Cựu học sinh về trường hỗ trợ thầy tổ chức thi “bảo vệ môi trường”
Tại trường THPT An Lạc Thôn ( huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), cựu học sinh của trường phối hợp với Đoàn thanh niên, giáo viên tổ chức hội thi “Chung tay bảo vệ môi trường”.
Thầy Nguyễn Ngọc Hải (giáo viên nhà trường) cho biết, trường THPT An Lạc Thôn là đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu về các đề tài khoa học bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Đã có nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi về bảo vệ môi trường do Bộ TN&MT tổ chức, được chọn đại diện cho Việt Nam đi dự thi Quốc tế.
Năm nay, hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, đồng thời để đưa phong trào hoạt động của trường ngày càng đa dạng, phong phú, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, trường tổ chức hội thi “Chung tay bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 11.
“Điều khiến tôi và nhiều thầy cô phấn khởi là các em đã có một phần thi vô cùng ấn tượng, đầy tính sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Đặc biệt, hội thi này có sự tham gia hỗ trợ của các em là cựu học sinh của trường từ nhiều năm trước, vốn là những em đã từng tham gia nghiên cứu đề tài về bảo vệ môi trường khi còn theo học ở trường”, thầy Hải chia sẻ.
Một tiểu phẩm dự thi.
Nội dung các tiểu phẩm do các em mang đến cuộc thi có tính giáo dục cao và có tính nhân văn sâu sắc, như: “Chuyện tắt nước không của riêng ai”, “Hãy bảo vệ môi trường”, “Bảo vệ động vật hoang dã”, “Đổ rác trộm”, “Bảo vệ rừng đầu nguồn”, “ Thời trang môi trường”…
Cựu học sinh Đoàn Thị Út Mười (niên khóa 1999 – 2002) cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được về lại trường cũ tham gia cuộc thi đầy ấn tượng. Khi còn học ở trường, chúng tôi may mắn được làm học trò thầy Nguyễn Ngọc Hải trong suốt 3 năm.
Thầy là người rất tâm huyết với việc bảo vệ môi trường và đã có đóng góp rất lớn khi hướng dẫn học sinh của trường thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu bảo vệ môi trường đạt giải cao trong các cuộc thi. Chính thầy Hải đã đưa ngôi trường làng này bước ra thế giới bên ngoài, được mọi người trong và ngoài nước biết đến”.
Video đang HOT
Theo chị Út Mười, vừa qua, biết thầy Hải trăn trở với môi trường và có nguyện vọng tổ chức sân chơi môi trường cho các em học sinh nên các cựu học sinh của chị đã bàn bạc, thống nhất ủng hộ thầy tổ chức cuộc thi đầy ý nghĩa trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu ngày càng tăng.
Cựu học sinh và học sinh đang học cùng tề tựu tham gia hội thi bảo vệ môi trường.
Còn cựu học sinh Đinh Quốc Đạt (tốt nghiệp lớp 12 năm 2006) thì bảy tỏ: “Các cuộc thi do thầy Hải tổ chức rất thiết thực, có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa xã hội rất sâu sắc. Chúng em sẽ tiếp tục đồng hành cùng thầy và các em học sinh của trường trong những năm tiếp theo”.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho tiểu phẩm “Chuyện tắt nước không của riêng ai”, giải Nhì cho tiểu phẩm “Hãy bảo vệ môi trường” , giải Ba cho tiểu phẩm “Đổ rác trộm” và 4 giải Khuyến khích.
Được biết, thầy Nguyễn Ngọc Hải hiện đang giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT An Lạc Thôn. Thầy là người trực tiếp hướng dẫn học sinh tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu là các đề tài bảo vệ môi trường đã được nhiều giải cao tại các cuộc thi cấp tỉnh, quốc gia và được chọn dự thi quốc tế.
