Cựu bí thư Bến Cát kêu oan, khẩn cầu Bộ Công an vào điều tra vụ án nhiều tình tiết kỳ lạ
Từng bị cấp sơ thẩm tuyên án 10 năm tù trong một vụ án có nhiều tình tiết kỳ lạ, nay cựu Bí thư Thị uỷ Bến Cát (Bình Dương) Nguyễn Hồng Khanh kêu oan, khẩn cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra.
Cựu Bí thư Thị uỷ Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh vừa có đơn gửi các cơ quan tố tụng Trung ương với nội dung cho rằng bị truy tố oan sai trong một vụ án. Hai bị cáo của vụ án là cán bộ ngân hàng cũng có đơn kêu oan.
Trong đơn, ông Khanh (hiện được tại ngoại – P.V) khẩn cầu cơ quan CSĐT Bộ Công an vào cuộc điều tra lại vụ án nhằm đảm bảo tính khách quan, vì theo ông, vụ án được tạo dựng để trù dập, chèn ép người vô tội.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, cựu Bí thư Thị uỷ TX Bến Cát hiện đang kêu oan
Theo hồ sơ, từ năm 2005 – 2008, bà Hồ Thị Hiệp (SN 1947) thế chấp khu đất 23ha tại Thị xã (TX) Bến Cát cho ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn để vay tiền cho Công ty TNHH SXTM An Tây và một công ty khác do bà đại diện pháp luật. Khu đất này đứng tên con gái bà Hiệp, là Nguyễn Hiệp Hảo, có uỷ quyền hợp pháp cho bà.
Năm 2012, vợ chồng ông Khanh có nhu cầu mua đất và thông qua người môi giới biết đến bà Hiệp đang có nhu cầu bán. Trong các lời khai thể hiện, qua trao đổi ông Khanh biết thông tin đất đang được bà Hiệp thế chấp tại ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý cho bán.
Từ năm 2012 – 2015, vợ chồng ông Khanh đã 4 lần mua đất của bà Hiệp, tổng cộng 18ha. Bà Hiệp tự thực hiện giải chấp, xoá thế chấp, mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xoá thế chấp đến Văn phòng công chứng để làm thủ tục mua bán. Vợ chồng ông Khanh trả tiền vào tài khoản ngân hàng và một phần trả bằng tiền mặt theo bà Hiệp yêu cầu.
Bất ngờ sau khi bà Hiệp qua đời, giữa tháng 10/2016 con trai của bà – ông Nguyễn Hiệp Hoà đã tố cáo ông Nguyễn Hồng Khanh có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH SXTM An Tây và cấu kết với 2 cán bộ ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn o ép bà Hiệp chuyển nhượng đất với giá rẻ.
Gần 2 năm sau, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố ông Nguyễn Hồng Khanh và 2 người gồm: Nguyễn Huy Hùng (Giám đốc chi nhánh), Nguyễn Quang Lộc (Phó trưởng phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn). Cả ba bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Video đang HOT
Phiên sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Dương cuối tháng 5/2020 tuyên phạt ông Hùng 12 năm tù, ông Lộc 11 năm tù, ông Khanh 10 năm tù về tội danh nói trên.
Tuy nhiên, phiên phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM mới đây đã tuyên huỷ án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra từ đầu. Sau 4 tháng điều tra lại nhưng chưa đi đến đâu, giữa tháng 11 vừa qua, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương gia hạn điều tra vụ án thêm 4 tháng (tức đến tháng 3/2022).
Những tình tiết buộc tội kỳ lạ
Căn cứ huỷ án mà Toà phúc thẩm, TAND cấp cao đưa ra là, trong tiến trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ; việc đánh giá chứng cứ còn phiến diện và thiếu căn cứ; nội dung nhận định và quyết định có nhiều mâu thuẫn, không đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
TAND cấp cao và Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã chỉ rõ nhiều bất thường trong vụ án “mua bán đất” mà cựu Bí thư Thị uỷ TX Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh dính vào vòng lao lý
Vụ án xuất phát từ đơn tố cáo của ông Nguyễn Hiệp Hoà (con trai bà Hiệp), thế nhưng này không trưng ra được chứng cứ và cơ quan tố tụng cũng không có bất kỳ tài liệu nào thể hiện ông Khanh đã o ép hoặc có hành vi trái pháp luật, buộc bà Hiệp chuyển nhượng đất với giá thấp. Toà phúc thẩm nhận định, cấp sơ thẩm xác định hành vi của ông Khanh là đồng phạm giúp sức cho 2 cán bộ ngân hàng là chưa đủ căn cứ và không phù hợp với quy định pháp luật.
Thời điểm làm thủ tục mua đất bà Hiệp, ông Khanh là Chủ tịch UBND TX Bến Cát nhưng giao dịch với tư cách người dân. Bà Hiệp bán đất có đăng tin công khai trên báo và ông Nguyễn Hữu Trọng, người làm chứng trong vụ án, đã có lời khai chính là người môi giới trong vụ mua bán này.
Trong những lần ông Trọng dẫn ông Khanh đi xem đất hay bàn bạc việc mua bán, thoả thuận giá cả, đóng thuế… đều gặp bà Hiệp và con trai của bà.
Cấp toà phúc thẩm cho rằng, lời khai của nhân chứng Trọng mâu thuẫn với nội dung tố cáo của ông Nguyễn Hiệp Hoà. Đây là tình tiết quan trọng đến việc xác định bản chất vụ án nhưng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương chưa cho đối chất để làm rõ, thu thập chứng cứ không đầy đủ, vi phạm tố tụng…
Toà cấp phúc thẩm còn chỉ ra một điều lạ lùng, ngày 16/10/2016 ông Hoà có đơn tố cáo ông Khanh. Cũng ngay trong ngày, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương và Viện KSND tỉnh Bình Dương ra quyết định phân công điều tra viên, Kiểm sát viên phụ trách giải quyết đơn.
Đáng nói, ngày 18/10 cơ quan CSĐT mới thụ lý đơn tố cáo và ban hành thông báo về việc tiếp nhận tin báo tội phạm. Việc này xác định “nhiệt tình” kỳ lạ và toà phúc thẩm nói rõ là vi phạm thủ tục tố tụng.
Điện diện viện KSND cấp cao tại TP.HCM nêu quan điểm trong vụ án: việc án sơ thẩm cho rằng các bị cáo gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước là không phù hợp, ở trường hợp này là tài sản thế chấp, tài sản của cá nhân bà Hiệp, không liên quan đến tài sản Nhà nước. Toà sơ thẩm chưa làm rõ động cơ, mục đích của bị cáo nên việc xác định tội danh là chưa phù hợp.
Kiểm sát viên khẳng định, bản án sơ thẩm quy kết hành vi phạm tội của bị cáo Khanh là chưa phù hợp, dẫn đến việc quy kết bị cáo Khanh là đồng phạm giúp sức cũng chưa đủ cơ sở.
Hợp đồng thoả thuận 3 bên là hợp đồng đặt cọc giữa bên bán, bên mua, có sự đồng ý của ngân hàng. Đất của bà Hiệp thế chấp tài ngân hàng không chỉ bán riêng cho một mình ông Khanh mà còn bán cho người khác có sự đồng ý của Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn.
Toà phúc thẩm đánh giá, hồ sơ vụ án không có cơ sở thể hiện các bị cáo có sự bàn bạc, thoả thuận để mua đất với giá thấp. Chính bà Hiệp có văn bản xin bán tài sản thế chấp và bà cũng đăng báo công khai việc tìm người mua đất.
Bút lục lời khai của 2 cán bộ ngân hàng thể hiện, không quen biết với ông Khanh. Bà Hiệp là người chủ động có đơn đề nghị và gặp nhiều lần để xin bán tài sản thế chấp để trả nợ. Bà Hiệp cho rằng, bán được giá cao hơn so với giá xin ngân hàng bán. Do đó, 2 cán bộ ngân hàng chấp thuận.
Nạn nhân vụ giết người xôn xao dư luận là đối tượng trong vụ lừa đảo chiếm đoạt 10 tỷ đồng
Mặc dù đã bán tàu FSO Ba Vì cho Công ty Messrs Best Oasis Ltd Nominee, có trụ sở tại Hồng Kông nhưng Phạm Đức Thịnh (SN 1973, trú tại tổ 12, phường Tân Phú, phường Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thiết bị và Vật tư Miền Nam, vẫn đưa ra các thông tin sai sự thật để đánh vào lòng tin của người bị hại, chiếm đoạt 10 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án trên, ngày 6/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, đã hoàn thảnh bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố Phạm Đức Thịnh về các hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức" và "Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng".
Quá trình điều tra xác định: Năm 2012, Phạm Đức Thịnh làm thủ tục thành lập Công ty Cổ phần Thiết bị và Vật tư Miền Nam, đăng ký trụ sở chính tại đường Lê Văn Lương, phường Tân Quy, quận 7, TP Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Công ty Miền Nam). Theo đăng ký kinh doanh, Thịnh là Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng trên thực tế mọi hoạt động của công ty đều do Thịnh chỉ đạo và điều hành.
Sau khi thành lập Công ty Miền Nam, ngày 17/6/2015, Thịnh đã ký hợp đồng mua tàu FSO Ba Vì của Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro với giá 6.875.000 USD; phương án thanh toán của Công ty Miền Nam sau khi đã ký hợp đồng thế chấp tài sản với Ngân hàng TP Bank là sẽ lai dắt tàu FSO về Cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để phá dỡ và bán sản phẩm phá dỡ.
Đến tháng 9/2015, Công ty Miền Nam do Thịnh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị lại có văn bản gửi Ngân hàng TP Bank đề nghị thay đổi phương án từ phá dỡ trong nước sang bán cho phía đối tác nước ngoài. Sau khi được ngân hàng đồng ý, Thịnh đã ký hợp đồng bán tàu FSO Ba Vì cho Công ty Messrs Best Oasis Ltd với giá 5.800.000 USD.
Sau đó, mặc dù tàu FSO Ba Vì không còn thuộc sở hữu của Công ty Miền Nam nhưng vì cần tiền để lo chi phí như neo đậu, chi phí cho thuỷ thủ đoàn, xăng dầu và các chi phí vay mượn khác phục vụ việc xuất bán tàu FSO Ba Vì, Thịnh vẫn đưa ra các thông tin sai sự thật để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ông Phạm Văn Việt, vị khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, cùng khai thác, tháo dỡ tàu FSO.
Cụ thể, Thịnh đưa ra các thông tin chứng minh rằng Công ty Miền Nam do Thịnh là Chủ tịch Hội đồng quản trị đang sở hữu tàu FSO Ba Vì; hồ sơ mua tàu cũng như thông tin sai sự thật về việc Thịnh sẽ lai dắt tàu về Cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để phá dỡ làm phế liệu hoặc hoán cải thành sà lan...
Tin tưởng vào những lời nói của Thịnh, ông Việt đã góp vốn 10 tỷ đồng, với mục đích là lấy chi phí lai dắt tàu FSO Ba Vì về Cảng Cái Mép để phá dỡ, hoán cải. Theo thỏa thuận, sau khi tháo dỡ, ngoài việc được hưởng lợi nhuận góp vốn, ông Việt còn được quyền mua 2 nồi hơi chính của tàu với giá 6 tỷ đồng. Thế nhưng, sau khi nhận được 10 tỷ đồng của ông Việt, Thịnh đã chiếm hưởng, sử dụng vào mục đích khác...
Ông Việt sau khi tìm hiểu biết bị lừa đã nhiều lần đòi tiền, Thịnh đã trả trước được 4,8 tỷ đồng. Nạn nhân Việt sau đó đã làm đơn trình báo sự việc đến Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Vụ án sau đó được chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Căn cứ vào hành vi phạm tội của đối tượng, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố Thịnh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mở rộng đấu tranh, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm rõ hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng của Việt. Được biết, trước khi trở thành bị can trong vụ án này, Thịnh từng là bị hại trong vụ giết người gây xôn xao dư luận, xảy ra vào tháng 6/2016 tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Vụ án xuất phát từ mâu thuẫn giữa giữa Thịnh và một người phụ nữ. Trong vụ án này, đối tượng giữ lại được mạng sống nhưng sức khoẻ bị tổn hại nghiêm trọng với tỷ lệ thương tích là 52 %, nứt vỏ xương đổ cổ, tràn khí màng phổi và hiện vẫn còn mảnh kim khí nằm ở vùng cổ, vận động cổ hạn chế... Theo lời khai của Thịnh thì sau khi bị bắn, đối tượng thường xuyên thấy có một số người đi theo anh ta. Do lo sợ bị trả thù, Thịnh đã mua 2 khẩu súng của một đối tượng không quen biết ở Lạng Sơn với giá 20 triệu đồng rồi cất giấu trong nhà.
Mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan An ninh điều tra đã làm rõ hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức của Thịnh. Với nhu cầu làm chứng minh nhân dân, hộ chiếu mang họ Phạm, sinh năm 1969 (thực chất không đúng với năm sinh thực của Thịnh), vào năm 2013, đối tượng đã thông qua một người không quen biết mua số giấy tờ giả mang tên Phạm Văn Hiểu (SN 1969, trú tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Sau đó, Thịnh sử dụng số giấy tờ giả trên để xuất cảnh ra nước ngoài và đăng ký làm đại diện pháp luật của một công ty tại Vũng Tàu; mở tài khoản tại ngân hàng và đăng ký nộp thuế.
Thêm 11 người bị đề nghị truy tố trong vụ án VEAM C03 đề nghị truy tố thêm 11 bị can trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), trong lần thứ hai ra kết luận điều tra bổ sung. Ngày 4/10, 10 người bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy...