Cựu Bộ trưởng Khôi phục kinh tế Pháp qua đời vì Covid-19
Cựu Bộ trưởng Patrick Devedjian 75 tuổi qua đời vì Covid-19 hôm 29/3, 3 ngày sau khi ông thông báo “mệt nhưng vẫn ổn định” trên Twitter.
Ông Devedjian từng là Bộ trưởng Khôi phục kinh tế Pháp sau khủng hoảng tài chính 2008. Ông lần đầu thông báo có các triệu chứng bệnh Covid-19 hôm thứ Tư (25/3).
Cựu Bộ trưởng Pháp Patrick Devedjian. (Ảnh: Closer)
Trong thông điệp trên trang cá nhân ngày 26/3, ông cảm ơn các bác sĩ và y tá đã giúp đỡ tất cả các bệnh nhân. “Tôi mệt nhưng vẫn ổn định nhờ có họ”.
Ông được đưa vào bệnh viện tư nhân Antony, miền Nam nước Pháp. Chưa rõ ông có sẵn bệnh nào khác hay không. “Tình trạng của ông ấy bắt đầu xấu đi hôm thứ Bảy (28/3). Bác sĩ quyết định đặt ông vào trạng thái hôn mê nhân tạo, nhưng ông không qua khỏi”, gia đình cựu bộ trưởng cho biết.
Nhiều đồng nghiệp đã chia buồn và bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của ông. Họ nhận xét ông là một người nhiệt huyết, hài hước và có tinh thần tự do.
Video đang HOT
Pháp hiện ghi nhận 38.000 ca mắc Covid-19, trong đó hơn 2.300 người chết. Nước này đã áp dụng các biện pháp phong tỏa mở rộng để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.
PHƯƠNG ANH
Nhân viên bệnh viện Nhật được tặng 21 triệu đồng/người chỉ vì "sếp thích thế" nhưng lý do đằng sau khiến ai nấy đều cảm phục!
Phần thưởng này đi kèm với điều kiện đặc biệt: Nhân viên phải kê khai rõ đã mua những gì, có ích hay không bằng số tiền 100.000 yên (khoảng 21 triệu đồng).
Dịch Covid-19 không chỉ khiến cho mọi người lo lắng về sức khỏe mà tình hình kinh tế cũng để lại một nỗi bận tâm lớn. Các doanh nghiệp đã buộc phải nghỉ dài ngày và với nhiều nhóm dân cư bị cách ly, vì thế họ kiếm được ít tiền hơn.
Mới đây, một bài viết được nhân viên bệnh viện tên Tomoki đăng lên Twitter vào ngày 12 tháng 3 đã tạo ra tác động mạnh mẽ với cộng đồng mạng:
"Tôi làm việc tại một bệnh viện tư nhân, nhưng dường như tất cả nhân viên đều nhận được tiền thưởng tạm thời là 100.000 yên (khoảng 21 triệu đồng). Kỳ lạ không?"
Ngay lập tức rất nhiều người bày tỏ thắc mắc vì sao bệnh viện lại làm như thế. Tomoki đã đáp theo cách hài hước: "Vì sếp thích thế!". Cuối cùng, anh cho biết vị chủ tịch của bệnh viện đã giải thích trao thưởng như một động thái kích thích kinh tế.
4 ngày sau, Tomoki đã chia sẻ hình ảnh bằng chứng về phần thưởng kèm lời giải thích rõ ràng hơn:
"Họ đã thưởng 100.000 yên tiền mặt.
Chủ tịch bệnh viện đã giải thích như thế này: Nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang lao dốc và có khả năng là Covid-19 sẽ đưa chúng ta vào một cuộc suy thoái kinh tế khác. Vì vậy, đây là số tiền để giữ trong trường hợp kinh tế dịch chuyển.
Tuy nhiên, phần thưởng này rất đặc biệt: chúng tôi phải sử dụng hết số tiền 100.000 yên và gửi biên lai chính thức cho những gì chúng tôi đã mua đến bệnh viện. Nếu không, phần thưởng sẽ bị trả về."
Tomoki nói thêm rằng vì bệnh viện là một tổ chức hoạt động mô hình tư nhân, nên tổng số tiền thưởng của toàn bệnh viện rơi vào khoảng 40.000.000 yên (khoảng 8 tỷ rưỡi). Anh còn nói bóng gió rằng nếu một bệnh viện tư nhân mà còn làm được việc này, thì đó có thể là điều cần xem xét cho các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh nhiều người bày tỏ sự ghen tị lẫn nghi ngờ với Tomoki thì không ít dân mạng ca ngợi vì công việc của anh ấy trong mùa dịch Covid-19.
Nhiều người bình luận nghĩ rằng thật công bằng khi Tomoki và đồng nghiệp của anh được khen thưởng. Những người khác còn ca ngợi ông chủ của ông về tầm nhìn xa cũng như sự tận tâm chăm sóc nhân viên tại bệnh viện của ông.
"Không phải ngày nào bạn cũng thấy một bệnh viện với sự hiếu khách ở cấp độ này. Tôi muốn được điều trị ở đó."
"Dòng tiền sẽ được lưu chuyển toàn thế giới khi chúng ta biết đặt vào đúng chỗ. Thật mừng vì chủ tịch của bạn hiểu được điều đó!"
"Ngân hàng Nhật Bản nên làm điều gì tương tự chứ nhỉ!"
Tuy nhiên, vì tất cả những ai sở hữu phần thưởng đều phải gửi biên lai mua hàng của họ, nên có lẽ một số người cần kiềm chế trong chuyện chi tiêu. Việc bỏ đi hàng ngàn yên để mua dâu tây, khăn giấy và rong biển có thể khiến bạn không dám nhìn thẳng vào mắt vào mắt đồng nghiệp của mình.
Bệnh viện tư không được từ chối người có dấu hiệu mắc COVID-19 Các bệnh viện tư nhân cần chuẩn bị phương án ứng phó với tình huống người nghi mắc cần phẫu thuật can thiệp cấp cứu nhằm vừa đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên Khu vực phòng khám dành riêng cho người nghi nhiễm tại Bệnh viện Gia An 115. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)...