Cười rất tốt cho tim
Các nhà nghiên cứu thấy rằng cười có thể làm giảm mức độ căng thẳng và làm chậm nhịp tim khi thực hiện các nhiệm vụ khó khăn.
Viết trên tạp chí Psychological Science, các tác giả cho biết họ đã nghiên cứu hiệu quả của các kiểu cười khác nhau trong những tình huống khó khăn.
Theo bà Tara Kraft tại Trường đại học Kansas cho thấy “cười không những là một chỉ báo không lời quan trọng của niềm hạnh phúc mà còn thúc đẩy mong muốn rằng cười là phương thuốc chữa bách bệnh cho các tình huống căng thẳng trong đời”.
Các tác giả đã kiểm tra xem liệu câu ngạn ngữ này có tính khoa học không liệu cười thực sự có mang lại lợi ích đối với sức khỏe không.
Cười rất tốt cho tim
Video đang HOT
Bà Tara Kraft và tiến sĩ Sarah Pressman đã phân cười thành 2 loại: cười chuẩn – dùng các cơ quanh miệng, cười thật hoặc cười Duchenne – có sự tham gia của các cơ quanh miệng và quanh mắt.
Họ đã chọn 169 người tham gia và phân thành 3 nhóm, mỗi nhóm được tập để giữ một kiểu biểu hiện mặt khác nhau. Họ đã đo nhịp tim và mức căng thẳng của những người tham gia.
Kết quả cho thấy cười khi căng thẳng trong thời gian ngắn có thể giúp giảm cường độ đáp ứng với căng thẳng của cơ thể, bất kể người đó có thực sự hạnh phúc hay không.
Bà Tara Kraft cho biết “Nếu bạn bị kẹt xe hoặc bị một loại căng thẳng khác, bạn nên giữ bộ mặt cười trong chốc lát. Không chỉ giúp bạn &’cười và chịu đựng’ về mặt tâm lý, thực chất cười có thể giúp ích cho trái tim của bạn”.
Theo tiền phong
Người bệnh tim có nên xem bóng đá?
Không ít người bệnh tim mạch là "fan" hâm mộ bóng đá, muốn hòa mình vào không khí sôi động, hào hứng của Euro 2012 nhưng lại cảm thấy lấn cấn: "Mắc bệnh tim mạch xem bóng đá có an toàn?".
Nhiều năm qua, các tổ chức y tế từng khuyến cáo những cổ động viên có tiền sử bệnh tim mạch cần dè chừng khi xem bóng đá, đặc biệt là những trận đấu đầy kịch tính với sự góp mặt của đội bóng con cưng.
Một số nguy cơ phải đối diện
Vào các mùa bóng đá World Cup, Euro, công việc của các bác sĩ gia tăng và nặng nề hơn. Chưa kể những vụ cấp cứu vì đánh nhau, tự tử, tai nạn giao thông do say xỉn..., số lượng bệnh nhân nhập viện vì cấp cứu về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim... đã tăng lên nhiều lần. Những cảm xúc như hào hứng, phấn khích, hồi hộp quá mức khi theo dõi trận bóng là yếu tố kích thích, ảnh hưởng mạnh mẽ lên hệ tim mạch và hệ miễn dịch, làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, huyết áp tăng lên, rối loạn nhịp tim các động mạch dễ có nguy cơ co thắt, gây hẹp, đưa đến gia tăng những vấn đề tim mạch. Sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ có thể gây ra đau thắt ngực, thậm chí gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Người hâm mộ VN có "truyền thống" thức khuya theo dõi các trận bóng đá tại các giải World Cup, Euro. Dĩ nhiên điều này không tốt cho sức khỏe. Thiếu ngủ lâu ngày có thể đưa đến mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ, nóng nảy, uể oải... Với người bệnh tim mạch ngưỡng chịu đựng với việc thiếu ngủ sẽ giảm và cường độ tác hại nặng nề hơn: thiếu ngủ kéo dài có thể đưa đến stress, rối loạn trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, với thói quen theo dõi bóng đá phải kèm theo đồ ăn, thức uống gì đó để lai rai, nhâm nhi, người bệnh tim mạch có thể sẽ dễ dãi hơn với mình mà uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn các loại thức ăn ăn liền, thức ăn nhiều muối, đường, chất béo. Điều này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tim mạch sẵn có và khởi phát những sự cố về tim mạch.
Để khỏe, an toàn
Người bệnh tim mạch nên gặp gỡ và xin lời khuyên của bác sĩ điều trị về tình trạng bệnh, về khả năng xem bóng đá, có cần thay đổi liều thuốc hay không. Theo dõi huyết áp mỗi ngày, nếu thấy huyết áp không được kiểm soát tốt trong thời điểm mùa giải Euro diễn ra, cần đến bác sĩ khám để được điều chỉnh liều thuốc. Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ điều trị nội khoa đang được áp dụng. Tránh xem những trận bóng có tính chất quan trọng, được tiên đoán là căng thẳng, kịch tính. Xem bóng đá có giờ giấc, điều độ, không nên thay đổi quá nhiều nhịp sinh hoạt hằng ngày. Cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nên xem bóng đá cùng với người thân để có người giúp đỡ nếu xảy ra tình huống xấu cho sức khỏe. Nên co duỗi hai chân và tập thể dục trong giờ giải lao.
Không hút thuốc, không uống rượu bia, không ăn quá no, không nên ăn các loại thức ăn ăn liền, thức ăn nhiều chất béo, đường, muối... khi theo dõi trận bóng. Không bỏ bữa, ăn đủ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Cần tuân thủ chế độ ăn được bác sĩ điều trị áp dụng (cho người tiểu đường, người suy tim, người tăng huyết áp...).
Nên ngưng xem bóng đá khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, tránh để "cố quá" dễ thành "quá cố". Với người bệnh mạch vành, cần dừng xem và nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau thắt ngực, đau ở vùng ngực, cổ, hàm, cánh tay, bụng trên, lưng... Nếu đau nhiều có thể ngậm thuốc Nitrate (cần được bác sĩ kê toa). Nếu cơn đau không giảm, nặng hơn về cường độ, kéo dài trên 10 phút thì cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra.
Điều độ sẽ tốt
Dù bạn có bệnh tim mạch, chúng tôi sẽ không khuyên bạn bỏ xem bóng đá. Đã có nhiều nghiên cứu và tài liệu cho thấy tinh thần vui vẻ, lạc quan tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Niềm hứng thú, vui vẻ, tinh thần thoải mái có được từ những trận bóng như "liêu thuôc cho trái tim" hữu hiêu, giúp người bệnh quên đi những triệu chứng khó chịu, quên đi sự mệt mỏi. Việc xem bóng đá nếu điều độ, có chừng mực, kiểm soát tốt vẫn được ủng hộ.
Theo vietbao
Khi nhịp tim chậm ở người già Năm nay tôi 60 tuổi, thời gian gần đây tôi thấy người mệt mỏi, thi thoảng khó thở.... Khi khám các bác sĩ cho biết là nhịp tim chậm. Xin quý báo cho biết tôi có cần điều trị không? La Thị Hà (Cao Bằng) Trả lời: Tim của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi đập từ 60 - 80 lần trong một...