất nhiều bạn bè giỏi giang ở các lĩnh vực khác nhau, song may mắn là bố mẹ hiếm khi lấy các bạn để so sánh. Trong quan điểm của gia đình mình, thành công là vượt lên chính bản thân. Do đó, mình nghĩ rằng sự chuẩn bị và tinh thần ‘fair play’ xuyên suốt các cuộc thi, cả thể thao và học thuật, thực sự quan trọng hơn kết quả”.
Cũng chính nhờ sự động viên của bố mẹ, từ nhỏ, Hằng luôn tự tin tham gia các cuộc thi để thử thách bản thân và trưởng thành từ đó. Điều này khiến cô trở thành con người lạc quan, trong vốn từ thường dùng không có 2 chữ “nản lòng” vì luôn có niềm tin rằng sẽ thành công ở lần sau.
Cuộc sống du học
Trong 2 năm học tập, sinh sống ở thành phố Wollongong, Australia, Hằng chia sẻ khó khăn lớn là phương pháp học rất khác so với ở Việt Nam. Hầu như sinh viên phải chủ động hoàn toàn.
Ban đầu, nữ sinh rất “ghét” phần mềm quét bài luận Turnitin. Khi sinh viên nộp bài vào hệ thống, phần mềm lập tức tiến hành quét. Nếu trên 20% số chữ trong bài trùng lặp với các nguồn đã có trên báo chí, các công trình nghiên cứu, bài luận của sinh viên từ nhiều trường trên thế giới, họ buộc phải viết lại.
Do đó, cách duy nhất là mỗi người phải nắm vững kiến thức và thể hiện bằng hành văn của chính bản thân.
“Ngôn ngữ cũng là trở ngại với mình. Dù đạt chuẩn đầu vào tiếng Anh, sinh viên cũng khó khăn với khả năng nghe, hiểu khi gặp phải giảng viên ‘đặc accent’ như người Ấn. Muốn khắc phục điều này, mình phải nghe đi nghe lại video bài giảng và tìm đọc nhiều tài liệu liên quan”, cô nói.
Hằng cho hay tuy là thành phố nhỏ và yên bình, Wollongong vẫn mang dáng vẻ hiện đại, phát triển với mức sinh hoạt rẻ, sinh viên dễ kiếm việc làm thêm.
Ngoài các vấn đề trên, Hằng nói trường tạo mọi điều kiện để sinh viên học tập, nghiên cứu. Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Wollongong cũng đoàn kết và có nhiều hoạt động bổ ích.
Giống như nhiều sinh viên, Hằng hiện làm thêm ở nhà hàng Nhật Bản với mức thu nhập trung bình là 15-20 AUD/giờ.
Cô cũng nhận thêm công việc Peer Assisted Learning Leader (dạy kèm cho học sinh kém) tại trường đại học với mức lương 32 AUD/giờ và làm 4-6 tiếng/tuần. Nhờ đó, nữ du học sinh có thể tự chi trả chi phí ăn, ở mà không cần đến sự trợ giúp của gia đình.
Mặt khác, do được chủ động chọn môn học, giờ học và giảng viên bộ môn nên Hằng dễ dàng sắp xếp thời gian, 15-20 tiếng/tuần trong năm học và 30-35 tiếng/tuần vào các kỳ nghỉ, để đi làm thêm mà không ảnh hưởng đến việc học.
Thời gian còn lại, Hằng chủ yếu có mặt tại thư viện để hoàn thành các bài tập cá nhân, bài tập nhóm. Cuối tuần, cô cùng các anh chị, bạn bè tổ chức gặp mặt, chơi trò chơi, đi picnic và nấu món ăn Việt.
“Mình vẫn dành thời gian để tập thể thao, luyện võ và thi đấu cờ vua trên các trang cờ online để rèn luyện sức khỏe, giải trí. Thỉnh thoảng, mình còn dạy mọi người ở đây tập võ nữa”, Hằng chia sẻ.
Mục tiêu trong tương lai của Hằng là trở thành chuyên gia giỏi trong lĩnh vực Tài chính.
Hiện tại, Hằng cùng một người bạn thực hiện dự án online nhỏ có tên Lost in Australia. Đây là blog để chia sẻ về cuộc sống của du học sinh, con đường đạt học bổng nước ngoài… nhằm giúp các bạn học sinh Việt Nam quan tâm đến vấn đề du học.
Mục tiêu trong tương lai của Hằng là trở thành chuyên gia giỏi trong lĩnh vực Tài chính và có điều kiện thực hiện nhiều nghiên cứu, góp phần giúp quê hương phát triển. Trước mắt, cô quyết tâm tốt nghiệp với tấm bằng Distinction và giành học bổng thạc sĩ.
Ngôi trường ở Mỹ có 9 học sinh tốt nghiệp với điểm tuyệt đối
Lần đầu tiên trong lịch sử trường Trung học Bellaire (Texas, Mỹ) có 9 học sinh cùng tốt nghiệp với điểm GPA tuyệt đối 5.0.
Chín gương mặt thủ khoa được trường Trung Học Bellaire vinh danh là Alkiviades Boukas, Daniel Chen, Evie Tsen-Ying Kao, Angela Ling, Miles Mackenzie, Wenson Tsiah-Hao Tang, Christopher Zhou, và cặp song sinh Annie, Shirley Zhu, theo ABC News .
Chín học sinh của trường Trung học Bellaire, Texas, Mỹ. Ảnh: ABC News .
Tại Học Khu Houston, điểm trung bình trọng số và không trọng số đều được tính. Trong đó, điểm trung bình trọng số được đánh giá khắt khe hơn. Vì thế, những học sinh có điểm trọng số đều có thể đạt được GPA trên 4.0.
Chín thủ khoa năm 2021 của trường Trung học Bellaire đều đạt được thành tích này với GPA là 5.0.
Angela Ling, 17 tuổi, cho biết em và bạn cùng lớp tham gia một số khóa học được đánh giá mức độ khó cao. Nữ sinh từng được vinh danh là có điểm trung bình cao nhất khối lớp 6, 7, 8.
"Em rất vui vì trở thành thủ khoa, đồng thời là gương mặt đại diện cho trường. Em cũng rất tự hào vì những nỗ lực của học sinh được công nhận và khen ngợi", tân thủ khoa nói với Good Morning America .
Angela Ling là học sinh giỏi với nhiều thành tích nổi bật. Bên cạnh việc học, nữ sinh từng tham gia biểu diễn trong một giải đấu NBA để thúc đẩy nhận thức về đa dạng văn hóa. Em cũng là thành viên của một tổ chức phi lợi nhuận nhằm nâng cao nhận thức về bệnh đa xơ cứng.
Evie Tsen-Ying Kao, học sinh đam mê học nhiếp ảnh, biên tập. Ngoài ra, nữ sinh là người sáng lập câu lạc bộ gắn kết cộng đồng người Mỹ gốc Á ở trường.
Đặc biệt, danh sách thủ khoa năm nay có cặp song sinh Annie và Shirley Zhu. Cả hai từng được chú ý khi thành lập Fresh Hub, tổ chức chuyên thu mua thực phẩm khó bán và phân phối lại cho các gia đình ở Houston. Cặp song sinh cho biết cả hai đều yêu thích quãng thời gian học tại trường Trung học Bellaire.
"Hãy tận hưởng niềm vui khi học. Đôi khi, chúng ta sẽ gặp phải thử thách, nhưng chính điều đó sẽ giúp chúng ta thành công", Shirley Zhu khuyên.
Dự kiến, học sinh trường Trung học Bellaire tốt nghiệp ngày 13/6. Chín thủ khoa của trường đã có những dự định cho riêng mình.
Trong đó, Alkiviades Boukas sẽ học ngành Vật lý tại Đại học Texas, Evie Tsen-Ying Kao ghi danh vào Đại học Texas, ngành Tài chính. Cặp song sinh Annie và Shirley Zhu sẽ có lựa chọn riêng. Annie chọn theo học tại Đại học Stanford. Shirley sẽ học Khoa học máy tính, nhưng chưa chọn được trường.
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ tốt nghiệp cao đẳng Trong cùng một tuần, Mike Wimmer nhận bằng tốt nghiệp trung học và cao đẳng. Em đã nhân thời gian nghỉ học vì dịch để đẩy nhanh tiến độ học tập. Một năm qua, khi trường học ở nhiều nơi trên thế giới đóng cửa vì đại dịch Covid-19, Mike Wimmer, 12 tuổi ở thành phố Salisbury, bang North Carolina, Mỹ, đã đăng...