Cuối năm, cẩn trọng với vay tiền online
Cứ vào dịp cuối năm, nhiều ứng dụng (app) cho vay online lại xuất hiện mời chào khách vay tiền với phương thức siêu dễ.
Hiện nay, ngân hàng không thể giải quyết hết tất cả nhu cầu của những người cần nguồn tiền vay ngắn hạn, đặc biệt với những khoản vay nhỏ không có tài sản thế chấp.
Lợi dụng điều này, nhiều ứng dụng cho vay online tranh thủ mời chào khách hàng qua tin nhắn, tài khoản mạng xã hội, với phương thức vay siêu dễ, chỉ cần số điện thoại và chứng minh nhân dân là người tiêu dùng dễ dàng vay được số tiền vài chục triệu đồng trong vòng vài giờ.
Cuối năm, cẩn trọng với hình thức vay online.
Chỉ cần gõ từ khóa “vay tiền” trên app store của điện thoại sẽ thấy xuất hiện rất nhiều ứng dụng vay tiền với các cam kết hấp dẫn như vay nhanh, vay nhiều, lãi suất thấp, chỉ cần xác minh thông tin online.
Hầu hết các ứng dụng này báo lãi suất vừa phải, có khi rẻ hơn lãi suất của các cơ sở tín dụng và ngân hàng, nhưng đến khi duyệt xong sẽ tính mức lãi khác, số tiền thực nhận cũng thấp hơn so với khoản vay ban đầu, với đủ các lý do như: phí bổ sung, phí bảo hiểm.
Video đang HOT
Thực tế, thời gian qua, hàng loạt app cho vay online đã bị cơ quan chức năng phát hiện hoạt động như một đường dây tín dụng đen như: VN online, Moreloan, Vaytocdo… Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan quản lý, trên thị trường vẫn còn nhiều app cho vay cắt cổ khác đang hoạt động rầm rộ, ra sức mời chào người dân vay vốn, phổ biến nhất là hình thức tiếp cận “con mồi” qua các mạng xã hội.
Theo các chuyên gia, thực tế app chỉ là phương tiện cho người có tiền và người cần tiền giao dịch và chưa có quy định cấm giao dịch giữa cá nhân với cá nhân. Tuy nhiên, theo quy định, tổ chức hoạt động tín dụng phải có một số điều kiện như được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước, số vốn tối thiểu, cách thức cho vay…
Như vậy, tổ chức cho vay qua app không tuân thủ quy định trên là vi phạm pháp luật. Luật không cấm cá nhân cho cá nhân vay, nhưng tổ chức hay cá nhân cho vay lãi suất quá mức quy định cho phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi.
Ts Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, cho biết hình thức cho vay qua app chính là hoạt động cho vay ngang hàng là khoản cho vay trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay thông qua nền tảng công nghệ số kết nối trực tuyến (platform) mà không qua trung gian tài chính. Hình thức cho vay này đang chứa đựng nhiều rủi ro do sự thiếu hụt về hành lang pháp lý.
Vì vậy, cơ quan quản lý cần phải đặt ra tất cả các vấn đề để nghiên cứu thí điểm hình thức cho vay qua công ty công nghệ này, nhằm hạn chế, ngăn chặn tiêu cực, phát huy mặt tích cực của nó.
NGỌC VY
Theo vtc.vn
Cà Mau: Giám đốc Sở Giáo dục chỉ đạo chấn chỉnh "tín dụng đen" trong ngành giáo dục
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chấn chỉnh, ngăn ngừa tham gia hoạt động "tín dụng đen" của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành giáo dục.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục tỉnh này quyết tâm thực hiện chủ đề "Thầy mẫu mực, sáng tạo; trò chăm ngoan, học giỏi", hướng đến xây dựng mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo; mỗi em học sinh là tấm gương rèn luyện tốt, học tập giỏi, đã được các đơn vị trong ngành triển khai bước đầu có hiệu quả.
Tuy nhiên, Sở này cho rằng, tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, tham gia hoạt động "tín dụng đen", "làm thêm" không đúng quy định,... trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của ngành có xảy ra và diễn biến phức tạp.
Để ngăn ngừa tình trạng trên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị, trường học chấn chỉnh ngay tình trạng vay tiền online, vay tiền với hình thức tín chấp, thế chấp,... lãi suất cao trong đội ngũ công chức, viên chức của ngành.
Có biện pháp chấn chỉnh việc mua bán, sử dụng các giao dịch theo kiểu đa cấp; tình trạng công chức, viên chức "làm thêm" không đúng quy định, như mua, bán bảo hiểm,...
Giám đốc Sở yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thông tin trên mạng cho rằng có giáo viên lừa đảo, trốn nợ. (Ảnh chụp lại)
Như vừa qua tại trường THCS & THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) xảy ra việc một cô giáo đã vay tiền online với nhiều loại hình khác nhau. Từ tháng 7/2019, cô này không có khả năng đóng lãi và vốn.
Sau đó, nhiều thầy, cô giáo của trường này bất ngờ nhận được tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ đòi nợ.
Tiếp đó, một công ty đăng tải thông tin trên mạng xã hội với nội dung "cảnh giác lừa đảo, trốn nợ" kèm theo hình ảnh, số điện thoại của một số cô giáo đang công tác tại trường THCS & THPT Lý Văn Lâm.
Sau khi thông tin lan truyền trên mạng, cho rằng mình bị xúc phạm danh dự, không thể an tâm công tác nên các cô giáo này đã làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Vì sao nạn thiếu nữ vay khỏa thân nặng lãi nở rộ ở Trung Quốc? Từ 2010, các ngân hàng Trung Quốc rút khỏi thị trường cho vay sinh viên. Những kẻ cho vay online nhảy vào, lợi dụng sự yếu thế của sinh viên, lấy lãi nặng, đòi ảnh nude, tống tiền. Một sinh viên đại học ở Nam Xương, thuộc tỉnh Giang Tây phía đông nam Trung Quốc, đã vay 2.000 tệ (281 USD) từ một...