Cựu chủ tịch HĐQT Saigon Co.op: “Xin HĐXX xem xét bối cảnh hành vi phạm tội”
Cựu Chủ tịch Saigon Co.op nói và cho rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn rủi ro thì thiệt hại có thể sẽ lớn hơn con số 115 tỷ đồng.
Chiều 28/12, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên sơ thẩm đối với ông Diệp Dũng (SN 1968, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh Saigon Co.op), Nguyễn Thành Nhân (SN 1976, nguyên Tổng giám đốc), Hồ Mỹ Hòa (SN 1979, nguyên Giám đốc tài chính), Võ Thành Trung (SN 1978, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô Thị Mới) và Tôn Thất Hào (SN 1967, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Đại Á) bị truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.
Các cán bộ thuộc cấp của ông Diệp Dũng tại Saigon Co.op là Trần Trung Liệt, Hàng Thanh Dân, Phạm Thị Minh Ngọc và Nguyễn Thị Thùy Trang bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo tại tòa.
Là người đầu tiên bước lên bục xét hỏi, bị cáo Dũng cho biết, sau khi nghe thông tin chuỗi siêu thị Big C chuyển nhượng, HĐTV Saigon Co.op đã họp bàn về việc huy động vốn và được UBND TP Hồ Chí Minh cho phép thực hiện”. Theo cựu Chủ tịch Saigon Co.op, giai đoạn 1 đơn vị này đã huy động được 3.000 tỷ đồng.
Mục đích mua lại siêu thị Big C nhằm tăng sức mạnh cho Saigon Co.op, nếu thương vụ mua Big C không thành công, số tiền đầu tư sẽ được trả lại cho các nhà đầu tư. Nếu ai không có nhu cầu rút vốn, muốn đồng hành cùng Saigon Co.op, sẽ kết nạp thành viên đưa vốn vào vốn điều lệ của Saigon Co.op.
Khi “thương vụ” mua lại siêu thị Big C không thành công, bị cáo Diệp Dũng đã tự ý dùng số tiền 1.000 tỷ đồng (từ 3.000 tỷ đồng) để đầu tư ra bên ngoài nhưng không thông qua HĐQT.
Video đang HOT
Cũng theo ông Dũng, bản thân ông là một người làm kinh tế, với mong muốn tạo thêm “một chút” lợi nhuận cho Saigon Co.op, tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho cán bộ công nhân viên nên sau khi nghe bị cáo Hồ Mỹ Hòa (Giám đốc phòng Tài chính) đề xuất việc đem tiền đi hợp tác, bị cáo thấy hợp lý nên chấp thuận.
Điều kiện mà ông đặt ra đối với các đối tác là phải có tài sản đảm bảo. Lúc đó, ông không biết có đơn vị nào nên khi được phòng tài chính thông báo hai doanh nghiệp là Công ty Đô Thị Mới và Công ty Đại Á, ông đồng ý
Khi được chủ tọa hỏi tại sao muốn mang lại lợi ích kinh tế nhưng lại giảm lãi suất từ 7% xuống còn 0% khiến Saigon Co.op thất thoát số tiền 115 tỷ đồng, bị cáo Dũng nói, sau khi hợp tác đầu tư, cấp dưới báo cáo phía đối tác sử dụng nguồn vốn không có hiệu quả, có nguy cơ thiệt hại nên ông đã có quyết định trên. Lúc đó, ông chỉ nghĩ làm sao để thu hồi vốn một cách nhanh nhất nên quyết định điều chỉnh giảm lợi nhuận.
“Hoàn toàn tôn trọng cáo trạng, tuy nhiên mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, bối cảnh để đánh giá động cơ, mục đích của bị cáo trong vụ án!”, cựu Chủ tịch Saigon Co.op nói và cho rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn rủi ro thì thiệt hại có thể sẽ lớn hơn con số 115 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Dũng cho rằng mình làm việc trên là vì nôn nóng, sợ nhà đầu tư bị thiệt hại. Cựu Chủ tịch Saigon Co.op thừa nhận sai phạm khi đã có 2 quyết định trên khi không thông qua HĐQT gây thiệt hại tài sản. Đồng thời, ông Dũng còn xác nhận có vận động gia đình khắc phục hậu quả và gia đình Dũng đã khắc phục một phần.
Cáo trạng xác định, hành vi của ông Dũng tạo điều kiện cho Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới không phải thanh toán khoản lợi nhuận cố định 7%năm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Saigon Co.op bị thiệt hại 115,6 tỷ đồng.
Xét xử cựu Chủ tịch UBND H.Thường Xuân: Thẩm định lại số tiền gây thiệt hại
Nhận thấy việc thẩm định số tiền gây thiệt hại cho nhà nước trong vụ án cựu Chủ tịch UBND H Thường Xuân và đồng phạm còn nhiều điểm cần làm rõ, HĐXX TAND tỉnh Thanh Hóa trả hồ sơ cho Viện KSND tỉnh Thanh Hóa tiến hành giám định lại.
Cuối giờ sáng 26.12, trong phần xét hỏi, nhận thấy việc thẩm định số tiền gây thiệt hại cho nhà nước trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ", xảy ra tại H.Thường Xuân (Thanh Hóa) còn nhiều điểm cần làm rõ, HĐXX TAND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND tỉnh Thanh Hóa tiến hành thẩm định lại.
Các bị cáo (những người đứng) tại phiên tòa. Ảnh MINH HẢI
Vụ án được TAND tỉnh Thanh Hóa đưa ra xét xử vào sáng cùng ngày. Các bị cáo bị xét xử, gồm: Cầm Bá Xuân (58 tuổi), cựu Chủ tịch UBND H.Thường Xuân, cựu Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa; Lê Văn Khánh (63 tuổi), cựu Trưởng phòng TN-MT H.Thường Xuân; Vũ Ngọc Nam (51 tuổi), cựu Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng; Nguyễn Chí Thành (56 tuổi), cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế H.Thường Xuân.
Riêng bị cáo Nguyễn Anh Linh, cựu cán bộ Chi cục Thuế H.Thường Xuân, bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phần xét hỏi, luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng tài liệu vụ án cho thấy quá trình thẩm định giá trị gây thiệt hại cho nhà nước còn nhiều điểm chưa thỏa đáng.
Cụ thể, theo luật sư, việc xác định mức tiền nộp thuế cho nhà nước mức 400.000 đồng/m 2 với cả khu đất 18.100 m 2 là chưa thỏa đáng. Vì tính đến thời điểm phạm tội, khu đất chưa thực hiện đúng quy trình nhập thửa (18.100 m 2 đất là gộp từ 2 thửa đất - PV), nên chỉ một phần diện tích được tính với mức 400.000 đồng/m 2, phần còn lại sẽ được tính với mức tiền thấp hơn.
Và nếu tính với mức tiền phải nộp thấp hơn thì việc gây thiệt hại cho nhà nước sẽ thấp hơn số tiền gần 1,4 tỉ đồng mà cáo trạng truy tố các bị cáo gây thiệt hại cho nhà nước.
Từ phân tích của luật sư, vị đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa giữ quyền công tố tại tòa cũng cho rằng việc thẩm định lại giá trị gây thiệt hại cho nhà nước là cần thiết.
Sau khi hội ý, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND tỉnh Thanh Hóa tiến hành xem xét, thẩm định lại. HĐXX cũng không cho biết thời gian nào sẽ mở lại phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa, năm 2014, khi còn đương chức, các bị cáo trên đã thực hiện việc lập hồ sơ, thẩm định, xem xét, quyết định chuyển đổi 18.100 m 2 đất rừng sản xuất tại thôn Hòa Lâm (xã Ngọc Phụng) thành đất ở và giao cho 2 cá nhân ngụ tại H.Thiệu Hóa và H.Triệu Sơn (Thanh Hóa).
Quá trình thực hiện chuyển đổi các bị cáo đã không thực hiện đầy đủ các quy định về quy hoạch sử dụng đất, xác định giá tiền nộp thuế nhà nước về chuyển đổi đất, gây thiệt hại cho nhà nước gần 1,4 tỉ đồng.
Nhận 25 tỷ đồng tiền hối lộ, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự nói hết tiền để khắc phục Bị cáo Lan thừa nhận đã nhận số tiền hơn 25 tỷ đồng từ các doanh nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19. Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Chiều ngày 25/12, phiên toà phúc thẩm vụ "Chuyến bay giải cứu" tiếp tục với phần xét hỏi. Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan -...