Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị đề nghị 10-11 năm tù
Với tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, ông Vũ Huy Hoàng bị đại diện Viện KSND TP Hà Nội đề nghị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt từ 10-11 năm tù.
Sáng 24/4, phiên xử cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng đồng phạm trong vụ án “đất vàng” Sabeco kết thúc phần xét hỏi, bước vào phần tranh luận. Mở đầu, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại tòa nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án cụ thể đối với các bị cáo.
Mức án đề nghị cụ thể với tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” : Vũ Huy Hoàng , cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương: 10-11 năm tù; Phan Chí Dũng , cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương: 7-8 năm tù.
Với tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” : Nguyễn Hữu Tín , cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM: 5-6 năm tù; Lâm Nguyên Khôi , cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM: 4-5 năm tù; Đào Anh Kiệt , cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM: 4-5 năm tù.
Cùng tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”: Lê Văn Thanh , cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TPHCM: 3-4 năm tù; Lê Quang Minh , cựu Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM: 3-4 năm tù; Nguyễn Thanh Chương , cựu Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TPHCM: 3-4 năm tù; Trương Văn Út , cựu Phó Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM: 3-4 năm tù; Nguyễn Lan Châu , cựu chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM: 2-3 năm tù.
Cần bản án nghiêm khắc
Theo đại diện VKS, vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công Thương và TPHCM là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.
Các bị cáo tại tòa sơ thẩm.
Hầu hết các bị cáo trong vụ án là những người giữ vị trí lãnh đạo đầu ngành, cán bộ chủ chốt của Bộ Công Thương và UBND TPHCM; có trình độ chuyên môn và hiểu biết trong lĩnh vực công tác. Các bị cáo được phân công nhiệm vụ quản lý ngành Công Thương trên toàn quốc và quản lý, phát triển kinh tế – xã hội ở đô thị lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, vì những động cơ khác nhau các bị cáo đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài; cố ý vi phạm các quy định về quản lý tài sản Nhà nước, vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Từ đó, chuyển dịch quyền quản lý, sử dụng khu đất nêu trên là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân, gây thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền hơn 2.700 tỷ đồng, gây bức xúc trong xã hội và suy giảm niềm tin của nhân dân.
Video đang HOT
Thủ đoạn dùng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn (chuyển nhượng vốn) không minh bạch, vi phạm các quy định của pháp luật của một số đối tượng có trách nhiệm quản lý tài sản công đã gây thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước. Vì vậy, cần phải xét xử nghiêm minh đối với các hành vi nêu trên của bị cáo Vũ Huy Hoàng và các bị cáo trong vụ án nhằm răn đe giáo dục và phòng ngừa chung.
Ông Vũ Huy Hoàng có vai trò chính, trực tiếp
Đối với bị cáo Vũ Huy Hoàng, VKS nhận định, ông Hoàng là người có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, công nghiệp và thương mại. Bị cáo được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương, có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ Công Thương, thường xuyên tham dự họp Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về quản lý ngành Công Thương; thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công Thương quản lý, trong đó có Sabeco.
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Từ những năm 2011, 2012, Chính phủ đã có các Nghị quyết yêu cầu các Bộ, ngành, Tổng Công ty Nhà nước không đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính, nhất là lĩnh vực bất động sản, tài chính… Khi Sabeco triển khai thực hiện dự án tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Sabeco không bố trí được số tiền phải nộp để chuyển mục đích sử dụng là hơn 1.236 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị cáo Vũ Huy Hoàng vẫn quyết định cho đầu tư dự án và đã không chấp hành các Nghị quyết của Chính phủ.
Từ năm 2012 đến năm 2016, bị cáo Vũ Huy Hoàng thực hiện các hành vi chỉ đạo cấp dưới, cụ thể là bị can Hồ Thị Kim Thoa, bị cáo Phan Chí Dũng, có các văn bản chỉ đạo các cán bộ tại Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.
Sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý cho dự án, bị cáo Vũ Huy Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.
Hành vi của bị cáo Vũ Huy Hoàng và các đồng phạm ở Bộ Công Thương đã vi phạm quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; gây thiệt hại, thất thoát hơn 2.700 tỷ đồng.
Theo đại diện VKS, trong vụ án này, bị cáo Vũ Huy Hoàng phạm tội với vai trò chính, trực tiếp.
Ông Vũ Huy Hoàng: 'Đất vàng' Sabeco không phải là công trình quan trọng
Bị cáo Vũ Huy Hoàng cho rằng, dự án ở khu "đất vàng" 2-4-6 Hai Bà Trưng không phải là công trình quan trọng của Bộ, vì thế Bộ trưởng không thể nào nắm hết được.
Chiều 22/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 bị cáo khác trong trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và TP.HCM.
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phủ nhận đổ lỗi cho cấp dưới
Trả lời câu hỏi của HĐXX lý do có bút tích sửa văn bản do nguyên Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ký, bị cáo Vũ Huy Hoàng cho rằng, Bộ Công Thương có quy chế làm việc, quy định rõ từng lĩnh vực, từng lãnh đạo phụ trách. Khi xử lý các vụ việc liên quan, những người phụ trách chịu trách nhiệm trực tiếp, trường hợp người phụ trách đi vắng, có thể trao đổi với lãnh đạo để xử lý thay.
"Mặc dù người được phân công chủ động trong lĩnh vực của mình nhưng nếu xét thấy cần tham khảo ý kiến thành viên ban lãnh đạo, người đứng đầu như tôi thì họ chủ động hỏi ý kiến tôi. Tôi chỉ được hỏi ý kiến khi người ta có yêu cầu tôi tham gia. Tương tự, những cuộc họp quan trọng, người phụ trách đi vắng có thể nhờ người khác họp thay" , bị cáo Vũ Huy Hoàng lý giải.
Cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng các đồng phạm tại toà. (Ảnh: TTXVN)
Trước toà, cựu Bộ trưởng Công Thương cũng phủ nhận cáo buộc mình đổ lỗi cho cấp dưới. "Tôi xin lỗi VKS, sáng nay đọc cáo trạng có nói rằng tôi không nhận trách nhiệm trong phạm vi của mình, tôi xin khẳng định lại trước HĐXX, tôi không có ý kiến đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho cá nhân khác về những việc đang xảy ra nếu như tôi là người trực tiếp thụ lý. Tôi chịu trách nhiệm cá nhân về những việc mình phụ trách, chỉ đạo và được hỏi ý kiến. Tôi không có động thái nào, lời phát biểu nào trốn tránh trách nhiệm cho người khác, kể cả là cấp dưới" , bị cáo Vũ Huy Hoàng phân trần.
Nói về trách nhiệm khi để xảy ra thiệt hại tài sản của Nhà nước, bị cáo Vũ Huy Hoàng vẫn khẳng định, theo quy định, người đứng đầu chịu trách nhiệm chung nhưng nhiệm vụ đã phân công rất rõ ràng cho từng lãnh đạo.
"Tôi và các thành viên khác quản lý chung, không có điều kiện tìm hiểu. Doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh, Sabeco đã cổ phần hóa, việc quản lý thông qua bộ phận giúp việc. Hôm nay sau khi nghe các thông tin, tôi thấy dự án này không phải là công trình quan trọng của Bộ, chưa nói của Nhà nước, Bộ trưởng không thể nào nắm hết được", ông Hoàng trình bày.
"Đất vàng" rơi vào tay tư nhân là do Bộ Công Thương thúc ép?
Trong vụ án này, ông Phan Đăng Tuất, cựu Chủ tịch HĐQT, Ban quản lý vốn nhà nước giai đoạn 2012-2015 đã ký một số văn bản báo cáo lựa chọn nhà đầu tư. Ông Tuất không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trước đó, vào năm 2007, Sabeco hợp tác với Sabeco Land để triển khai dự án tại 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM) nhưng không đủ tài chính vì số tiền nộp sử dụng đất là 1.236 tỷ đồng.
Mặc dù năm 2012, Chính phủ có nghị quyết 26 về thoái vốn ngoài ngành nhưng ông Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương), Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, đang trốn nã) tiếp tục chỉ đạo Sabeco thực hiện đầu tư dự án bất động sản.
Ngày 23/4/2014, Sabeco có công văn số 10 đề xuất để Sabeco thực hiện dự án với nhóm nhà đầu tư mới để thành lập Sabeco Pearl, Sabeco cũng chuyển giao quyền sử dụng đất trên cho Sabeco Pearl. Quá trình thực hiện xảy ra sai phạm, Sabeco thoái vốn giá rẻ, dẫn đến đất vàng rơi vào tay tư nhân, nhà nước bị thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.
Trả lời HĐXX, ông Tuất khai nhận Sabeco là tổng công ty duy nhất được gọi là giàu có nhưng không có văn phòng và phải đi thuê. Tiền thuê cũng là tiền ngân sách. Sabeco coi trách nhiệm là phải nhanh chóng có văn phòng. Khi Sabeco Land rút lui khỏi dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, có các nhà đầu tư mới đến thì rất phấn khởi.
Ông Tuất khai ký công văn số 10 có tham khảo các công ty khác ngành công thương. Sau khi Bộ Công Thương chấp thuận, Sabeco gặp gỡ các nhà đầu tư, dự thảo hợp đồng.
"Tôi chỉ ngồi dự lần đầu khi các bên chào nhau, sau đó bàn thảo thực hiện hợp đồng, điều kiện, điều khoản... Việc thương thảo dự án dựa trên cơ sở dự án cũ" , ông Tuấn nói.
Nhắc đến văn bản gửi UBND TP.HCM đồng ý cho Sabeco Pear thực hiện nghĩa vụ tài chính, ông Tuất cho biết, sau khi hoàn tất hồ sơ với nhà đầu tư thì Sabeco làm hợp đồng hợp tác liên doanh và nộp cho UBND xin triển khai dự án.
Ông Tuất thừa nhận việc ký công văn là không đúng thẩm quyền vì khi đó, người đại diện pháp luật đi vắng. "Sabeco nộp hồ sơ nhưng hơn 1 tháng sau vẫn chưa thấy hồi âm. Bộ Công Thương giục giã chúng tôi phải nhanh chóng thực hiện dự án..." , ông Tuất phân trần.
Ông Tuất nói thêm: "Ở Sabeco có thông lệ là cứ đi họp về đất đai thì gọi tôi. Tất cả công văn thành phố gửi Sabeco về đất đai đều gửi tôi, tôi đi dự". Ông Tuất cũng cho biết, trước khi ban hành công văn để Sabeco Pear thực hiện nghĩa vụ tài chính, Sabeco có báo cáo Bộ Công thương.
Trả lời câu hỏi của thẩm phán về trách nhiệm của mình liên quan đến vụ án, ông Tuất đáp: "Tôi nghĩ trong quá trình làm việc, lỗi duy nhất là quá năng nổ, nhiệt tình. Lẽ ra phải chờ thời gian. Bởi vì Bộ Công Thương thúc ép. Bộ giục cũng phải vì tiền phạt chậm nộp mỗi năm là 18,5 tỷ đồng. Sau 1 tháng nộp hồ sơ không thấy hồi đáp chúng tôi nóng vội...".
Có mặt tại toà, đại diện Công ty Cổ phần Quảng trường Mê Linh (tiền thân là Sabeco Pearl) cho biết, hiện nay đơn vị đang quản lý khu "đất vàng" trên. Các cổ đông tham gia công ty từ tháng 4/2017 thì chưa được 1 năm có việc khởi tố vụ án, từ đó đến nay khu đất đó để trống, không được triển khai, thiệt hại lớn cho công ty.
"Chúng tôi xem xét hồ sơ, toàn bộ văn bản của nhà nước đều là thật, là đúng, chúng tôi tin tưởng vào các văn bản đó. Khi chúng tôi tham dự tòa mới phát hiện có nhiều tình tiết diễn ra giữa các cơ quan quản lý khác nhau, không liên quan đến chúng tôi. Đề nghị tòa án xem xét bảo vệ quyền lợi của chúng tôi" , vị này nói thêm.
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sabeco thoái vốn khi tôi đã... về hưu Trả lời về quá trình Sabeco thoái vốn, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, Sabeco xây dựng phương án thoái vốn chính thức về giá, phương thức, cách thức... khi ông đã bị Quốc hội bãi miễn. Tại phần thẩm vấn ngày 23/4, trả lời về quá trình thoái vốn của Sabeco tại Sabeco Pearl, bị cáo Vũ Huy Hoàng khẳng...