Cuối năm và câu chuyện buồn ngành giáo dục
Từ lâu rồi, những người có tí chút trách nhiệm với xã hội luôn đau đáu với ngành giáo dục nước nhà. Họ buồn khi bảng xếp hạng top những đại học danh giá thế giới, châu lục cả khu vực thiếu vắng một cái tên từ Việt Nam. Họ nổi giận lôi đình với đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ. Họ bức xúc vì trường sập, mười mấy em học sinh nhập viện. Họ lo lắng với đầu vào sư phạm mỗi môn 3 điểm…
Hiện trường mục nát trong vụ sập lan can trường học ở Bắc Ninh – Ảnh: VOV.
Và mới đây là một đề xuất táo bạo – nên bỏ cấp Phòng giáo dục và đào tạo cấp quận, huyện. Chẳng biết nên vui hay buồn, nhưng có một điều chắc chắn là thầy giáo đưa ra đề xuất này phải nghiên cứu rất kỹ, dĩ nhiên điều đó khiến nhiều người sốc, ít nhất là mấy chục ngàn cán bộ Phòng giáo dục cả nước.
Trường sập – một suy nghĩ hiếm khi xuất hiện trong đầu óc mỗi người, Trường học đa số là những công trình kiên cố, được rót hàng tỷ đồng kèm theo đó là vố số ban bệ được cử ra để theo dõi, kiểm định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đó chỉ là bộ mặt, tuổi thơ mài đũng quần trên ghế nhà trường ai đã từng rảnh rỗi lấy bút ngoáy vào tường thậm chí dùng tay bóc ra những mảng trét bở như khoai lang luộc, vài năm học vách tường lở lói kinh dị, duy chỉ có bộ “xương cốt” không thể biết tốt xấu ra sao. Đó là một câu chuyện dài lắm lắm!
Mảng lan can một ngôi trường ở Bắc Ninh bị sập, nó không chỉ lộ ra những kết cấu cẩu thả mà còn phơi ra một mảng màu xám của ngành giáo dục. Còn bao nhiêu ngôi trường sắp đổ xuống? Chẳng ai biết, nhưng người ta lại biết rất rõ những con số ở thượng tầng, đại loại như đào tạo 9.000 tiên sĩ cần bao nhiêu ngàn tỷ, một đề án dạy và học anh văn cần chi bao nhiêu…
Sau vụ sập lan can một trường học ở Bắc Ninh, một phụ huynh của học sinh bị nạn thốt ra đắng chát: “Đến đứng ở lan can mà cũng sập. Nhà trường quan tâm các em như thế nào mà cơ sở vật chất xuống cấp đến vậy cũng không biết?”. Hay sau cái chết thương tâm của nam sinh Trường Đại học Hutech (TP HCM), người mẹ của nam sinh này cũng đã thốt lên đầy đau xót, “sao con tôi đi học mà cũng chết?”.
Với giáo dục, chúng ta đang mất công lo những vấn đề rất lớn, là làm sao tăng tỷ lệ tiến sỹ trên sinh viên, làm sao lọt top quốc tế, làm sao đổi mới nội dung chương trình, cách dạy và học. Có phải vì vậy mà được phép quên đi những ngôi trường mục nát mỏi mệt chực chờ đổ xuống đầu học sinh, quên đi đầu vào sư phạm mỗi môn chỉ 3 điểm, quên đi hàng vạn trẻ em vùng cao đang “đói” con chữ!?
Không thể phủ nhận nhiều năm qua nhà nước đã cố gắng chăm lo cơ sở vật chất ngành giáo dục, bằng chứng là nhiều ngôi trường mới cóng mọc lên khắp mọi miền đất nước. Nhưng chừng đó xem ra chưa đủ, tốt biết mấy nếu những dự án ngàn tỷ thôi không phí hoài để có thêm những ngôi trường an toàn.
Đến khi nào ngành giáo dục mới hết những chuyện vụn vặt mà đáng lẽ ra nó phải được giải quyết rốt ráo trước khi nghĩ đến những vấn đề vĩ mô. Sự nghiệp trồng cây chỉ mất mười năm nhưng sự nghiệp trồng người gấp mười lần thế. Không thể tiến xa nếu cứ “vác tre đầu ngọn” giống như xây tòa tháp phải bắt đầu từ nền móng. Giáo dục cũng thế!
Theo Tinmoi24.vn
Ký hợp đồng vượt định mức 2046 giáo viên: Ai chịu trách nhiệm?
Ngành giáo dục tỉnh Hải Dương đã ký vượt chỉ tiêu 2046 giáo viên hợp đồng theo quy định trách nhiệm này thuộc về đơn vị, cá nhân nào?
Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.
Sau khi Kiến Thức thông tin vụ việc 1.191 giáo viên hợp đồng tại Hải Dương ba tháng qua chưa được nhận lương, nhiều giáo viên chán nản nghỉ việc, UBND tỉnh Hải Dương vừa có công văn số 3707/UBND-VP chỉ đạo các Sở ban ngành thanh toán tiền lương cho tất cả các giáo viên trên trong năm 2017.
Dư luận đặt ra câu hỏi, việc ký hợp đồng vượt chỉ tiêu số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 lên con số 2046 giáo viên, trách nhiệm thuộc về cơ quan, đơn vị nào? Và nếu có tình trạng lạm dụng ký hợp đồng với các giáo viên ngoài biên chế, Sở GD&ĐT và các cơ quan chức năng sẽ xử lý ra sao?
Trả lời câu hỏi trên, bà Nguyễn Thị Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương cho rằng, nếu nói quy trách nhiệm cho ngành hay một cơ quan nào đó nhất định thì không thể. Bởi lẽ, xét cho cùng thì việc ký hợp đồng lao động để có người dạy là điều tất yếu và phù hợp với thực tế đặt ra.
Nói về việc lạm dụng ký hợp đồng với các giáo viên ngoài biên chế, bà Nguyễn Thị Tiến cho biết:
"Số đấy rất ít chứ tôi không dám chủ quan nói là không có. Hầu hết, người ta chỉ hợp đồng đáp ứng đúng yêu cầu, nhiệm vụ. Riêng đối với mầm non, giao 1,8 nhưng ít nhất phải bố trí 2 giáo viên/lớp. Toàn tỉnh có 822 lớp nhưng chỉ khoảng chục lớp bố trí 1 giáo viên, còn lại phải bố trí 2 người nên phải ký hợp đồng chứ không sẽ không đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như an toàn cho các cháu".
Dù lý do gì đi chăng nữa, việc ký hợp đồng vượt chỉ tiêu số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 lên con số 2046 giáo viên, để rồi 1191 giáo viên hợp đồng trong số đó bị chậm chi trả lương trong 3 tháng và đối mặt với tương lai phía trước mịt mờ, ngành giáo dục tỉnh Hải Dương và các cơ quan chức năng nên rà soát lại quy trình ký hợp đồng với các giáo viên tại các cơ sở giáo dục, nếu phát hiện sai phạm cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh. Nhất là trường hợp lạm dụng ký hợp đồng với các giáo viên ngoài biên chế.
Theo Kiến Thức
Đồng Nai: Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn ở trường Chiều 1512, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Hưng Lộc xác nhận tại trường vừa xảy ra sự việc nghi ngộ độc thực phẩm khiến gần 20 học sinh lớp 5 phải nhập viện theo dõi. Hàng chục học sinh tiểu học nhập viện sau bữa ăn sáng ở trường. Ảnh: Văn Dũng Thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 15/12, trong lúc...