Cựu giáo viên trường Chu Văn An: Kỷ luật chính là sức mạnh để dạy con nhưng quan trọng nhất là phải làm con phục
Có rất nhiều điều trong cuộc sống phải dùng kỷ luật, tuy nhiên kỷ luật không khô cứng mà phải làm con phục mới là điều cần hướng tới.
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và cao quý đối với bất kì người phụ nữ nào. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, bởi vậy việc chăm sóc và nuôi dạy tốt các con cũng là một thử thách, động lực đối với các bậc phụ huynh. Và với cô giáo Vũ Thị Hoài Thanh, cựu giáo viên trường THPT Chu Văn An, hiện đang là giáo viên luyện thi môn Ngữ văn tại Hà Nội cũng vậy.
Chị Hoài Thanh hiện đang có 2 bé là Nguyễn Minh Châu (lớp 4) và Nguyễn Hữu An (lớp 2). Là cô giáo đồng thời cũng là một người mẹ, chị Thanh đã có những quan điểm rất riêng trong việc chăm sóc và nuôi dạy các con của mình.
Cô giáo Hoài Thanh, cựu giáo viên trường THPT Chu Văn An (váy xanh) nhận được rất nhiều tình cảm yêu mến từ học trò.
Chú trọng xây dựng tâm hồn trước khi giảng dạy kiến thức cho con
Để trở thành một nhà giáo chân chính, được nhiều học sinh yêu mến, chị Thanh đã dành thời gian để quan sát tâm lý học trò. Theo cựu giáo viên trường Chu Văn An, ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những tâm lý khác nhau, nếu yêu thương và thấu hiểu thì việc dạy các con cũng sẽ hiệu quả hơn nhiều. Và chị Thanh cũng đã áp dụng điều đó cho việc nuôi dạy con của mình.
Với các con, mình chú trọng xây dựng tâm hồn trước khi giảng dạy kiến thức. Nhận thức và sự hiểu biết của con sẽ được đặt lên hàng đầu. Mình mong con hướng tới trách nhiệm trước khi kỷ luật, hướng tới văn hoá của gia đình.
Tổ ấm nhỏ hạnh phúc của chị Hoài Thanh.
Trong gia đình mình con cần sống chủ động, có mục tiêu, ưu tiên việc quan trọng hay dừng lại trước một vấn đề để suy nghĩ thấu đáo. Một đứa trẻ thực hành trong hôm nay, ngày mai có thể chưa nhớ, nhưng nếu được dạy bảo mỗi ngày thì các kiến thức đó sẽ trở thành thói quen, dần dần thấm nhuần, tích luỹ và trở thành phản xạ, chị Thanh tâm sự.
Video đang HOT
Kỷ luật là sức mạnh nhưng phải làm con phục
Trong quan điểm nuôi dạy con của mình, chị Hoài Thanh chọn cách vừa cứng rắn vừa mềm dẻo. Để con được tự do phát triển nhưng cũng cần cho các bé vào khuôn khổ. Theo bà mẹ 2 con, có rất nhiều điều phải dùng kỷ luật thì con mới phát triển bởi kỷ luật chính là sức mạnh, tuy nhiên kỷ luật không khô cứng mà phải làm con phục mới là điều mà chị và ông xã cùng hướng tới.
Khi con nhận thức điều con sẽ làm là đúng thì con mới đồng ý trong vui vẻ được. Hành động của con sẽ dựa trên quan điểm nhìn nhận và phân tích giảng giải của chính bé. Bởi vậy, tuỳ từng vấn đề mà mình sẽ chọn cách giảng giải với con. Hiện tại cả 2 bé nhà mình đều rất ngoan, đạt được thành tích xuất sắc và mình vô cùng hài lòng, chị Thanh cho biết.
Chị Thanh luôn chú trọng đến việc chăm sóc và nuôi dạy các con của mình.
Cựu giáo viên trường THPT Chu Văn An cho biết việc nuôi con sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ con cái, từ bố mẹ, từ bạn bè, thầy cô và môi trường xung quanh. Thế nên việc trang bị cho con hành trang để bé có cách ứng xử và xử lý trước các tình huống là vô cùng cần thiết.
Về thời gian dành cho các con mỗi ngày, chị Thanh cho biết mỗi tối sẽ dành ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để tâm sự với các bé những vấn đề trong cuộc sống mà con đang trải qua. Từ đó nắm bắt, thấu hiểu và định hướng cho con đường đi đúng đắn. Cũng từ những tâm sự này mà mẹ con được trải lòng với nhau và đưa ra cách xử lý cho những vấn đề còn tồn đọng.
Mình cảm thấy cuộc sống rất công bằng, nếu mình hy sinh, làm việc, cống hiến nhiều thì sẽ nhận lại những giá trị tốt đẹp. Hiện tại mình yêu bản thân đúng cách, tự nâng tầm và chăm sóc sức khoẻ, trau dồi kiến thức để đón nhận những điều tốt đẹp trong tương lai. Mình muốn được truyền năng lượng tích cực đến cho mọi người và cho các bé nhà mình.
Những thử thách của cuộc sống sẽ không phải là áp lực mà là động lực. Những bước đi của bản thân trong hôm nay và ngày mai sẽ quyết định tương lai thế nào, bởi vậy việc cố gắng mỗi ngày luôn là điều cần thiết, bà mẹ 2 con chia sẻ.
Xây dựng nhiều lớp phòng vệ để chống gian lận thi trực tuyến
Việc một trường đại học tại TPHCM xử lý kỷ luật hơn 80 sinh viên trong quá trình thi kết thúc học phần dưới hình thức trực tuyến đặt ra nhiều vấn đề về phòng chống gian lận trong thi cử.
Giảng viên Trường ĐH Luật TPHCM được tập huấn và trải nghiệm kỹ càng các tình huống có thể nảy sinh khi sinh viên thi trực tuyến.
Thực tế, việc học và thi trực tuyến rất cần tinh thần tự giác, tự học của sinh viên nhưng các trường cũng chủ động lập rào chắn giám sát để đảm bảo học thật, thi thật.
Tập huấn nghiệp vụ kỹ cho cán bộ coi thi
Vụ việc hơn 80 sinh viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo đến đình chỉ thi khi thi kết thúc học phần trong học kỳ II năm học 2020 - 2021 là ví dụ điển hình cho công tác giám sát thi.
Trong số 80 sinh viên bị xử lý có tới 78 sinh viên bị đình chỉ thi, chỉ có 2 thí sinh bị cảnh cáo. Điều này cho thấy mục tiêu gian lận của sinh viên rất rõ chứ không chỉ đơn thuần là vi phạm các quy chế thi. Với môi trường đại học, tinh thần tự học, tự kiểm tra chất lượng học tập là điều đặc biệt quan trọng và được đề cao.
Vì vậy, theo đại diện Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM), việc xử lý hành vi vi phạm quy chế thi ngoài mục tiêu răn đe còn thể hiện tính nghiêm túc, nghiêm minh của kỳ thi.
Thực tế, hình thức thi trực tiếp hay trực tuyến thì thực trạng sinh viên vi phạm quy chế thi vẫn xảy ra. Để kiểm soát tính trung thực, nghiêm túc cho kỳ thi trực tuyến trong thời gian phòng dịch, công tác tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), giám sát thi từ xa cho giám thị được các trường đặc biệt lưu ý.
Ông Nguyễn Thành An - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Luật TPHCM - cho biết: Nhà trường đã tập huấn rất kỹ bằng mô phỏng hình thức thi thực tế để giảng viên có thể nhận diện các dấu hiệu và yếu tố dẫn đến vi phạm quy chế thi của thí sinh.
Song song đó nhà trường, các khoa cũng thành lập quy chế thi trực tuyến một cách nghiêm ngặt như sinh viên phải mở camera trong suốt quá trình thi, bài thi của sinh viên sẽ được lưu trên hệ thống dữ liệu của nhà trường để hậu kiểm.
Trong quá trình thi, nếu thí sinh vi phạm các nội quy và quy chế thi trực tuyến mà giám thị phát hiện (vào phòng thi trễ, camera không mở, micro không hoạt động, có người thứ 2 trong phòng thi khi đã phát đề) sẽ bị cảnh cáo, nặng hơn là đình chỉ thi khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm.
"Biện pháp các trường đưa ra để kiểm soát hành vi gian lận trong thi cử chỉ có thể kiểm soát phần nào ý thức học tập của sinh viên, cũng như đảm bảo mục tiêu chất lượng đào tạo của trường.
Còn phần lớn vẫn phụ thuộc vào ý thức của từng sinh viên, bởi khi có mục đích gian lận thì các em sẽ tìm mọi cách đạt được. Điều đó lý giải vì sao có dịch vụ thi hộ online xuất hiện trên các trang mạng xã hội", ông An chia sẻ.
Siết kiểm soát quá trình làm bài và thi của sinh viên
Để chống các hành vi gian lận thi cử dưới hình thức thi trực tuyến, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) thực hiện nghiêm ngặt 3 tiêu chí: Giám khảo giám sát việc thi cử và phải có mặt suốt giờ thi thì mới chứng nhận là có thi. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường lập tức giám thị sẽ kiểm tra và phát hiện thì ngay lập tức sẽ đình chỉ thi. Ngoài ra, sau khi sinh viên thi xong, giám khảo 1 sẽ thu bài thi và giám khảo 2 sẽ giám sát các bạn, nếu có hành vi gian lận mà giám khảo 2 phát hiện cũng bị đình chỉ. Khi giảng viên chấm và nếu bài nào có dấu hiệu bất thường thì sẽ chấm hội đồng để thẩm định lại.
Theo ThS Phùng Quán - Trưởng phòng Thông tin & Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM), trước thực tế dịch Covid-19 phức tạp và sinh viên phải học và thi online, trường đã ban hành quy chế về tổ chức thi kết thúc học phần bằng hình thức trực tuyến vào giữa năm 2021.
Theo quy định, sinh viên sẽ bị nhắc nhở nếu vi phạm lỗi không mở camera và micro khi cán bộ coi thi yêu cầu lần thứ nhất. Nếu vi phạm lỗi này 2 lần, sinh viên sẽ bị khiển trách và trừ 25% số điểm bài thi. Sinh viên sẽ bị cảnh cáo và bị trừ 50% số điểm của bài thi nếu tiếp tục vi phạm lần thứ 3.
Sinh viên sẽ bị đình chỉ thi và bài thi 0 điểm nếu vi phạm một trong các lỗi: Thông qua camera và micro bị phát hiện có sử dụng tài liệu, nhờ người thi hộ, nhờ người hỗ trợ làm bài thi trong quá trình thi, làm bài theo nhóm hoặc trao đổi bài qua hình thức khác mà bị phát hiện.
Tất nhiên vẫn sẽ có những hình thức được xem xét trong trường hợp bất khả kháng như mất Internet, máy tính hư... nếu sinh viên chứng minh được điều đó (liên lạc ngay với cán bộ coi thi).
Nhìn nhận việc gian lận thi cử của sinh viên là chuyện không hiếm, ông Tô Văn Phương - Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang - cho rằng: Mấu chốt của việc kiểm soát và chống gian lận thi cử khi tổ chức thi trực tuyến chính là "cắt" hết những điều kiện và cơ hội mà sinh viên có thể nhờ tương tác, hỗ trợ trong quá trình thi.
"Điều mà ĐH Nha Trang thực hiện để giảm các vấn đề trên là trường khuyến khích giảng viên tổ thức thi vấn đáp bằng hình thức trực tuyến. Trong đó yêu cầu từng sinh viên truy cập vào ứng dụng Google Meet hoặc Zoom Meeting theo thời gian lập sẵn, bật camera, kiểm tra thẻ sinh viên, ghi video toàn thời gian sinh viên trả lời trực tuyến câu hỏi thi và tải lên hệ thống E-learning của trường để thực hiện hậu kiểm.
Nếu thi dưới hình thức tự luận, sinh viên phải chụp bài thi và đẩy lên hệ thống E-learning của trường. Với hình thức này chỉ cho sinh viên truy cập thông qua hệ thống, đúng thời gian để biết đề thi thông qua user và mật khẩu riêng của mỗi sinh viên.
Trường yêu cầu sinh viên phải có 2 thiết bị camera để giảng viên giám sát quá trình làm bài và khu vực sinh viên ngồi làm bài thi, ghi video toàn bộ thời gian thi. Sinh viên vi phạm các tiêu chí sẽ bị xử lý ngay", ông Phương nói.
Khẳng định sinh viên có nhiều mánh khóe để gian lận thì các trường cũng có không ít giải pháp để phòng chống, nhất là với hình thức thi trực tuyến như hiện nay. Chia sẻ điều này, ThS Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & Truyền thông HUFI - nói: "Tùy theo môn và học phần thi, sinh viên sẽ được cho dùng tài liệu tham khảo thoải mái khi thi đề mở.
Còn nếu thi dưới hình thức trắc nghiệm hay tự luận sẽ được tổ chức và giám sát qua hệ thống camera trực tuyến kết nối trong phòng thi với giám thị coi thi. Khi thi trực tuyến, giám thị và người ra đề thi vô cùng vất vả.
Bởi mỗi phòng thi 2 giám thị phải theo dõi rất kỹ 35 - 40 sinh viên (thông qua camera tổng) nếu không sẽ có gian lận xảy ra ngay. Vì vậy, trường khuyến khích giảng viên ra đề thi dưới dạng mở".
Hà Nội: Vẫn có phụ huynh e dè khi cho con em đến trường học trực tiếp Dù học sinh đã được tiêm phòng vaccine COVID-19, nhưng nhiều phụ huynh khối 12 vẫn có tâm lý e dè khi cho con em mình tới trường học trực tiếp. Đây là chia sẻ của lãnh đạo một số trường THPT ở Hà Nội. Trao đổi với PLO, thầy Lê Đại Hải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ...