Cưỡng chế xử lý vi phạm đất đai tại Xuân Đỉnh
Chiều 15-9, UBND quận Bắc Từ Liêm đã thông báo kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định buộc khắc phục hậu quả vi phạm đất đai và cưỡng chế thu hồi đất đối với một số hộ dân trong phạm vi dự án đấu giá đất tại phường Xuân Đỉnh. Thời gian cưỡng chế dự kiến là 8h ngày 18-9.
UBND quận cho biết, các hộ dân này không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và không bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư dự án triển khai thi công dù đã được chính quyền thuyết phục, vận động nhiều lần. Các diện tích đất bị cưỡng chế thu hồi đều có nguồn gốc là đất nông nghiệp. Hiện nay, ngoài cây cối, khu đất còn có một số công trình. Dù vậy, UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định, các công trình này xuất hiện sau khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm đếm, phê duyệt phương án GPMB và đều là các công trình vi phạm pháp luật đất đai.
UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định, đã vận dụng tối đa các chính sách bồi thường theo hướng có lợi cho người dân và đúng quy trình, quy định của pháp luật. UBND quận cho biết, sẽ vận động, thuyết phục tới phút chót để các hộ dân hiểu, tự bàn giao đất. Khu đất phải thu hồi có diện tích 2.936m2, tới nay, còn 8 trường hợp chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng cho dự án.
Video đang HOT
Theo ANTD
Trước khi 2 quận mới chính thức hoạt động: Nhiều vụ xây nhà trái phép
Trước ngày Từ Liêm chính thức lên quận và các xã trở thành phường (1-4-2014), nhiều hộ dân đã tranh thủ "vượt rào" xây dựng nhà trái phép, sai phép, thậm chí trắng trợn lấn chiếm đất công. UBND huyện Từ Liêm đã phải xử lý nghiêm, thậm chí cưỡng chế nhiều trường hợp vi phạm.
Cưỡng chế phá dỡ một công trình sai phạm tại xã Mỹ Đình, Từ Liêm
Vi phạm tràn lan
Gần như một thông lệ, mỗi khi có điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các quận mới trên địa bàn Hà Nội, tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng (TTXD) lại nóng bỏng. Hàng nghìn trường hợp vi phạm ở các quận Hoàng Mai, Long Biên (thời điểm cuối năm 2003), ở quận Hà Đông (năm 2008) là những ví dụ điển hình. Lần này, khi Từ Liêm được tách thành 2 quận, chỉ trong hơn 3 tháng, gần 200 vụ vi phạm đã bị phát hiện.
Ghi nhận từ UBND huyện Từ Liêm cho biết, trong tuần ngày 17 đến 23-1-2014, Từ Liêm đã phát sinh 13 trường hợp vi phạm với diện tích 538m2, trong đó, có 9 trường hợp lấn chiếm đất công và 4 trường hợp sử dụng đất sai mục đích. Các lực lượng chức năng của huyện đã lập biên bản 6/13 trường hợp vi phạm, 7 trường hợp xử lý tại chỗ. Còn trong tuần đầu tháng 3-2014, huyện Từ Liêm có 10 trường hợp vi phạm mới phát sinh, trong đó, có 7 trường hợp vi phạm đất đai sử dụng sai mục đích, 3 trường hợp vi phạm TTXD.
Các xã đã tiến hành xử lý 4 trường hợp, lập 6 biên bản vi phạm, ban hành 4 quyết định xử phạt. Cũng trong tuần đầu tháng 3-2014, xã Đại Mỗ đã tổ chức cưỡng chế 3 trường hợp, xã Xuân Đỉnh cưỡng chế 11 trường hợp, xã Cổ Nhuế cưỡng chế 3 trường hợp. Tính chung từ 1-12-2013 đến 6-3-2014, toàn huyện có 194 trường hợp vi phạm với diện tích 12.054m2. Trong đó, các lực lượng liên quan đã tiến hành xử lý 168/194 trường hợp vi phạm đạt tỷ lệ 86%, còn lại 26/194 trường hợp vi phạm tồn đọng chiếm tỷ lệ 14%. Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, ông Nguyễn Kim Vinh cho biết, đa số các trường hợp vi phạm đã được cưỡng chế triệt để, chỉ có một số ít trường hợp tái vi phạm.
Chủ tịch UBND xã Phú Diễn, ông Phí Văn Bình cho biết, sau khi có thông tin Từ Liêm chính thức được lên quận, xã đã xác định tình hình vi phạm đất đai, TTXD sẽ nóng lên. Thực tế, địa bàn xã đã phát sinh một số trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, các trường hợp phát sinh mới đều được xử lý ngay. Với số vụ việc tồn đọng, xã Phú Diễn cũng đã giải quyết xong 23/24 vụ. "Chỉ còn 1 vụ, nhưng tuần nào huyện cũng nhắc nhở, đôn đốc chúng tôi bằng văn bản - ông Phí Văn Bình nói.
Không thể nhờ vả, chạy chọt
Tại Thị trấn Cầu Diễn, Chủ tịch UBND Thị trấn, ông Trần Mạnh Hùng cho biết, trên địa bàn Cầu Diễn, phát sinh hơn 10 vụ vi phạm đất đai, TTXD. Có người xây nhà sai phép, trái phép, có người lấn chiếm đất công... Tuy nhiên, ông Trần Mạnh Hùng khẳng định, các trường hợp này đều bị phát hiện và xử lý ngay. Đa số các hộ dân vi phạm tự tháo dỡ, song chính quyền thị trấn cũng đã phải cưỡng chế một số vụ vi phạm. "Huyện tổ chức giao ban hàng tuần để nắm tình hình và yêu cầu xử lý nghiêm, gọn các vi phạm. Không có chuyện buông lỏng quản lý để người dân tranh thủ vi phạm. Chính vì làm nghiêm, nên gần 1 tháng trở lại đây, thị trấn không phát sinh vụ việc mới..." - ông Trần Mạnh Hùng nói.
Trước tình hình vi phạm ngày càng nóng, ông Nguyễn Kim Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu các xã, các ngành tiếp tục đôn đốc xử lý các vi phạm trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo các vi phạm mới được phát hiện, lập hồ sơ xử lý đạt 100%. Đối với trường hợp tái vi phạm các xã, thị trấn tiến hành xử lý ngay tại chỗ. Với các trường hợp tới hạn xử lý, cần chủ động lên kế hoạch tránh trùng lặp thời gian cưỡng chế giữa các địa phương để đảm bảo sự phối hợp giữa các ngành và xã.
Ông Phí Văn Bình cũng cho biết, huyện đã quán triệt trách nhiệm của cán bộ trong quản lý TTXD, đất đai trên địa bàn. "Để xảy ra vụ việc vi phạm mà qua 1 ngày anh không biết thì phải chịu kỷ luật. Thêm vào đó, huyện cũng đã chỉ đạo xử lý kiên quyết mọi trường hợp vi phạm, không có ngoại lệ. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ sự can thiệp, điện thoại nhờ giải cứu nào. Tôi khẳng định là không ai có thể nhờ vả, chạy chọt để duy trì công trình, hạng mục vi phạm đất đai, TTXD trong thời điểm này" - ông Phí Văn Bình nói.
Theo ANTD
Tìm thấy người phụ nữ để lại thư vĩnh biệt trước khi bỏ đi Qua thông tin trên báo điện tử Dân trí, bạn đọc đã gọi điện cho chồng chị Hiền, thông báo về tung tích chị này để gia đình đến đón về. Ngày 20/8, anh Nguyễn Tiến Cương, chồng chị Nguyễn Thị Thanh Hiền (người phụ nữ để lại bức thư vĩnh biệt trước khi bỏ đi) đã viết thư bày tỏ sự cảm...