Cựu phát thanh viên Mỹ tử vong vì Covid-19 sau khi chỉ trích tiêm vắc xin
Một cựu phát thanh viên ở Mỹ đã tử vong vì Covid-19 sau khi phản đối việc tiêm vắc xin.
Người dẫn chương trình Dick Farrel (Ảnh: Fox).
Hồi tháng 6, Dick Farrel, cựu phát thanh viên ở bang Florida, Mỹ kiêm người dẫn chương trình kênh Newsmax, từng kêu gọi mọi người không tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Ông phải nhập viện để điều trị Covid-19 trước khi qua đời vào ngày 4/8 ở tuổi 65.
Kit Farley, bạn đời của Farrel, cho biết: “Tôi chỉ có thể nói rằng điều này quá bất ngờ. Chúng tôi sẽ nhớ anh ấy”.
“Anh ấy đã chiến đấu như một con hổ. Xin đừng lơ là trước căn bệnh này. Đối với một số người, căn bệnh này chỉ có tác động tối thiểu, nhưng với những người khác nó có thể gây chết người. Chúng tôi sẽ luôn yêu quý Dick Farrel, luôn đánh giá cao tinh thần của anh ấy và nhớ anh ấy rất nhiều”, Farley viết trên Facebook.
Trước khi qua đời, Farrel là người phản đối mạnh mẽ vắc xin ngừa Covid-19. Ông từng đăng bài trên mạng xã hội, chỉ trích vắc xin là “không có thật”. Ông cũng phản đối những người ủng hộ vắc xin như nhà dịch tễ học hàng đầu Mỹ Anthony Fauci – người mà ông gọi là “kẻ nói dối”.
Tuy nhiên, Farrel đã thay đổi quan điểm của mình về vắc xin sau khi mắc Covid-19.
“Covid-19 đã cướp đi một trong những người bạn thân nhất của tôi. Anh ấy chính là lý do khiến tôi đi tiêm vắc xin. Anh ấy đã nhắn tin cho tôi rằng: “Hãy tiêm vắc xin đi!”. Anh ấy nói virus không phải trò đùa và nói rằng “Tôi ước mình đã tiêm vắc xin!”", Amy Leigh Hair, bạn thân của Dick Farrel, viết trên Facebook.
Video đang HOT
“Tôi cũng là một trong những người từng giống như anh ấy, không tin tưởng vào vắc xin. Tôi tin tưởng vào hệ miễn dịch của mình. Nhưng bây giờ tôi sợ bị mắc Covid-19 hơn bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra của vắc xin. Tôi rất vui vì mình đã được tiêm chủng”, Hair cho biết.
Farrel sinh ngày 1/8/1956 tại thành phố New York, tốt nghiệp Đại học Queens trước khi theo đuổi sự nghiệp phát thanh. Farrel ban đầu làm việc ở Long Island trước khi nhận dẫn chương trình buổi sáng của đài WVIP-FM ở Westchester, New York. Sau đó ông chuyển đến West Palm Beach và làm việc cho một số đài phát thanh ở Nam Florida, bao gồm WIOD ở Miami , WPBR ở Palm Beach, WJUP-FM ở Jupiter và WFLN ở Arcadia.
Hàng loạt bang ở Mỹ đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng đột biến trong những tuần gần đây khi biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao đã bùng phát khắp cả nước. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người dân nên tiêm chủng dù họ đã mắc Covid-19 hay chưa.
Biến chủng Delta đang lan nhanh chóng ở 5 bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất của Mỹ gồm Alabama, Louisiana, Wyoming, Idaho và Mississippi. Giới chức các bang này cảnh báo, số ca nhiễm đang tăng vọt.
Nhờ đẩy mạnh tiêm chủng, hồi tháng 6, số ca nhiễm mới ở Mỹ đã giảm mạnh, trung bình chỉ 11.000 ca/ngày, so với 250.000 ca/ngày hồi tháng 1. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, hiện giờ, số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh trở lại vượt 100.000 ca/ngày. Giới chức y tế lo ngại, số ca nhiễm mới và số ca nhập viện sẽ tiếp tục tăng cao nếu nhiều người Mỹ không chịu tiêm vắc xin Covid-19.
Xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, Mỹ lo nguy cơ bùng dịch trở lại
Một biến chủng virus mới gây bệnh Covid-19, xuất hiện lần đầu ở Colombia, đang lan rộng tại Mỹ khiến nhiều chuyên gia lo ngại.
Một phụ nữ tiêm vắc xin Covid-19 ở Tornillo, Texas, Mỹ (Ảnh: Reuters).
Kênh truyền hình WPLG đưa tin, biến chủng từ Colombia, hay còn gọi là B.1.621, chiếm khoảng 10% số ca nhiễm được ghi nhận qua sàng lọc xét nghiệm vào tuần trước tại phòng thí nghiệm của Đại học Miami ở bang Florida, Mỹ.
"Trong tuần trước, 10% bệnh nhân của chúng tôi có biến chủng từ Colombia", Carlos Migoya, giám đốc điều hành hệ thống y tế Jackson Memorial Health, cho biết.
Ông Migoya nhận định biến chủng B.1.621 có khả năng bùng phát mạnh ở Nam Florida do các hoạt động đi lại giữa Colombia và Miami, nơi đóng vai trò là cửa ngõ vào Mỹ Latinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ định biến chủng từ Colombia là biến chủng cần "theo dõi thêm".
Tuần trước, Jeff Zient, điều phối viên ứng phó với Covid-19 của chính quyền Tổng thống Joe Biden, cho biết 1/5 số ca nhiễm trong 2 tuần qua ở Mỹ là được ghi nhận ở bang Florida.
"Trong tuần thứ hai liên tiếp, 1/5 trong số ca nhiễm chỉ xảy ra ở Florida và trong các cộng đồng, những trường hợp này chủ yếu là những người chưa được tiêm chủng", ông Zient cho biết thêm.
Theo cảnh báo của giám đốc điều hành hệ thống y tế Jackson Memorial Health, biến chủng B.1.621 hiện xếp sau Delta, biến chủng đang bùng phát mạnh ở Mỹ và càn quét nhóm dân số chưa tiêm chủng, và biến chủng Gamma.
Các chuyên gia y tế vẫn tiếp tục đưa B.1.621 vào "tầm ngắm" vào thời điểm mùa thu sắp đến và một số khu vực tại Mỹ vẫn chậm trễ trong nỗ lực tiêm chủng vắc xin.
Các mẫu bệnh liên quan tới B.1.621 được ghi nhận sớm nhất hồi tháng 1. Ít nhất 16 ca nhiễm đã được ghi nhận gần đây ở Anh, nơi giới chức y tế lưu ý rằng phần lớn các trường hợp liên quan đến biến chủng này là kết quả của các hoạt động đi lại giữa các quốc gia.
Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh tuần trước lưu ý rằng, hiện không có bằng chứng cho thấy biến chủng B.1.621 gây ra các ca bệnh nặng hơn hoặc làm mất tác dụng của vắc xin. Tuy nhiên, Anh vẫn chỉ định theo dõi thêm biến chủng này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cũng coi B.1.621 là một trong những biến chủng đáng quan tâm, vì có bằng chứng cho thấy biến chủng này có tác động đáng kể.
John Sellick, giáo sư tại Trường Y khoa và Y sinh Jacobs thuộc Đại học Buffalo, cho biết B.1.621 vẫn chưa được coi là biến chủng gây lo ngại tại Mỹ và hiện mới chỉ chiếm hơn 2,1% số ca nhiễm tính đến ngày 17/7. Tuy nhiên, ông Sellick cho biết biến chủng Delta trước đây cũng tăng từ hơn 10% ca nhiễm vào đầu tháng 6 lên hơn 80% ca nhiễm vào giữa tháng 7.
Preeti N. Malani, giáo sư y học tại Khoa các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Michigan, cho biết không mất nhiều thời gian để các biến chủng lây lan, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm chủng.
"Nếu nhiều người chưa được tiêm chủng tụ tập và sau đó họ trở về nhà, quá trình lây nhiễm diễn ra rất nhanh trong vài tuần", giáo sư Malani cho biết.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đang theo dõi hơn 10 biến chủng khác ngoài B.1.621 đang xuất hiện ở Nam Florida. Số ca mắc Covid-19 tại Mỹ tăng mạnh trong những tuần gần đây khi biến chủng Delta ngày càng có xu hướng lan rộng.
Số ca Covid-19 tại Mỹ dự kiến tăng nhanh trong suốt mùa hè và mùa thu năm nay, và có thể sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 10, với số ca tử vong hàng ngày nhiều khả năng sẽ cao gấp 3 lần hiện tại. Trước nguy cơ bùng dịch trở lại với làn sóng Covid-19 thứ 4, các nhà chức trách Mỹ đã triển khai hàng loạt biện pháp để đối phó với tình hình mới.
Nepal ngày 27/7 xác nhận các ca nhiễm đột biến mới của biến chủng Delta trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới tại nước này tiếp tục tăng khi chính quyền bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế phòng dịch.
Bộ Y tế Nepal cho biết toàn bộ 47 mẫu xét nghiệm gần đây đều được xác định liên quan tới biến chủng Delta, tuy nhiên có 3 mẫu mang đột biến mới của biến chủng này.
Bị đánh hôn mê vì yêu cầu hàng xóm vặn nhỏ nhạc Frank Penkava, 42 tuổi, ở bang Florida, bị đánh bầm dập và rơi vào hôn mê sau khi yêu cầu hàng xóm vặn nhỏ nhạc. Penkava đang hôn mê với nhiều vết thương trên mặt sau vụ hành hung dã man ở thành phố Hollywood ngày 14/6. Đến ngày 27/7, các bác sĩ vẫn phải chờ tình trạng của Penkava ổn định mới...