Cựu Phó Tổng Giám đốc HOSE Lê Hải Trà khai lý do ‘giúp đỡ’ Trịnh Văn Quyết
Bị can Lê Hải Trà thừa nhận hành vi vi phạm, khai nguyên nhân phạm tội là do có mối quan hệ nên muốn giúp đỡ Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC) và Doãn Văn Phương (cựu Tổng Giám đốc FLC), dẫn đến việc chấp thuận niêm yết giúp công ty CP Xây dựng Faros ‘lên sàn’ chưa đúng quy định.
Cơ quan điều tra – Bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra bổ sung “Thao túng thị trường chứng khoán”; “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”. Trong đó đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC), Doãn Văn Phương (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros), Lê Hải Trà (cựu Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM – HOSE) và 48 đồng phạm.
Trong vụ án này, cựu Phó Tổng Giám đốc HOSE Lê Hải Trà bị đề nghị truy tố tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bị can Lê Hải Trà (cựu Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM – HOSE) khi còn đương chức
Tính đến nay, nhà chức trách đã khởi tố 4 cựu lãnh đạo tại HOSE với cáo buộc “giúp sức” cho Trịnh Văn Quyết gồm: Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT), Lê Hải Trà (cựu Phó Tổng Giám đốc Thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết), Trầm Tuấn Vũ (cựu Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng niêm yết), Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết).
Video đang HOT
Theo Kết luận điều tra, bị can Lê Hải Trà khai nhận hành vi vi phạm của mình, nguyên nhân phạm tội là do có mối quan hệ nên muốn giúp đỡ Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương. Việc chấp thuận niêm yết giúp cho Công ty CP Xây dựng Faros có điều kiện thu hút vốn của các nhà đầu tư trên thị trường. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ có doanh thu từ thu phí niêm yết, phí giao dịch chứng khoán, thông qua đó nâng cao uy tín của bản thân.
Phía nhà chức trách cho rằng, Lê Hải Trà là người có trình độ, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán, với chức vụ Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thường trực và thành viên Hội đồng niêm yết; có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định HĐQT và trực tiếp điều hành các hoạt động của sàn HOSE. Đồng thời, Lê Hải Trà cũng trực tiếp nghiên cứu, thẩm định hồ sơ đăng ký niêm yết và đưa ra ý kiến độc lập “chấp thuận” hay “không chấp thuận” đăng ký niêm yết tại sàn HOSE.
Khi được phân công nghiên cứu thẩm định hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros, bị can Lê Hải Trà biết rõ Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính năm 2014, năm 2015 của Faros là không phù hợp. Theo Văn bản số 4298/UBCK-GSĐC ngày 1/7/2016 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ghi: “Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần là không có cơ sở…” và “chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp”.
Quá trình thẩm định, Lê Hải Trà đã 2 lần hội ý, thảo luận với các thành viên Hội đồng niêm yết, đều thống nhất là Faros chưa đủ điều kiện niêm yết, yêu cầu công ty giải trình. Sáng ngày 22/8/2016, Hội đồng niêm yết mới nhận được báo cáo giải trình của Faros, các thành viên chưa có thời gian nghiên cứu nhưng đến cuộc họp 11h cùng ngày, Lê Hải Trà vẫn cùng các thành viên khác “Đồng ý với các nội dung giải trình của Công ty CP Xây dựng Faros. Nhất trí hồ sơ và điều kiện niêm yết của Công ty CP Xây dựng Faros và thống nhất báo cáo HĐQT về hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty CP Xây dựng Faros.”
Điều này làm căn cứ cho bị can Trầm Tuấn Vũ, Phó Chủ tịch Hội đồng niêm yết ký Tờ trình số 142/TTr-SGDHCM đề xuất HĐQT chấp thuận niêm yết cho Faros chưa đúng quy định của pháp luật.
Sau đó, Faros đã được chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của công ty này. “Dẫn đến hậu quả Trịnh Văn Quyết và đồng phạm được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống trên sàn chứng khoán, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư” – kết luận điều tra nêu.
Kết luận điều tra cũng thể hiện các tình tiết giảm nhẹ của bị can Lê hải Trà như: Nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng (có bố là liệt sĩ), bản thân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng B. Do đó, bị can được đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi lượng hình.
Vụ án 'thao túng chứng khoán': Doãn Văn Phương bỏ trốn, xuất cảnh sang Anh
Theo Kết luận điều tra của cơ quan công an, bị can Doãn Văn Phương (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC) đã bỏ trốn, được xác định là xuất cảnh sang Vương quốc Anh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) và 50 đồng phạm trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán"; "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Trong số các bị can, chỉ có ông Doãn Văn Phương (SN 1977, quê Thanh Hóa, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros) là đã bỏ trốn từ tháng 3/2022. Cơ quan điều tra xác định ông Phương xuất cảnh sang Vương quốc Anh. Đến nay chưa có thông tin ông Phương nhập cảnh về Việt Nam, đã xác minh nhiều nơi nhưng chưa tìm được Doãn Văn Phương.
Bị can Doãn Văn Phương.
Theo kết luận điều tra, với vai trò Chủ tịch HĐQT Faros, từ ngày 28/5/2015 - 9/11/2016, Phương đã chỉ đạo các Thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và nhân viên thuộc Faros ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ; lập hồ sơ góp vốn khống; lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng; đăng ký lưu ký và đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros.
Nhờ đó, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đã bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Doãn Văn Phương đã ký nhiều biên bản, hồ sơ, chứng từ hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống.
Trong đó, Phương ký 18 giấy rút tiền mặt để bị can Trịnh Thị Minh Huế (em gái Trịnh Văn Quyết) sử dụng rút 900 tỷ đồng vốn góp ra khỏi tài khoản của Faros; ký 12 ủy nhiệm chi để Huế làm thủ tục chuyển 296,5 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP Đầu tư phát triển Bình Định FLC đến tài khoản của các cá nhân khác nhau để tạo dòng tiền, hình thành công nợ ảo để hạch toán hợp thức trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
"Hành vi của Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị vốn góp tại Công ty CP Xây dựng Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán" - kết luận điều tra nêu.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng xác định hành vi của Doãn Văn Phương có đủ yếu tố cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên hiện nay Phương đang bỏ trốn, nên hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được cơ quan điều tra tách ra để điều tra, xử lý sau.
Lái xe của ông Trịnh Văn Quyết được 'phù phép' nắm giữ cổ phiếu trị giá 230 tỷ Từ lái xe cho đến người giữ nhiều chức vụ cao ở hệ sinh thái FLC đều được ông Trịnh Văn Quyết và em gái sử dụng để ký khống nhiều giấy tờ nhằm nâng khống vốn của Công ty Faros, lừa đảo chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng. Liên quan đến vụ thao túng thị trường chứng khoán mà ông Trịnh Văn...