Cứu người đàn ông ‘cận kề cái chết’
Người đàn ông ở Quảng Ninh bị nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim, ngừng tuần hoàn, nguy cơ tử vong là 99% vừa được vừa các bác sĩ cứu sống ngoạn mục.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân là ông Đ.X.S (65 tuổi, trú tại Uông Bí) nhập viện ngày 29/9, trong tình trạng đau ngực, khó thở, vã mồ hôi. Sau khi được đưa đến cấp cứu tại một bệnh viện trên địa bàn TP Uông Bí thì ông S xuất hiện ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu tại chỗ, đặt nội khí quản và hỗ trợ thở máy.
Sau khi mạch huyết áp của người bệnh được kiểm soát, các bác sĩ khoa Nội tim mạch và khoa Hồi sức tích cực đã tổ chức hội chẩn liên khoa. Tại thời điểm hội chẩn, tình trạng người bệnh rất nặng, huyết áp tụt, phải dùng thuốc vận mạch, đang thở máy qua nội khí quản.
Qua các kết quả xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán: Nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim, ngừng tuần hoàn.
Sau khi hội chẩn và thống nhất cùng gia đình, bác sĩ tiến hành chụp động mạch vành cho người bệnh. Kết quả chụp mạch vành cho thấy có tổn thương 2 nhánh động mạch vành, trong đó tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước (động mạch lớn nhất nuôi tim). Kíp can thiệp quyết định đặt stent để thiết lập lại dòng chảy tại động mạch liên thất trước.
Người bệnh được chuyển khoa Hồi sức tích cực Nội để tiếp tục theo dõi. Một ngày sau, người bệnh đã rút được ống nội khí quản, tự thở.
Gần 1 tuần điều trị, sức khỏe người bệnh đã ổn định và dự kiến sẽ được xuất viện trong 1-2 ngày tới.
Video đang HOT
Theo Trưởng khoa Nội tim mạch của bệnh viện, trường hợp của người bệnh S rất nặng, khi vào viện nguy cơ tử vong là 99%. Bệnh nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao và ngày càng có xu hướng gia tăng. Người dân, nhất là người cao tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý mạch vành như hút thuốc lá, uống rượu…
“Nhồi máu cơ tim thường có dấu hiệu là những cơn đau ngực dữ dội, kéo dài 15 – 30 phút, có thể lan lên 2 vai hoặc tay. Cơn đau thường xuất hiện sau khi người bệnh gắng sức hoặc nghỉ ngơi. Khi đó, người bệnh cảm thấy khó thở nhiều, vã mồ hôi. Để tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra, khi thấy những dấu hiệu trên, người có triệu chứng nên khẩn trương đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn kịp thời”, bác sĩ khuyến cáo.
2 người mắc sốt xuất huyết tử vong vì sai lầm nhiều người mắc phải khi hết sốt
Nếu bệnh nhân không phát hiện được để diễn tiến sang sốc thì diễn biến vô cùng xấu, tỷ lệ cứu sống không được cao.
Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện Bệnh viện đang tiếp nhận 80 ca mắc sốt xuất huyết trong tình trạng rất nặng.
Các bác sĩ vừa điều trị sốt xuất huyết vừa điều trị các bệnh khác, dành tỷ trọng giường lớn hơn cho sốt xuất huyết.
Mỗi ngày tiếp nhận 70-80 ca, trên 30 ca có dấu hiệu cảnh báo - đe dọa diễn tiến nặng trong vài tiếng. Hiện có 80 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện.
Từ đầu năm đến nay, bệnh viện cũng đã có ca tử vong. Bệnh viện cố gắng kiểm soát ca bệnh nặng, ca có dấu hiệu cảnh báo để hạn chế tử vong. Sau dịch COVID-19, Bệnh viện đã quen với việc tăng cường mở rộng giường bệnh để đáp ứng nhu cầu bùng phát đột ngột nên trong trường hợp có nhiều bệnh nhân hơn nữa chúng tôi vẫn có thể đáp ứng được.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết luôn kín giường. Khoảng 6% số bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng, còn 94% trung bình, nhẹ tự khỏi.
Trong 6% nếu phát hiện sớm, kịp thời, xử lý đúng, sẽ không diễn biến nặng. Ngược lại, nếu không kịp thời điều trị, diễn biến nặng sẽ dẫn đến tử vong.
Trong năm nay ghi nhận trường hợp tử vong đáng tiếc, trong đó có trường hợp là một sinh viên, 3-4 ngày sốt cao có bạn ở nhà chăm, sau đó lui sốt, người chăm đi học thì bệnh nhân ở nhà xuất hiện sốc, lúc phát hiện đưa đi viện thì đã quá muộn.
Có trường hợp tương tự người lớn tuổi, lúc sốt cao pha 1 thì con cái ở nhà chăm sóc, sang pha 2 đỡ sốt con cái đi làm, để cụ ông ở nhà một mình, đến cuối buổi quay về thì cụ ông đã diến tiến nặng.
Điều lo ngại nhất ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là tình trạng sốc, thường xảy ra ở pha 2, khó theo dõi. Nếu bệnh nhân được can thiệp tốt ngay từ khi có dấu hiệu cảnh báo, chưa sốc thì phục hồi nhanh. Nếu không phát hiện được để diễn tiến sang sốc thì diễn biến vô cùng xấu, tỷ lệ cứu sống không được cao.
Sốt xuất huyết chia thành các giai đoạn (các pha) khác nhau, cụ thể:
Pha 1: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, khó chịu kéo dài khoảng 3 ngày. Pha này khiến bệnh nhân rất khó chịu do sốt cao, đau đầu, nôn, nhưng ít gây biến chứng nặng, chỉ hạ sốt, uống oresol.
Pha 2: Từ cuối ngày thứ 3 - hết ngày thứ 7.
Bệnh nhân có 2 tình trạng, ở nhóm bệnh nhân diễn biến tốt (94% số người) sẽ dần khỏi. 6% bệnh nhân còn lại, nguy cơ diễn biến nặng, máu trong lòng mạch cô đặc. Nếu nặng có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc, vì thoát dịch khỏi thành mạch.
Các dấu hiệu nhận biết:
Bệnh nhân mệt. Đặc biệt trẻ em, người già có thể lờ đờ, li bì, chậm chạp. Trẻ mấy ngày trước khóc nhiều, nay lả đi.
Một số bệnh nhân đau tức vùng gan.
Một số bệnh nhân đau khắp bụng.
Một số bệnh nhân nôn, buồn nôn (nôn 3 lần/8 tiếng được tính là nôn nhiều)
Chảy máu chân răng, xuất huyết...
Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh có nguy cơ diễn biến nặng, xét nghiệm thấy giảm tiểu cầu, cô đặc máu, men gan tăng...
Khi có một trong các dấu hiệu này, phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Xử lý kịp thời, thường sau 2-3 ngày bệnh nhân có thể ra viện. Nếu giai đoạn này bỏ lỡ 4-6 tiếng, bệnh nhân có thể rơi vào tụt huyết áp, sốc, chảy máu không kiểm soát, suy đa tạng...
Khi phát hiện dấu hiệu cảnh báo phải đến cơ sở y tế ngay. Vì khoảng thời gian điều trị để bệnh nhân hồi phục không có nhiều, chỉ vài tiếng.
Xương cá trốn sâu chỗ hiểm, 5 bệnh viện không phát hiện ra Hóc xương cá, gà, vịt... có thể xử trí đơn giản tại phòng khám chuyên khoa bằng thủ thuật nội soi nhưng ở trường hợp này xương ghim ở sau sụn nhẫn rất hiếm gặp. Sáng 2-10, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho hay vừa phẫu thuật mở cổ lấy ra được xương cá xuyên sâu thực quản gây áp...