Cựu học sinh Newton là một trong những tiến sĩ người Việt trẻ nhất tại Mỹ
Năm 2021, ngôi trường THCS- THPT Newton đã bước sang tuổi thứ 12 với rất nhiều thành tích, đóng góp ấn tượng cho giáo dục Thủ đô.
Newton đã ghi dấu ấn trong nhiều kỳ thi từ cấp quận, cấp thành phố, cấp quốc gia và quốc tế với những giải thưởng đáng tự hào.
Với chiến lược phát triển rõ ràng, tầm nhìn rộng mở, cập nhật các thành tựu giáo dục tiên tiến và hiện đại, Newton đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò rất thành công, xây dựng nên thương hiệu giáo dục uy tín hàng đầu Thủ đô.
Một trong những gương mặt xuất sắc đó là Phạm Minh Thành – cựu học sinh khóa 1. Em bước vào cấp học THPT năm 2009, là học sinh lớp 10A1 trường Newton.
Sau gần 3 năm học THPT tại Newton, năm 2012, Phạm Minh Thành đạt được học bổng và trở thành sinh viên Trường Đại học Binghamton, chuyên ngành kinh tế.
Tại đất Mỹ, Minh Thành đã rất nỗ lực và đạt được kết quả học tập xuất sắc.
Phạm Minh Thành là một trong những cựu học sinh xuất sắc trường Newton, trở thành một trong những tiến sĩ người Việt trẻ nhất tại Mỹ.
Video đang HOT
Năm 2016, Thành tốt nghiệp đại học với bằng danh dự (honor degree).
Hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ năm 2017, Thành tiếp tục giành được học bổng 100% cho chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Năm 2021, Phạm Minh Thành trở thành một trong những tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam tại Mỹ, chuyên ngành Kinh tế, lĩnh vực kinh tế phát triển và kinh tế lao động.
Học tập xuất sắc, chàng trai rất đa tài của trường Newton còn làm trợ giảng ngay từ năm thứ 2 đại học và duy trì liên tục 7 năm sau đó.
Ở Newton bây giờ nhiều người còn nhớ về Minh Thành với những tình cảm tốt đẹp, về cậu học trò điển trai, thông minh và rất lễ phép, khiêm nhường.
GS.TSKH Trần Văn Nhung – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giấy khen cho Phạm Minh Thành – học sinh giỏi lớp 10A1 năm 2010.
Phạm Minh Thành trong một giờ giảng bài cho sinh viên tại Mỹ.
“Hôm nay, các em tự hào về mái trường. Ngày mai, mái trường sẽ tự hào về các em!”. Quả đúng như vậy, vườn ươm tài năng Newton chưa bao giờ kết thúc sứ mệnh và trách nhiệm với mỗi học trò sau khi các em tốt nghiệp. Các thầy, cô vẫn luôn dõi theo, khích lệ và tự hào về các thế hệ học trò.
Hiện nay với ngôi trường Newton đã có một danh sách dài của những tài năng đang vươn lên rực rỡ theo các khóa đàn anh, đàn chị, những học sinh nhỏ này sẽ tiếp tục ghi dấu là những tài năng của đất nước.
Ngôi trường với tôn chỉ giáo dục con người như thế chắc chắn sẽ còn tạo nên nhiều học trò xuất sắc, ưu tú như Phạm Minh Thành.
Những khóa sinh viên 'đặc biệt' nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội
PGS.TS Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa chia sẻ những con số thống kê thú vị về sinh viên của trường qua các thời kỳ, từ khóa 1 (từ năm 1956) cho đến nay.
Qua thống kê, tỷ lệ tốt nghiệp Khoá 1 (1956-1960) của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là xấp xỉ 84%. Theo PGS. TS Đinh Văn Hải thì đây là con số mà các khoá sau này của trường "thầm mơ ước".
"Hiện nay, tỷ lệ tốt nghiệp theo kế hoạch học tập chuẩn (ví dụ kỹ sư 5 năm, cử nhân 4 năm) mỗi năm khoảng 60%, tuy nhiên việc học tập theo tín chỉ cũng rất khác so với cách học theo niên khóa trước đây. Ngoài ra, cũng cần lưu ý lại có một tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp sớm 1 năm hoặc 1 kỳ và tỷ lệ tốt nghiệp sớm 1 kỳ cũng tăng lên trong những năm gần đây", ông Hải chia sẻ.
Những thống kê thú vị về sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội các thời kỳ. Ảnh: Đinh Văn Hải.
Tại một buổi tư vấn tuyển sinh năm 2017, ông Trần Văn Tớp lúc đó là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, mỗi năm có đến khoảng 700 - 800 sinh viên bị buộc thôi học, để đảm bảo chất lượng đào tạo.
PGS.TS Đinh Văn Hải cho hay, Khóa 13 (năm học 1968-1969) của trường cũng rất đặc biệt khi có tỷ lệ nữ cao nhất, gần 23%, mặc dù giai đoạn đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chưa có ngành Ngôn ngữ Anh và nhiều chuyên ngành Kinh tế như ngày nay.
Rất nhiều thông tin về các thế hệ sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được nhà trường lưu giữ lại. Ảnh: Đinh Văn Hải
Một con số thú vị khác là đầu vào Khóa 19 (năm học 1974-1975) có đến 4,1% sinh viên trúng tuyển vào trường là thương binh. Còn đầu vào Khóa 22 (năm học 1977-1978) có đến 16,5% sinh viên trúng tuyển là bộ đội xuất ngũ và thanh niên xung phong.
"Đây là những con số biết nói về sự gắn kết giữa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với các giai đoạn lịch sử của đất nước", ông Hải chia sẻ.
Các nam sinh lớp Cơ khí động lực 03 Khóa 62 Viện Cơ khí động lực Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tặng quà cho nữ sinh duy nhất của lớp dịp 20/10 năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng
Ông Hải cũng cho biết, khoảng 3-4 năm trở lại đây, xu thế là tỷ lệ tốt nghiệp theo kế hoạch học tập chuẩn tăng lên. Đặc biệt, tỷ lệ tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi, khá tăng lên nhiều so với trước đây.
Triển khai đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng đổi mới giáo dục Chính sách học bổng đối với đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam: Người được cử đi đào tạo được cấp học phí; sinh hoạt phí; kinh phí thực tập, tham gia hội thảo ở nước ngoài và khen thưởng (nếu có). Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông...