Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: “Đến nhà tôi không có dễ như thế”
Theo cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các bị cáo ngồi ở đây tham gia bàn bạc, nâng giá cây xanh để chia nhau bị cáo không biết.
Chiều 25/8, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 14 bị cáo trong vụ án “nâng khống giá cây xanh” tại Hà Nội.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung tại phiên toà
Trước khi xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) công bố lời khai của các bị cáo Bùi Văn Mận (Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh), Vũ Kiên Trung (Chủ tịch Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội)… về việc được ông Chung tạo điều kiện cho trồng cây xanh trên địa bàn Hà Nội.
Trả lời thẩm vấn, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khai nhận, vào tháng 12/2015 bị cáo sang làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Thời điểm này đã có một số gói thầu duy tu trồng vườn hoa, thảm cỏ cây xanh. TP đã có chủ trương vốn của năm 2016 dưới hình thức đặt hàng và đấu thầu.
“Có bao nhiêu gói thầu?”, HĐXX đặt câu hỏi. Bị cáo Chung trả lời “theo như cáo trạng thì có 8 gói thầu đang thực hiện, tôi tôn trọng số liệu của cơ quan tố tụng”.
Trả lời HĐXX về việc chỉ đạo dừng đấu thầu trồng cây xanh bị cáo Chung khai, có chỉ đạo theo thông báo 32, ra văn bản về các tiêu chí tổ chức đấu thầu đối với vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh trong vườn hoa chứ không phải tiêu chí đấu thầu với cây xanh đô thị.
HĐXX tiếp tục đặt câu hỏi: “Bị cáo có chỉ đạo dừng đấu thầu chuyển sang đặt hàng?”. Bị cáo Chung phủ nhận: “Tôi không chỉ đạo dừng đấu thầu chuyển sang đặt hàng mà việc đấu thầu dừng để rà soát kiểm tra còn việc đặt hàng đã có chủ trương thực hiện”.
Tại phiên toà, cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng phủ nhận năm 2016 bị cáo không gọi điện cho bị cáo Mận về để trồng cây. Còn thời điểm Mận trồng cây trên nhà bố mẹ đẻ và trường học gần nhà bố mẹ mình, bị cáo không biết. Đến năm 2020 bị cáo mới biết việc này.
Vào Tết năm 2017 có các bị cáo toà vừa thông báo đến nhà bị cáo chúc Tết và nghe chỉ đạo việc trồng cây xanh không? HĐXX đặt câu hỏi. Bị cáo Chung cho hay “tôi nghĩ là đến nhà tôi không có dễ như thế”.
Ngoài ra, bị cáo Chung cũng phủ nhận việc chỉ đạo ông Lê Văn Dục – cựu Giám đốc Sở xây dựng cho Công ty Sinh Thái Xanh đặt hàng trồng cây xanh.
Bị cáo Chung cũng khẳng định từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2016 và đầu năm 2018 không trao đổi với Bùi Văn Mận về việc trồng cây tại nút giao Quốc lộ 21 và trồng keo ven quốc lộ.
Video đang HOT
Việc trồng cây tại nút giao này, UBND TP Hà Nội đã có văn bản phê duyệt cho Công ty Bình Minh làm vườn ươm từ tháng 12/2015.
Đến tháng 4/2016, công ty Việt Hưng có xin đề nghị tài trợ làm vườn ươm, ông Chung đã tổ chức họp công khai và giao sở Xây dựng thực hiện.
“Bị cáo có biết việc chỉ định của bị cáo theo phương thức đặt hàng để các bị cáo ngồi đây lợi dụng nâng giá cây, gây thất thoát tài sản Nhà nước không?” chủ toạ hỏi. Bị cáo Chung khai nhận “các bị cáo ngồi ở đây tham gia bàn bạc, nâng giá cây xanh để chia nhau tôi không biết, nhưng với cương vị là Chủ tịch TP, tội xin nhận trách nhiệm về việc đó”.
Theo cáo trạng, trong quá trình chỉ đạo việc trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016-2019, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc đặt hàng trái quy định của pháp luật.
Tại cơ quan điều tra, Bùi Văn Mận, giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh, khai do được bị cáo Chung tạo điều kiện nên đã chi gần 1,2 tỷ đồng trồng cây tài trợ cho trường mầm non và nhà bố đẻ Chung.
Ngoài ra, Vũ Kiên Trung, Chủ tịch Côngty TNHH MTC Công viên cây xanh Hà Nội, khai sau khi nhận được tiền do Nguyễn Tuấn Nghĩa, Giám đốc Công ty Vì Nhân Dân và Công ty Xanh Hoà Lạc, đã sử dụng 2,6 tỷ đồng chi cho cựu Chủ tịch Hà Nội vào các dịp lễ, tết từ năm 2016 đến năm 2020.
Nhìn lại 4 vụ án mà ông Nguyễn Đức Chung 'dính chàm'
Cho đến hiện tại, ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội, đang thi hành tổng cộng 12 năm tù trong ba vụ án và đang hầu tòa trong vụ án thứ tư.
Sáng nay (25-8), phiên tòa xét xử cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được khai mạc. Phiên tòa dự kiến kéo dài 5 ngày.
Đây là vụ án thứ 4 mà bị cáo Chung bị đưa ra xét xử. Lần này, cựu chủ tịch Hà Nội bị cáo buộc hưởng lợi 3,8 tỉ đồng khi lợi dụng chức chủ tịch thành phố giúp người quen trục lợi số tiền "đặc biệt lớn" khi trồng cây xanh cho thủ đô.
Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa sáng nay 25-8. Ảnh: PHI HÙNG
Trong vụ án thứ tư này, ông Chung bị cáo buộc đã "chỉ đạo miệng" buộc cấp dưới phải đặt hàng công ty thân thiết mua cây xanh, qua đó nâng khống giá, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34 tỉ đồng.
CSĐT Bộ Công an khởi tố vụ án từ tháng 8-2021. Theo cáo trạng, để triển khai chương trình trồng mới, thay thế cây xanh, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng TP Hà Nội được giao làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội là đơn vị được đặt hàng, Công ty CP Định giá và dịch vụ tài chính VN là đơn vị tư vấn, thẩm định giá.
Các bị can đã thông đồng, nâng khống giá trị cây, hợp thức hồ sơ để quyết toán trái quy định. Các bị can còn lập khống hồ sơ năng lực Công ty TNHH Phát triển sinh thái xanh để được đặt hàng dịch vụ cây xanh; nâng khống giá cây khi ký văn bản đề nghị thẩm định... Một số cây trồng mới, thay thế, bổ sung đã được nhập lậu từ Trung Quốc.
Tính đến nay, ông Chung đã lãnh tổng cộng 12 năm tù tại 3 vụ án: chiếm đoạt tài liệu mật liên quan vụ án Nhật Cường, mua sắm chế phẩm Redoxy-3C và can thiệp đấu thầu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Vụ chiếm đoạt tài liệu mật liên quan vụ án Nhật Cường
Theo nội dung vụ án, tháng 5-2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố vụ án buôn lậu, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan. Trong đó, ông Chung và bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ ông Chung) được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Ông Nguyễn Đức Chung hầu tòa. Ảnh: PLO
Để nắm được thông tin, tài liệu điều tra, ông Chung đề nghị Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế - C03, Bộ Công an) cung cấp. Dũng đã nhiều lần chiếm đoạt và cung cấp cho ông Chung các tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "Mật" liên quan đến vụ án Nhật Cường. Hai bị cáo là cấp dưới của ông Chung đã tham gia in, chỉnh sửa các tài liệu "Mật" cho ông Chung.
TAND TP.Hà Nội xét xử và tuyên phạt ông Chung năm năm tù về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Ba bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 18 tháng đến bốn năm sáu tháng tù về cùng tội danh.
Vụ án mua sắm chế phẩm Redoxy-3C
Theo nội dung vụ án, năm 2009, UBND TP Hà Nội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác khắc phục ô nhiễm nguồn nước ao, hồ.
Tháng 5-2016, với vai trò chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Chung đã lựa chọn chế phẩm Redoxy-3C công nghệ mới thay thế công nghệ cũ. Ông Chung chỉ đạo bị cáo Võ Tiến Hùng (cựu tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội) mua chế phẩm Redoxy-3C thông qua Công ty Arktic.
Cơ quan CSĐT cho rằng không xác định được hiệu quả của việc sử dụng Redoxy 3C trong việc xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TPO
Quá trình nhập, mua bán, thử nghiệm và sử dụng chế phẩm, các bị cáo có nhiều sai phạm, bỏ qua nhiều quy định, với động cơ vụ lợi, gây thiệt hại tài sản nhà nước.
Công ty Arktic được thành lập, con trai ông Chung đã đứng tên 40% cổ phần. Quá trình hoạt động, việc chuyển nhượng qua lại vốn góp đều do vợ ông Chung chỉ đạo thực hiện, nhờ người đứng tên hộ. Việc phát sinh khâu trung gian mua bán lòng vòng theo chỉ đạo của ông Chung gây thiệt hại ngân sách hơn 36 tỉ đồng.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Chung tám năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau đó, ông Chung kháng cáo, cho rằng mình bị oan.
Quá trình xét xử phúc thẩm, ông Chung nhận trách nhiệm và nộp thêm 15 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. TAND cấp cao tại Hà Nội đã giảm án từ tám năm tù xuống còn năm năm tù.
Vụ án can thiệp đấu thầu tại Sở KH&ĐT Hà Nội
Theo hồ sơ vụ án, gói thầu số hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp do Sở KH&ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư. Từ đề xuất của Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, đang bị truy nã), ông Chung đã chỉ đạo cấp dưới tại Sở KH&ĐT dừng thầu trái quy định.
Các bị cáo tại Sở KH&ĐT Hà Nội đã làm theo chỉ đạo của ông Chung, sửa đổi hồ sơ mời thầu, tạo lợi thế cho liên danh Đông Kinh - Nhật Cường trúng thầu.
Ông Nguyễn Đức Chung trong phiên sơ thẩm xét xử vụ can thiệp đấu thầu tại Sở KH&ĐT Hà Nội. Ảnh: PLO
Các bị cáo tại Công ty Đông Kinh cùng với Công ty Nhật Cường thiết lập "quân xanh" để thông thầu, sau khi trúng thầu lại chuyển nhượng trái phép cho nhau để hưởng lợi.
Hành vi của các bị cáo đã làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỉ đồng.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Chung ba năm tù. Sau đó, bị cáo Chung kháng cáo.
Tại phiên phúc thẩm tháng 7-2022, ông Chung nhận trách nhiệm; nộp gần 100 giấy khen, bằng khen và bản thân đang mắc bệnh hiểm nghèo... TAND cấp cao tại Hà Nội đã giảm án cho ông Chung còn hai năm tù.
Sáng 25/8, xét xử cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong vụ nâng giá cây xanh Sáng mai (25/8), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong vụ nâng giá cây xanh. Đây là vụ án thứ 4, bị cáo Nguyễn Đức Chung phải hầu tòa. Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Chánh Tòa hình sự) làm chủ tọa phiên tòa. Phiên tòa...