Thầy Nguyễn Ngọc Hải vinh dự nhận giải thưởng “Môi trường Việt Nam “; nhiều Bằng khen, Giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức Quốc tế về môi trường, UBND tỉnh Sóc Trăng, Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Kế Sách; Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước;…
'Ở trường các con có dùng ống hút nhựa không?'
Lắng nghe câu hỏi, từ phía dưới sân trường, hầu hết các em nhỏ có mặt đều đồng thanh đáp: 'Có ạ'. Có em nhỏ chia sẻ, mỗi ngày đều uống một chai nước lọc, đồng nghĩa với việc sẽ sử dụng thêm một chai nhựa.
Thầy giáo hướng dẫn các em nhỏ học cách phân loại rác tái chế bằng trò chơi - Ảnh: HÀ THANH
Sáng nay 21-1 tại Hà Nội, Hội đồng Đội trung ương phối hợp với các đơn vị phát động chương trình "Vì mái trường xanh" lần thứ 2, năm học 2020 - 2021.
Hàng trăm em nhỏ hào hứng có mặt ở sân trường Trường tiểu học Dịch Vọng A (Hà Nội) lắng nghe chia sẻ về tác hại của rác thải nhựa, học cách phân loại rác thải qua trò chơi, nhận biết các loại rác thải có thể tái chế qua tranh vẽ.
Sôi nổi nhất là "tiết học ngoại khóa" với những chia sẻ về câu chuyện ô nhiễm môi trường, tác hại của việc sử dụng túi nilông, đồ nhựa khi thải trực tiếp ra môi trường.
Các em nhỏ học cách phân loại rác thải, học về tác hại của rác thải nhựa và túi nilông - Ảnh: HÀ THANH
"Ở nhà con có sử dụng đồ nhựa không?". Phía dưới sân trường, rất nhiều cánh tay giơ lên, một em nhỏ đứng lên chia sẻ: "Mỗi ngày, con đều sử dụng một chai nhựa, như chai nước lọc con đang uống đây".
"Ở trường, các con có dùng ống hút nhựa không?". Đến lúc này, tiếng đồng thanh lớn hơn: "Có ạ, vì nó tiện ạ".
Sau tiết học bổ ích, em Phùng Nguyễn Hà Phương, học lớp 3G Trường tiểu học Dịch Vọng A, chia sẻ ở nhà em được mẹ dặn dò không nên sử dụng đồ nhựa, không sử dụng túi nilông bởi phải mất rất lâu chúng mới phân hủy được.
"Mẹ bảo đồ nhựa rất độc hại, mẹ dặn con hạn chế dùng đồ nhựa, không xả rác bừa bãi. Mỗi ngày đến trường con mang theo bình nước cá nhân để uống nước, bút viết xong nhưng vỏ còn tốt con sẽ nhờ mẹ mua ngòi viết để thay", Hà Phương chia sẻ.
Em nhỏ học cách phân loại rác tái chế - Ảnh: HÀ THANH
Chương trình "Vì mái trường xanh" được tổ chức nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hình thành thói quen vứt rác đúng nơi quy định cho các em học sinh.
Đồng thời, hướng dẫn các em nhỏ phân loai rác hưu cơ, rác tái chê và các loai rác khác ngay tai đia phương.
Đến nay, chương trình đã nhân rộng đến 30 trường tiểu học, trung học cơ sở ở ba miền Bắc - Trung - Nam.
Tiết học ngoại khóa bổ ích hơn khi các em nhỏ học cách phân loại rác thải tái chế thông qua các trò chơi, tranh vẽ - Ảnh: HÀ THANH
GD phòng chống thiên tai bằng giáo cụ trực quan: Sắc màu và sinh động Theo Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021 của Bộ GD&ĐT, ngành GD sẽ triển khai đưa kiến thức phòng chống thiên tai trở thành nội dung học tập trong nhà trường. Thí điểm trạm quan trắc thời tiết tự động trong trường học Tại Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống...