Cười bò với trào lưu chuyển ảnh sang anime: Trẻ thành già, đàn bà hóa đàn ông
Là một trong số những người ‘ hết hồn’ với khả năng chuyển ảnh của Loopsie, anh Dương Anh Vũ chia sẻ một số sản phẩm của ứng dụng này lên Facebook khiến ‘cả làng’ cười lăn.
Một bức hình được chuyển sang phiên bản anime của gia đình anh Dương Anh Vũ
Những ngày qua, trào lưu chuyển ảnh sang phiên bản anime (hoạt hình) diễn ra rộn ràng trên mạng xã hội. Nhiều người thích thú khoe những bức ảnh đã được chuyển thể sang dạng anime vì chúng bỗng dưng trở nên xinh xắn, đáng yêu hơn bản gốc rất nhiều.
Là một trong số những người thích thú với trào lưu này, chị Hồng Liên (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, chị mới trải nghiệm ứng dụng Loopsie được 3 ngày sau khi thấy một người bạn chia sẻ trên Facebook.
Ứng dụng này có nhiều chức năng chỉnh sửa ảnh nhưng được yêu thích nhất là chuyển từ ảnh thật sang ảnh giống như trong phim hoạt hình anime của Nhật.
Nếu như các ứng dụng có chức năng tương tự khác thường giữ nguyên các yếu tố cơ bản nên nhìn ảnh trước và sau vẫn giống nhau thì Loopsie có nhiều sáng tạo hơn. “Loopsie dựa trên khung căn bản và thêm thắt, biến đổi khá nhiều ảnh gốc – từ màu sắc tới các chi tiết – như thêm nơ vào áo, thay đổi kiểu tóc… Vì thế, nhìn chung, tác phẩm của Loopsie sinh động, ngộ nghĩnh hơn”.
Tuy nhiên, chị Liên cho biết ứng dụng này cũng có nhiều nhược điểm, ví dụ như khả năng nhận diện độ tuổi kém – người già cũng bị chỉnh thành trẻ, trẻ con lại thành người lớn. Người béo thành người gầy, đôi lúc trai thành gái và ngược lại. Ngoài ra, các chi tiết trong ảnh rối mắt hoặc lộn xộn quá sẽ dễ bị chuyển sai, mất, thiếu.
Là một trong số những người “hết hồn” với khả năng chuyển ảnh của Loopsie, anh Dương Anh Vũ đã chia sẻ một số sản phẩm của ứng dụng này lên Facebook và khiến “cả làng” cười lăn.
AI đã chuyển hết giới tính của 4 cô gái xinh đẹp thành 4 chàng trai cơ bắp cuồn cuộn.
Video đang HOT
Ai đeo nơ sẽ được biến thành con gái.
Bức ảnh đầu tiên anh tải lên ứng dụng là hình anh chụp cùng 4 cô gái xinh đẹp, nhưng sau đó AI đã chuyển 4 người chụp cùng anh thành… đàn ông với cơ bắp cuồn cuộn, chỉ riêng mình anh là được chuyển sang phiên bản “xịn” hơn bản gốc.
Sau đó, anh Vũ đã dùng ứng dụng này để thử một loạt ảnh khác, gồm cả ảnh gia đình, bạn bè chụp cùng anh thì cũng ra một số kết quả gây cười. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều bức ảnh được chuyển thể rất chuẩn và đẹp.
“Tôi không biết mọi người trải nghiệm thế nào, tỷ lệ ‘thất bại’ có nhiều như tôi không vì thấy bạn bè tôi toàn đăng ảnh đẹp lung linh. Có thể họ cũng ‘té ngửa’ với những bức ảnh xử lý lỗi mà không đăng lên. Họ chỉ chọn những ảnh đẹp nhất” – anh Vũ chia sẻ.
Một phiên bản lỗi khác đã biến ca sĩ Ngô Kiến Huy thành cô gái “sexy”.
Đôi khi ứng dụng biến mặt trẻ con thành người trưởng thành.
Chị Hồng Liên thì cho rằng, chính những nhược điểm này khiến chị luôn thấy hồi hộp mỗi khi chuyển ảnh vì không biết ảnh xuất ra sẽ thế nào. “Tôi chỉnh ảnh một người bạn cầm đóa hoa thì lại thành ôm một chú gấu. Hòn non bộ trong bể cá lại thành một cô gái. Nhưng nhìn chung ảnh xuất ra đều rất dễ thương, vui mắt”.
Sau vài ngày xuất hiện trào lưu, hiện tại ứng dụng này mất khá nhiều thời gian khi chỉnh mỗi bức ảnh. Nếu trước chỉ mất khoảng 5 giây/ảnh thì bây giờ có lúc lên tới 30 giây hoặc 1 phút. “Ngoài ra, nếu muốn sử dụng bản nâng cấp để dùng được nhiều ngày hơn thì ứng dụng thu phí khá đắt” – chị Liên nhận xét.
Một số bức ảnh do AI chuyển thể sang dạng anime:
Ảnh: Dương Anh Vũ
Vì sao trào lưu biến hình theo phong cách anime khiến dân mạng Việt 'phát sốt'?
Mấy ngày qua, cư dân mạng Việt đua nhau "bắt trend" biến ảnh thật thành các bức hình mang phong cách anime (hoạt hình Nhật Bản).
Những hình ảnh này được tạo ra nhờ AI (trí tuệ nhân tạo) qua ứng dụng Loopsie. Ứng dụng tạo ảnh theo phong cách hoạt hình anime này đang gây sốt tại Việt Nam. Có được những bức ảnh đẹp chỉ sau vài giây, mọi người đều thích thú chia sẻ lên mạng xã hội. Vì vậy mà mấy ngày gần đây, Facebook tràn ngập những hình ảnh mang phong cách anime.
Nhiều người vẫn thắc mắc phong cách anime là gì. Anime là từ thường được dùng để chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất từ truyện tranh Manga của Nhật Bản. Anime được cả thế giới công nhận là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Nhật.
Từ ảnh thật (bên trái), AI sẽ cho ra bức hình mang phong cách anime. (Ảnh: Gió)
Các nền tảng mạng xã hội tràn ngập những hình ảnh anime.
Còn Loopsie là ứng dụng chỉnh ảnh, video với nhiều chủ đề có sẵn khá thú vị. Người dùng chỉ cần đưa những tấm ảnh mình chụp hoặc ảnh tải trên mạng lên để AI của chương trình tự xử lý.
Điểm nổi bật của ứng dụng là dù biến hóa theo phong cách hoạt hình nhưng nhiều chi tiết từ ảnh gốc vẫn được giữ lại, đủ để bạn nhân ra. Những khung cảnh thân quen, đặc trưng của Việt Nam như cánh đồng lúa, vùng thôn quê.. đi vào thế giới hoạt hình đã trở nên thơ mộng theo một cách khác. Vì thế, cư dân mạng rất hào hứng "ra lệnh" cho AI, đưa ảnh chân dung, ảnh sinh hoạt của chính mình hay ảnh những khung cảnh vẫn quen thuộc, gắn bó với mình... cho Loopsie và hồi hộp chờ nhận kết quả để khoe với bạn bè.
Khung cảnh ruộng bậc thang đặc trưng tại các vùng cao Việt Nam dưới lăng kính Anime. (Ảnh: Phùng Quang Huy)
Mù Cang Chải trong thế giới Anime.
Nhà thờ gỗ Kon Tum cũng trở nên vừa quen vừa lạ khi được trí tuệ nhân tạo xử lý. (Ảnh: Nguyễn Quang Thịnh)
Trí tuệ nhân tạo của Loopsie hoạt động cực hiệu quả khi phối hợp chế độ tái tạo, phân đoạn cảnh 3D, "hô biến" những bức ảnh tĩnh thành ảnh 3D chân thực và độc đáo.
Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bức hình của bạn sẽ trở thành tác phẩm phong cách anime độc đáo, mới lạ. Nhiều bạn trẻ coi đây là cách để thể hiện cá tính cũng như sự sáng tạo của mình. Việc "đu trend" này quá đơn giản nên rất nhanh trở thành trào lưu.
Tuy nhiên, không phải lúc nào AI của Loopsie cũng nhìn nhận chính xác các bức ảnh. Một cư dân mạng chia sẻ "sự cố tẽn tò" của AI, khi cảnh tắc đường ở Hà Nội bị nó "hô biến" thành một lớp học với học sinh ngồi trên ghế lửa.
Ảnh gốc của bức hình anime này là cảnh tắc đường ở Hà Nội. (Ảnh: Anh Vũ)
Loopsie là một ứng dụng trả phí, nhưng nó cho phép người dùng sử dụng thử miễn phí trong vòng 3 ngày đầu tiên. Sau đó nếu muốn dùng tiếp, bạn sẽ phải trả 199.000 đồng một tuần hoặc 229.000 đồng mỗi tháng. Mặc dù đây là mức giá đã giảm 50% nhưng theo một số người dùng thì vẫn còn quá cao.
Anime là thuật ngữ tiếng Nhật mô tả các loại hoạt hình vẽ tay và vẽ bằng máy tính có nguồn gốc từ Nhật Bản hoặc có sự gắn kết mật thiết với Nhật Bản.
Bên ngoài nước Nhật, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ tính đặc trưng và riêng biệt của hoạt hình Nhật Bản hoặc một phong cách hoạt hình phổ biến tại Nhật Bản, thường được vẽ theo kiểu đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động. Hoạt hình sản xuất bên ngoài Nhật Bản với phong cách tương tự anime được gọi là "hoạt hình chịu sự ảnh hưởng của anime".
Nằm yên khi đi du lịch - trào lưu khó hiểu của giới trẻ Trung Quốc Xu hướng nằm yên, mặc kệ đời ở cuộc sống, công việc thường ngày đã trở nên phổ biến cả trong thói quen du lịch của một bộ phận giới trẻ Trung Quốc. Cụm từ "tang ping" - nghĩa là "nằm dài" - ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi người trẻ Trung Quốc. Trước kia, thuật ngữ này được dùng để...