Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai bị đề nghị từ 5 – 6 năm tù vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Vịnh từ 5 – 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cùng tội danh, bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) bị đề nghị từ 4 – 5 năm tù.
Sau bốn ngày TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “ Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ngày 23/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội các bị cáo.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Vịnh từ 5 – 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cùng tội danh, bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) bị đề nghị từ 4 – 5 năm tù;
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh tại phiên tòa.
Bị cáo Nguyễn Thanh Dương (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) bị đề nghị từ 2 – 3 năm tù; bị cáo Lê Ngọc Hưng (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) bị đề nghị từ 3 – 4 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa (Giám đốc Công ty Lilama) bị đề nghị từ 7 – 8 năm 6 tháng tù về hai tội: “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
Các bị cáo còn lại tùy theo mức độ phạm tội mà bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị từ 2 – 4 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” hoặc tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”. Cũng bị truy tố về hai tội danh trên, một số bị cáo được đề nghị hưởng mức án treo do có nhân thân tốt, có nhiều thành tích, khen thưởng trong công tác…
Video đang HOT
Bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát nêu rõ, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh với cương vị là Phó Chủ tịch và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (giai đoạn từ năm 2012 – 2015) là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của UBND tỉnh Lào Cai và trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án tại Quyết định số 1915 ngày 1/8/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phân công công việc của các thành viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2011 – 2016 (viết tắt là Quyết định 1915).
Bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa (Giám đốc Công ty Lilama, hàng trên) tại phiên tòa.
Nhưng trong quá trình thực thi công vụ được giao, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bản tỉnh Lào Cai mà ký nhiều văn bản và có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu khác có liên quan trái quy định của pháp luật để Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam lợi dụng khai thác và tiêu thụ trái phép khoáng sản (quặng Apatit) tại khai trường 18 thôn 2 (xã Đông Tuyến, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) thông qua thực hiện dự án khách sạn, nhà hàng và cải tạo mặt bằng khu mỏ.
Hành vi của bị cáo Nguyễn Văn Vịnh đã tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam đã khai thác và tiêu thụ trái phép 974.088 tấn quặng Apatit trong phạm vi 37.700m2, trong đó có 22.674,2m2 lẫn vào diện tích khai trường 18.
Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Bị cáo Doãn Văn Hưởng, từ tháng 8/2011 đến 2013 với cương vị là Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác tài nguyên môi trường, và từ tháng 12/2013 đến năm 2015 với cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của UBND tỉnh Lào Cai và trực tiếp phụ trách chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án tại Quyết định số1915 của UBND tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc được giao, bị cáo Doãn Văn Hưởng đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai khi chỉ đạo các sở, ngành và ký nhiều văn bản tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam khai thác và tiêu thụ khoáng sản trái phép.
Hành vi của bị cáo Doãn Văn Hưởng đã tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam khai thác và tiêu thụ trái phép 806.898 tấn quặng Apatit các loại trong phạm vi 37.700m2, trong đó có 22.674,2m2 chồng lấn vào diện tích Khai trường 18…
Đại diện Viện kiểm sát xác định, để sai phạm của Công ty Lilama và Công ty Apatit diễn ra trong thời gian dài, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản giúp Công ty Lilama khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit các loại, trị giá hơn 610 tỷ đồng.
Nhận tiền của AIC, cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM bị truy tố
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, vì động cơ vụ lợi, bà Trần Thị Bình Minh - cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM - vẫn chỉ đạo ông Phan Tất Thắng đề xuất, phê duyệt điều chỉnh dự án không đúng quy định.
Hai cán bộ của Sở KH&ĐT TP.HCM bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là bà Trần Thị Bình Minh, cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM và ông Phan Tất Thắng, Phó trưởng phòng Kinh tế của sở này.
Theo kết luận điều tra, bà Trần Thị Bình Minh có quan hệ cá nhân với ông Dương Hoa Xô (giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở NN&PTNT TP.HCM và ông Trần Mạnh Hà, Phó TGĐ AIC).
Cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP HCM biết rõ việc ông Dương Hoa Xô tự ý phê duyệt điều chỉnh danh mục thiết bị, dự toán 4 gói thầu giai đoạn 1, tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, thanh toán tiền cho nhà thầu khi chưa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh là trái quy định của pháp luật.
Nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, vì động cơ vụ lợi, bà Trần Thị Bình Minh vẫn chỉ đạo ông Phan Tất Thắng đề xuất, phê duyệt điều chỉnh dự án không đúng quy định.
Bị can Trần Thị Bình Minh. Ảnh: Bộ Công an
Việc này nhằm hợp thức lại sai phạm của Trung tâm công nghệ sinh học trong giai đoạn 1 và tạo điều kiện cho Chủ đầu tư, Công ty AIC được thay đổi danh mục theo hướng có lợi cho công ty, nâng giá gói thầu và triển khai tiếp giai đoạn 2 và 3, vi phạm quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 33 tỷ đồng.
Qua đó, bà Trần Thị Bình Minh được hưởng lợi bất chính 1,9 tỷ đồng. Số tiền này bà Minh được ông Trần Mạnh Hà đưa cho 900 triệu đồng và ông Dương Hoa Xô đưa cho 1 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Phan Tất Thắng cũng được Công ty AIC tặng quà và 50 triệu đồng.
Kết luận điều tra cũng cho rằng, theo chỉ đạo của ông Dương Hoa Xô, ông Nguyễn Đăng Quân - khi đó là Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, Chủ tịch Hội đồng khoa học - đã thay đổi chủng loại, cấu hình, nâng giá thiết bị gói thầu; thông đồng với đơn vị tư vấn thẩm định giá để hợp thức giá gói thầu đã nâng khống.
Bị can còn cung cấp danh mục, cấu hình, giá thiết bị cho nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu, tạo điều kiện cho Liên danh AIC và các công ty liên quan trúng 8 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 94 tỷ đồng.
Bản thân ông Quân được ông Dương Hoa Xô chia cho 950 triệu đồng từ việc nâng giá gói thầu, tạo điều kiện cho AIC, Việt Á. Hành vi của ông Quân bị CQĐT xác định đã phạm vào tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò giúp sức cho ông Dương Hoa Xô và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC).
Kiến nghị của cơ quan điều tra
Hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định đấu thầu, đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở KH&ĐT TP HCM và Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố, cơ quan Cảnh sát điều tra đưa ra một số kiến nghị. Đó là:
Kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, xử lý đối với các công ty thẩm định giá và thẩm định viên có sai phạm trong vụ án tại các công ty: Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP HCM (nay là Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học Moore AISC); Công ty CP Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam Á (tạm đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thẩm định giá...)
Kiến nghị UBND TP HCM và các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý đối với một số công ty theo thẩm quyền và quy định của Luật đấu thầu 2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Các công ty này gồm: Công ty CP Công nghệ cao; Công ty TNHH Y sinh Nam Anh; Công ty TNHH vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương; Công ty TNHH thiết bị khoa học và công nghệ Kim Ngân; Công ty CP Công nghệ cao Gene Việt; Công ty CP Xuất nhập khẩu kỹ thuật Vimedimex; Công ty CP Công nghệ Việt Á; Công ty CP tư vấn và Quản lý xây dựng Hồng Hà và Công ty CP tư vấn xây dựng Nguyên Châu.
Bắt giữ Chủ tịch UBND thị trấn An Châu và kế toán Sáng 17/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Động, Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi làm việc, nơi ở đối với ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu và bà Vi Thị Thắm, Kế toán UBND...