Cựu cố vấn tiết lộ bí mật chính sách châu Á của ông Trump
Hồi ký của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton gây chấn động vì những tiết lộ sau hậu trường về chính sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt liên quan đến châu Á.
Cuốn hồi ký “Căn phòng nơi chuyện đó đã xảy ra” của Bolton ra đời dựa vào 17 tháng ông phục vụ trong Nhà Trắng với tư cách là một trong những người thân cận nhất với các suy nghĩ chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump. Cuốn sách dự kiến chính thức trình làng trong thời gian tới, nhưng đang đối mặt với nguy cơ bị chặn phát hành vì vụ kiện của chính quyền ông Trump, những người cáo buộc sách đầy rẫy những chuyện thêu dệt, dối trá.
Dưới đây là những những tiết lộ gây chú ý của ông Bolton về chính sách châu Á của Tổng thống Trump, theo trang Nikkei Asian Review:
Tổng thống Donald Trump (trái) và các quan chức Mỹ trong cuộc tiếp xúc song phương với phái đoàn Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka năm 2019. Ảnh: Nhà Trắng
Ông Trump muốn Chủ tịch Tập Cận Bình tái cử
Theo ông Bolton, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, ông Trump đã nói với ông Tập về việc Trung Quốc mua nông sản Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với việc ông tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ đến mức nào. Ông Trump được cho đang trông cậy phần lớn vào lá phiếu của cử tri ở các bang làm nông nghiệp Mỹ.
Khi ông Tập nhất trí việc khôi phục đàm phán song phương, ông Trump đã ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc là “nhà lãnh đạo vĩ đại nhất” trong lịch sử quốc gia châu Á này.
Không lâu trước hội nghị thượng đỉnh, ông Trump đã gọi điện cho ông Tập để nói rằng ông “nhớ” nhà lãnh đạo Trung Quốc và rằng, thỏa thuận thương mại giữa hai bên là điều được lòng người dân nhất mà ông từng tham gia. Theo lời lãnh đạo Nhà Trắng, thỏa thuận cũng sẽ giúp gia tăng thanh thế chính trị của ông. Lúc đó là khoảng một tháng sau khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ do Bắc kinh rút lại các cam kết ban đầu.
Video đang HOT
Cuốn hồi ký có ghi, ông Trump còn đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với ZTE, tập đoàn phần cứng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đã thừa nhận tội vi phạm các lệnh trừng phạt Iran và Triều Tiên. Ông Trump quả quyết sẽ “làm điều này vì ông Tập”.
Tác giả Bolton viết, trước các cuộc trao đổi nói trên là một mẩu đối thoại khác tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires, Argentina vào tháng 12/2018, trong đó ông Tập nhận xét rằng Mỹ có quá nhiều cuộc bầu cử và ông “không muốn rời” ông Trump. Tất nhiên, ông Trump đã gật đầu tỏ ý tán thành.
Theo ông Bolton, Tổng thống Trump cũng nói với ông Tập, người thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc năm 2018 để loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo nước này, rằng người Mỹ đang đòi ông sửa đối hiến pháp để phục vụ hơn 2 nhiệm kỳ.
Từ chối công khai lên tiếng về Hong Kong
Trong nhiều dịp, ông Trump đã từ chối công khai chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong.
Ông Bolton dẫn lời Tổng thống Trump nhấn mạnh, “tôi không muốn can dự” khi hàng triệu người Hong Kong đổ ra đường biểu tình hồi năm ngoái để phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Hội nghị Trump – Kim tập trung vào hình ảnh
Ông Bolton quả quyết, là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử gặp gỡ một nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Trump đã cố ý gắn kết với ông Kim Jong Un trong các phát biểu công khai, chẳng hạn như nói về việc ký kết một “thông cáo không đi vào vấn đề cốt lõi” và có một “cuộc họp báo để tuyên bố chiến thắng” thay vì các quan ngại hạt nhân thực sự.
Ông Trump bắt tay ông Kim Jong Un (trái) trong cuộc gặp ở khu phi quân sự tại biên giới liên Triều ngày 30/6/2019
Bên cạnh đó, ông Trump cũng nhiều lần đặt câu hỏi về nhu cầu phải duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, bất chấp các nỗ lực của ông Bolton giải thích rằng mối đe dọa hạt nhân vẫn còn đó.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia tố cáo, ngoài việc cố gắng tạo lập tình bạn cá nhân với nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên, ông Trump khăng khăng trao cho ông Kim một số món quà của Mỹ, trái với các quy tắc trừng phạt của Washington, những điều rốt cuộc cũng bị hủy bỏ.
Cuốn hồi ký của ông Bolton có nhắc đến một giai thoại rằng, sau hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim ở Singapore cách đây 2 năm, Tổng thống Mỹ sau đó đã thúc ép Ngoại trưởng Mike Pompeo trao tặng lãnh đạo Bình Nhưỡng một cuốn CD kèm chữ ký của Elton John, nhan đề “Người tên lửa”, biệt danh ông Trump đặt cho ông Kim. “Tặng cuốn CD này cho ông Kim vẫn là ưu tiên cao trong suốt nhiều tháng”, ông Bolton viết.
Những vấn đề tranh cãi khác
Trong một cuộc gặp với Nhật để thảo luận về thương mại, khi được thông báo về tầm quan trọng của liên minh giữa hai nước, ông Trump đã nhắc lại vụ tấn công Trân Châu Cảng cách đây gần 80 năm. Phát biểu khiến Thủ tướng Abe Shinzo tức giận. Kể từ lúc ấy, cuộc tiếp xúc trở nên căng thẳng và đổ vỡ không lâu sau đó.
Ông Bolton mô tả ông Trump “đặc biệt buồn phiền” về Đài Loan (Trung Quốc), do thường xuyên tiếp xúc với những người ở Phố Wall làm giàu từ đầu tư vào đại lục. Ông Trump thường chỉ vào đầu của một trong những chiếc bút Sharpies của mình và nói: “Đây là Đài Loan”, rồi chỉ vào chiếc bàn Kiên định trong Phòng Bầu dục: “Đây là Trung Quốc”…
Ca nhiễm mới nCoV Hàn Quốc giảm
Hàn Quốc báo cáo thêm 47 trường hợp dương tính nCoV, giảm mạnh so với 81 ca một ngày trước đó, nâng số người nhiễm cả nước lên 10.284.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm nay, đây là lần đầu tiên nước này ghi nhận ít hơn 50 ca nhiễm mới nCoV hàng ngày kể từ 29/2, cho thấy tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt.
Hàn Quốc cũng báo cáo thêm ba người chết do nCoV, nâng tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 186. Nước này ghi nhận 6.598 bệnh nhân đã hồi phục, tăng 130 người trong 24 giờ qua.
Thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang, hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Hàn Quốc, lần lượt phát hiện thêm 13 và hai người nhiễm mới nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 6.781 và 1.316.
Quan chức Seoul mặc đồ bảo hộ tới một địa điểm xét nghiệm nCoV ở Khu liên hợp thể thao Jamsil hôm 3/4. Ảnh; AFP.
Thủ đô Seoul báo cáo thêm 11 trường hợp dương tính với nCoV, trong khi tỉnh Gyeonggi ghi nhận 8 ca nhiễm mới. Incheon, một thành phố cảng phía tây Seoul, chỉ phát hiện thêm một người bệnh.
Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 7 ca nCoV "ngoại nhập", nâng tổng số người nhiễm bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài lên 769.
Với mục đích giảm số ca nhiễm mới hàng ngày dưới 50, Hàn Quốc đã gia hạn các quy định chặt chẽ về cách biệt cộng đồng thêm hai tuần, cho đến ngày 19/4. Tính đến hôm nay, nước này thông báo đã làm xét nghiệm nCoV cho 466.804 người.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán vào tháng 12/2019, đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,2 triệu ca nhiễm, hơn 69.000 người chết. Trong khi các vùng dịch châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc dần kiểm soát được tình hình, diễn biến dịch tại Mỹ và các nước châu Âu ngày càng phức tạp.
Ngọc Ánh
Truyền thông quốc tế bất ngờ về cuộc chiến chống dịch hiệu quả của Việt Nam Nhiều bài viết xuất hiện trên các diễn đàn và truyền thông quốc tế đã bày tỏ sự ngạc nhiên về công tác chống dịch Covid-19 hiệu quả của Việt Nam trong bối cảnh các nguồn lực còn hạn chế. Bên ngoài một khu cách ly tại Hà Nội ngày 10/3. (Ảnh: Reuters) Trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)...