Cựu cố vấn Mỹ: Ông Trump sẽ còn hành động để chấm dứt “cuộc chiến” Iran khơi mào năm 1979
Cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo với Iran, rằng ông Trump quyết tâm kết thúc “ cuộc chiến tranh” mà Iran đã khơi mào với Mỹ năm 1979.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tiến sĩ Sebastian Gorka, cựu cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2017, mới đây đã đưa ra bình luận về việc ông Trump ra lệnh sát hại thiếu tướng Iran Qasem Soleimani.
Ông Gorka là cố vấn phụ trách vấn đề chống khủng bố và là một thành viên của Nhóm Sáng kiến chiến lược của Nhà Trắng. Ông rời Nhà Trắng vào tháng 5.2017.
Trả lời trên báo Anh Express, ông Gorka nói: “Iran về cơ bản đã chiến tranh với Mỹ kể từ khi họ xâm phạm chủ quyền Đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979 và giam giữ 52 con tin người Mỹ trong 444 ngày. Họ đã gây ra cuộc chiến này. Ông Trump sẽ chấm dứt nó”.
Tiến sĩ Gorka ám chỉ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Chính quyền quân chủ vua Shah thân Mỹ bị lật đổ, Giáo chủ Ruhollah Khomeini lên nắm quyền.
Video đang HOT
Các con tin Mỹ bị Iran giam giữ năm 1979.
Các sinh viên Iran ủng hộ Giáo chủ Khomeini khi đó đã tấn công Đại sứ quán Mỹ, giam giữ 52 con tin người Mỹ suốt từ ngày 4.11.1979 – 20.1.1981.
Các con tin được trả tự do chỉ vài phút sau khi tân Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan lên nắm quyền.
Tiến sĩ Gorka bác bỏ quan điểm cho rằng ông Trump hành động liều lĩnh, không nghĩ về hậu quả. Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ hàng đầu của đảng Dân chủ, Joe Bide, chỉ trích hành động của ông Trump là “đổ dầu vào lửa” và ông Trump nợ người dân Mỹ một lời giải thích.
Tiến sĩ Gorka nói: “Tôi không nghĩ như vậy, Soleimani chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 603 quân nhân Mỹ”. Ông Gorka cho rằng thế giới an toàn hơn khi Soleimani bị tiêu diệt.
Sebastian Gorka, cựu cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Đó là người đã chỉ đạo mạng lưới khủng bố của Iran ở 6 châu lục suốt 3 thập kỷ”, ông Gorka ám chỉ tướng Soleimani. “Ông Trump đã ra tay trước khi Soleimani có thể đe dọa thêm nhiều người Mỹ”.
Tiến sĩ Gorka cũng đồng tình với quan điểm của ông Trump, rằng chính quyền tiền nhiệm Barack Obama đã giúp Iran tiếp cận hàng tỉ USD bị Mỹ phong tỏa, từ đó Iran càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng, tiến sĩ Gorka nói chính quyền Trump có chiến lược dài hạn rõ ràng về vấn đề Iran. Đó là “cô lập Iran và vô hiệu hóa năng lực đe dọa Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực”.
Theo danviet.vn
Chuyên gia: Mỹ toàn mang đến cho Trung Đông nhiều cơn sốc
Vụ sát hại tướng Iran Kassem Suleymani có thể đẩy Trung Đông vào cuộc xung đột sau một thời gian tìm kiếm các giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết mâu thuẫn, cựu chủ tịch Hội đồng quốc gia Washington về Mỹ-Iran, ông Trita Parsi, viết trên trang báo của ấn phẩm Foreign Policy.
Lính Mỹ ở Iraq.
Mỹ lại một lần nữa can thiệp vào khu vực và chỉ góp phần lan truyền sự hỗn loạn.
Trong vòng hơn 10 năm, Mỹ luôn theo đuổi nguyên tắc cho rằng, nếu không có sự can thiệp của Washington thì Trung Đông sẽ rơi vào hỗn loạn hoặc tệ hơn nữa, Iran sẽ hồi sinh Đế quốc Ba Tư và nuốt chửng toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, với tư cách là người đứng đầu Hội đồng quốc gia Washington về Mỹ-Iran, ông Trita Parsi đã viết trên tạp chí Foreign Policy rằng, trên thực tế, Washington cản trở sự ổn định trong khu vực nhiều hơn là thực hiện nhiệm vụ của người bảo lãnh.
Cụ thể, quyết định của Tổng thống Donald Trump không tham chiến với Iran sau một loạt vụ tấn công của nước này hồi năm ngoái nhằm Ả Rập Saudi và tuyên bố về ý định rút quân khỏi khu vực không góp phần lan truyền sự hỗn loạn hay tâm trạng hung hăng.
Theo ông Parsi, ngược lại, điều này khiến xuất hiện ngoại giao khu vực và tìm kiếm cơ hội để giải quyết một cách độc lập các cuộc xung đột bằng con đường hòa bình. Tuy nhiên, ngay cả trước khi chính sách ngoại giao như vậy có thể được phát triển, vụ ám sát tướng Iran Soleimani một lần nữa đã đẩy khu vực vào cuộc xung đột, và những dấu hiệu tiến bộ ngoại giao đầu tiên đạt được trong những tháng trước đã biến mất.
"Nói cách khác, cũng giống như trước đây, dường như Trung Đông có nhiều khả năng rơi vào tình trạng hỗn loạn với sự tham gia của Mỹ hơn là khi không có họ", ông Trita Parsi viết trong bài báo dành cho Foreign Policy.
Theo danviet.vn
Lý do cáo buộc Iran bắn rơi máy bay Ukraine khiến Trump âu sầu Khi cáo buộc Iran bắn rơi máy bay Ukraine nổi lên, đã có những lời chỉ trích cho rằng, chính quyền Trump cũng phải chịu một phần trách nhiệm về thảm họa này vì quyết định không kích giết tướng Iran Soleimani đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực. Việc Iran bắn rơi máy bay Ukraine có thể khiến ông Trump đối...