Cuối kỳ, cuối năm GV mới nhận xét, vậy HS điều chỉnh thái độ, điểm số kiểu gì?
Nhận xét để học sinh điều chỉnh ‘thái độ, hành vi’ để cố gắng phấn đấu là trong quá trình học tập chứ để đến cuối kỳ, cuối năm thì nhận xét đâu còn tác dụng gì.
Ngày 29/6 vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Giáo viên nhận xét học sinh trong sổ điểm cá nhân, phần mềm điện tử cho ai đọc?” của tác giả Nguyên Khang phản ảnh một số bất cập trong việc nhận xét quá trình học tập của học sinh hiện nay. Theo đó, thầy cô nhận xét nhưng cả phụ huynh và học sinh đều không biết giáo viên đã nhận xét gì và nhận xét như thế nào.
Trong khi, mỗi học kỳ, giáo viên phải thực hiện 2 lần nhận xét về quá trình học tập của học trò trên sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử rất công phu và tất nhiên tốn rất nhiều thời gian nhưng mục đích chính chỉ để phục vụ công tác thanh, kiểm tra.
Vậy điều bất cập này do đâu?
Những lời nhận xét của giáo viên không đến được với học trò
Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đang thực hiện theo 3 Thông tư
Theo hướng dẫn hiện hành, bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học vừa qua và tới đây sẽ thực hiện đánh giá, xếp loại học tập của học sinh theo 3 Thông tư gồm:
Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT;
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT (đối với những lớp đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 6 trong năm học 2021-2022 vừa qua và lớp 7, lớp 10 trong năm học 2022-2023 tới đây.
Nếu như trước đây, khi 2 cấp học này thực hiện việc đánh giá, xếp loại học tập của học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT được quy định rất rõ tại khoản 1, Điều 6 như sau:
Video đang HOT
” 1. Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá bằng nhận xét (ở mức Đạt và Chưa đạt) kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại“.
Như vậy, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT chỉ yêu cầu môn Giáo dục công dân kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và nhận xét; Môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục là đánh giá bằng nhận xét ở mức Đạt (Đ) và chưa đạt (CĐ); Các môn học còn lại thì đánh giá bằng điểm số theo thang điểm từ 0 đến 10 theo các mức học lực: Kém, Yếu, Trung bình, Khá, Giỏi.
Tuy nhiên, tại Điều 1, Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT đã hướng dẫn sửa đổi điểm b, khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT như sau:
” b) Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với các môn học còn lại:
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10″.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2, Điều 6 như sau:
“a) Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học“.
Điều này cũng đồng nghĩa tất cả các môn học trước đây chỉ đánh giá bằng điểm số sẽ phải thêm phần nhận xét của giáo viên để ” nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học”.
Đối chiếu Thông tư này, các trường trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đều yêu cầu giáo viên thực hiện thêm bước nhận xét (bằng lời) về quá trình học tập của học trò bên cạnh điểm số.
Điều này cũng được tiếp nối trong Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu được áp dụng đối với lớp 6 từ năm học 2021-2022.
Cụ thể, tại điểm b, khoản 3, Điều 5 của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn như sau: ” Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này ; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số“.
Điểm a của khoản này gồm các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
Với cách hướng dẫn như vậy, có trường hiện đang yêu cầu giáo viên đánh giá bằng cả điểm và nhận xét. Ngay cả những môn chỉ yêu cầu đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét (Đạt hoặc Chưa đạt) cũng phải có lời nhận xét bằng lời văn trong sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử.
Làm sao để những lời nhận xét của giáo viên đến được với học trò và phụ huynh?
Năm học 2021-2022 vừa qua, chỉ có lớp 6 là thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT.
Còn các khối lớp 7,8,9,10,11,12 đang thực hiện việc đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT.
Tuy nhiên, khi đọc hướng dẫn sửa đổi ở khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, người viết nhận thấy có những chỗ chưa thực sự phù hợp bởi lẽ Thông tư yêu cầu:
“Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học“.
Thiết nghĩ, việc đánh giá, nhận xét để học sinh điều chỉnh “thái độ, hành vi” cố gắng phấn đấu trong quá trình học tập chứ để đến cuối kỳ, cuối năm thì đâu còn tác dụng gì nữa.
Chưa kể việc nhận xét của giáo viên lại không đến được với học trò và phụ huynh, rõ ràng đây là điều đáng rất suy ngẫm hiện nay.
Công bố đường dây nóng về cung ứng sách giáo khoa
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố đường dây nóng phục vụ phát hành sách giáo khoa (SGK) trước năm học mới 2022-2023.
Theo Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, tính đến thời điểm này, đã hoàn thành việc in, nhập kho trên 90% sản lượng SGK theo kế hoạch, sẵn sàng phục vụ năm học mới.
Theo đó, trong các tháng phát hành phục vụ khai giảng năm học mới, các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, mở cửa bán hàng tất cả các ngày trong tuần, niêm yết đầy đủ bảng giá, đồng thời tổ chức các chương trình khuyến mại phong phú.
Đường dây nóng phục vụ phát hành SGK trước năm học mới cũng đã được Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố.
Cụ thể, từ nay đến ngày 15/9, từ 8h đến 22h hằng ngày, phụ huynh học sinh, học sinh có thể liên hệ theo số máy đường dây nóng 0344181018 để được hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về nhu cầu mua SGK.
Trước đó, nhằm chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10 từ năm học 2022-2023, từ đầu tháng 6/2022 các đơn vị đã triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên các địa phương sử dụng SGK các lớp này.
Kết thúc đợt bồi dưỡng, từng giáo viên phải thực hiện bài kiểm tra, đánh giá tập huấn theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chuẩn bị các câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm. Giáo viên làm bài trên nền tảng tập huấn: https://taphuan.nxbgd.vn. Lãnh đạo các sở GD&ĐT có thể giám sát, đánh giá chất lượng công tác tập huấn, thu thập, thống kê kết quả đánh giá giáo viên của địa phương thông qua các tính năng trên nền tảng này.
Được biết, SGK đã được phát hành từ tháng 3/2022, đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời đến các nhà trường, học sinh, giáo viên, không để xảy ra tình trạng thiếu sách, "sốt" sách, đặc biệt trong giai đoạn triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Giá SGK tăng, nhiều địa phương linh động chính sách hỗ trợ học sinh khó khăn Để các em học sinh vùng đặc biệt khó khăn có sách học trong năm học tới cần sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của nhà trường, Phòng và Sở Giáo dục từng địa phương. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố giá sách giáo khoa của các lớp 3,7,10 bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục...