Cuối năm, buôn lậu ma túy qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp
Theo Tổng cục Hải quan, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong những tháng cuối năm tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới.
Chỉ trong 10 tháng, Hải quan đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ khoảng 2,7 tấn ma túy các loại.
Xuất hiện nhiều loại ma túy mới
Nổi cộm nhất theo Tổng cục Hải quan là hoạt động vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới, trong đó, tuyến hàng không tiếp tục có chiều hướng gia tăng cả số vụ việc, số lượng tang vật vi phạm, tập trung chủ yếu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng từ các nước châu Âu, châu Mỹ.
Tuyến đường bộ từ Lào thực hiện trung chuyển qua Việt Nam qua tuyến đường biển, cơ quan hải quan đã phối hợp với các lực lượng chức năng, bắt giữ vụ việc vận chuyển ma túy lên đến hơn 1,3 tấn ma túy các loại. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng, Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ 221 vụ, 260 đối tượng. Tang vật thu được khoảng 2,7 tấn ma túy các loại.
Ma túy tổng hợp ngụy trang trong máy nén không khí được vận chuyển từ Đức về sân bay Nội Bài do Hải quan Hà Nội và Công an TP Hà Nội phối hợp bắt giữ.
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, tội phạm ma túy tiếp tục đưa ra thị trường nhiều loại ma túy mới chưa có trong Công ước quốc tế nhằm hợp pháp các hoạt động mua bán, vận chuyển. Tội phạm sử dụng ma túy ngụy trang, núp bóng dưới hai dạng: Các loại hàng hóa (bánh, kẹo, thực phẩm chức năng, dược phẩm…) có chứa chất ma túy được sản xuất, đóng gói có phép của cơ quan chức năng, hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thảo mộc, thuốc lá điện tử… Người dân nếu vô tình sử dụng các loại hàng hóa, thực phẩm bị pha trộn, tẩm ướp này rất dễ ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Các đối tượng chế biến, sản xuất những loại ma túy mới, chưa có trong danh mục cấm pha, trộn trong dung dịch thuốc lá điện tử (thành phần trong thuốc lá điện tử có chứa nicotine – một chất gây nghiện, có thể tác động xấu đến phát triển não bộ của trẻ em, ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ).
Video đang HOT
Đối tượng thông qua thuốc lá điện tử để kinh doanh, buôn bán, lôi kéo người dân sử dụng trái phép. Các chất ma túy mới bao gồm: 1eP-LDS, 2-FMA, 3-FEA, 3-MMC, MDMB-4en-PINACA, ADB-BUTINACA, 4F-MDMB-BUTICA, 4F-ABUTINACA. Tác hại của loại ma túy này gây ra ảo giác, có thể xuất hiện co giật, hôn mê, thậm chí tử vong đối với người sử dụng.
Theo thông tin được đưa ra tại Hội thảo phòng, chống mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua đường bưu điện và vận chuyển hàng hóa, do Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) tổ chức mới đây tại Thủ đô Viên (Cộng hòa Áo), năm 2022 toàn thế giới đã ghi nhận hơn 29.000 vụ việc mua bán, vận chuyển các chất ma túy nhóm opioids (heroine, fentanyl, codeine, morphine…), NPS (chất hướng thần mới) do các nước báo cáo lên hệ thống IONICS (nền tảng trao đổi thông tin trực tuyến do INCB thiết lập giữa cơ quan chức năng các nước nhằm thu thập thông tin nghi vấn về hoạt động mua bán, sản xuất các chất NPS trên toàn cầu).
Trong đó, 98% số vụ việc được phát hiện qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh và hàng không. Nhằm giải quyết vấn đề trên, năm 2018, INCB đã tổ chức hội thảo thường niên trong khuôn khổ hoạt động Chương trình Opioids toàn cầu (GRIDS). Đến nay, thế giới ghi nhận sự xuất hiện của 1.200 chất hướng thần mới chưa nằm trong danh mục kiểm soát của 3 công ước quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy hoặc tên của cây có chứa chất ma túy, cao gấp hơn 3 lần số chất ma túy, chất hướng thần mới được kiểm soát, trong đó ghi nhận sự gia tăng mức độ nghiêm trọng tới sức khỏe của các loại ma túy nhóm Opioids tổng hợp.
Trong năm 2023 (tính đến đầu tháng 10), hệ thống IONICS đã ghi nhận trên 12.400 vụ việc liên quan đến mua bán, vận chuyển các chất ma túy qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh và vận tải hàng không. Trong đó, nổi lên là nhóm Opioids, nhóm ma túy có nguồn gốc thực vật… được vận chuyển từ Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Mexico, Brazil đi các nước Mỹ, Anh, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada qua đường hàng không (chiếm 58%); loại hình bưu điện, chuyển phát nhanh (chiếm 39%).
Tăng cường ngăn chặn ma túy từ cửa khẩu
Từ thực tế đấu tranh, Tổng cục Hải quan đánh giá, một mặt tình hình tội phạm ma túy vẫn có chiều hướng gia tăng trên tuyến hàng không, mặt khác, đã có sự chuyển dịch từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ra sân bay quốc tế Nội Bài sau đó vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vào phía Nam, với các loại ma túy tổng hợp, các loại tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, cần sa thường ngụy trang trong các gói kẹo, thực phẩm chức năng, thức ăn chó mèo, mỹ phẩm… Ngoài ra, tuyến đường bộ và đường biển cũng có nhiều diễn biến phức tạp về loại tội phạm nguy hiểm này.
Qua thực tế các vụ ma túy do các đơn vị bắt giữ cho thấy, các đối tượng buôn bán ma túy trong và ngoài nước thường câu kết hình thành đường dây, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động hết sức manh động, liều lĩnh. Tội phạm ma túy nghiên cứu kỹ lưỡng các chính sách tạo thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp, hành khách trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để lợi dụng cất giấu, vận chuyển ma túy với các phương thức, thủ đoạn như khai báo sai tên hàng, khai báo những mặt hàng được hệ thống phân luồng xanh để cất giấu ma túy vào hàng hóa. Đối với hàng xuất khẩu, đối tượng thường sử dụng các trang mạng xã hội để liên lạc với các đơn vị vận chuyển, sử dụng các dịch vụ giao hàng công nghệ khó truy vết. Đối với hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, các đối tượng cất giấu ma túy như ép ma túy vào thành bìa carton, bìa sách truyện tranh, khung ảnh, thành vali, vali hai đáy, trong các sản phẩm như kem đánh răng… Chúng thường thuê đối tượng để vận chuyển là nhóm người có quốc tịch thuộc các quốc gia khu vực Đông Nam Á nhằm miễn thị thực nhập cảnh khi vào Việt Nam.
Để ngăn chặn hoạt động vận chuyển ma túy xuyên quốc gia qua đường hàng không, chuyển phát nhanh, bưu chính, INCB đã ra nhiều khuyến nghị đối với cơ quan chức năng các nước. Trong đó khuyến khích cơ quan đầu mối của Chính phủ và các tổ chức quốc tế tham gia chương trình kiểm soát, phòng, chống mua bán ma túy và chất hướng thần, tiền chất như: Hệ thống trao đổi trực tuyến các vụ việc liên quan đến IONICS, nền tảng thông tin GRIDS, nền tảng đào tạo cá nhân trực tuyến ELITE, hệ thống thông báo tiền xuất khẩu trực tuyến đối với hoạt động xuất khẩu các chất không thuộc danh mục kiểm soát quốc tế PEN Online Light. Đồng thời, các nước cần tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức, đối tác trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát nhanh, vận tải hàng không trong đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán, vận chuyển các chất nguy hiểm không thuộc danh mục kiểm soát…
Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan nêu cảnh báo cho các cục hải quan các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng nhập lậu trên tuyến hàng không; cảnh báo về thủ đoạn vận chuyển tiền chất ma tuý qua đường hàng không và chuyển phát nhanh.
Đã có 166 người Việt được giải cứu từ sòng bạc ở Myanmar
Những người được giải cứu đã được đưa về nơi an toàn tại khu vực biên giới phía Bắc Myanmar, giáp với biên giới Trung Quốc
Ngày 9-11 tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình công dân Việt Nam được giải cứu khỏi các tụ điểm sòng bạc lừa đảo ở khu vực biên giới phía Bắc Myanmar, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ liên quan đến vụ việc, các lực lượng chức năng của Myanmar đã đưa ra hàng trăm công dân nước ngoài, trong đó có công dân Việt Nam, từ các tụ điểm sòng bạc lừa đảo ở khu vực biên giới phía Bắc Myanmar.
Ảnh minh họa: Công dân Việt Nam bị lừa sang Campuchia làm việc bất hợp pháp được giải cứu và được đưa về nước qua cửa khẩu Tịnh Biên, An Giang tháng 9-2022. Ảnh: TTXVN
Đọc thêm
61 người Việt Nam được giải cứu từ các sòng bạc ở Myanmar
Theo Người phát ngôn, cho đến nay, đã xác định được 166 công dân Việt Nam trong số công dân nước ngoài được giải cứu. Những người này đã được đưa về nơi an toàn tại khu vực biên giới phía Bắc Myanmar, giáp với biên giới Trung Quốc.
Khu vực này, cùng với một số bang khác tại Myanmar, trong đó có bang Kayin, đang xảy ra giao tranh, gây khó khăn cho việc tiếp cận và bảo hộ công dân.
Trong những ngày qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao đã có cuộc họp với Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc. Bộ Ngoại giao cũng đã làm việc với cơ quan chức năng trong nước về vấn đề bảo hộ công dân ở khu vực này.
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đang tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng ở sở tại, cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc để có phương án bảo hộ công dân, đẩy nhanh công tác điều tra, xác minh, hoàn tất các thủ tục để đưa công dân về nước trong thời gian sớm nhất, đồng thời đề nghị phía Myanmar có phương án bảo đảm an ninh, an toàn và điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho công dân.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam nếu không thực sự cần thiết, không nên và tránh đến bang Shan hoặc bang Kayin của Myanmar.
Nếu công dân hiện tại đang ở bang Shan, bang Kayin của Myanmar, cần nhanh chóng có phương án chủ động sơ tán người và tài sản sang nước thứ ba hoặc về Việt Nam.
Người dân nên thường xuyên theo dõi thông tin từ chính quyền sở tại và tin tức của Bộ Ngoại giao, trong đó có tin tức của Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Trong trường hợp khẩn cấp, công dân vẫn có thể liên hệ với đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, cũng như đường dây nóng của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Xoá đường dây buôn bán pháo nổ xuyên quốc gia Dưới vỏ bọc là một người buôn bán hàng tiêu dùng từ Nghệ An qua biên giới và ngược lại, Phan Văn Thơ đã mua pháo từ nước ngoài về Việt Nam qua các đường tiểu ngạch rồi tập kết tại các tỉnh dọc biên giới, sau đó sử dụng xe ô tô bán tải đã được cải tiến để vận chuyển pháo...