Cuộc sống ở Nepal của cô gái Quảng Trị: Tôi hạnh phúc hơn, đơn giản hơn
Tốt nghiệp đại học danh giá, giành học bổng du học bậc thạc sĩ nhưng khi trở về, Yến chọn cuộc sống du mục, sống cạnh những ngọn núi Nepal để tận hưởng niềm hạnh phúc giản đơn.
Nguyễn Thị Yến, 33 tuổi, chọn sống ở Nepal vì tình yêu với mảnh đất này.
“Khác người” là nhận xét mà nhiều người có thể dễ dàng đưa ra khi tiếp xúc hoặc lắng nghe câu chuyện của Nguyễn Thị Yến – cô gái Việt Nam, 33 tuổi, hiện sống ở thủ đô Kathmandu của Nepal.
Tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 2 tại TP.HCM), không giống như nhiều bạn bè, Yến không thích làm công việc văn phòng 8 tiếng/ngày cho những công ty, tập đoàn lớn. Cô chọn công việc thông dịch viên cho Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam của tổ chức động vật châu Á Animals Asia, đặt ở Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Ở đây, hằng ngày, Yến sinh sống và làm việc trong khuôn viên Vườn quốc gia. Tình yêu và sự kết nối với thiên nhiên trong cô có lẽ đã được nuôi dưỡng từ công việc đầu tiên này. “Đến giờ, khi nhắc lại, tôi vẫn còn nhớ những cảm xúc tuyệt vời trong quãng thời gian làm việc ở đó. Đó là bầu không khí trong lành, là những đồng nghiệp yêu thiên nhiên và quan tâm tới bảo tồn động vật”.
Yến làm việc ở đây từ khi ra trường vào cuối năm 2012 đến khi sang Cộng hòa Ireland học thạc sĩ theo diện học bổng vào tháng 8/2016. Trước đó, hồi đầu năm khi có một kỳ nghỉ Tết dài, Yến đã sang Nepal lần đầu tiên để ngắm tuyết. “Trước khi sang Nepal, tôi đã từng đi du lịch bụi một mình tới nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nên lần này, tôi muốn thay đổi trải nghiệm của mình đi một chút”.
Sau chuyến đi, Yến cảm thấy mình đã yêu mảnh đất này ngay lập tức, từ cảnh sắc thiên nhiên cho tới bầu không khí trong lành, con người thân thiện, hiền hòa. Đã đi nhiều nơi nhưng có lẽ đây là nơi mà cô cảm thấy thương nhớ khôn nguôi khi phải tạm biệt nó. “Dù mới đặt chân đến lần đầu nhưng không hiểu sao, tôi cảm thấy đây chính là nơi mà mình thuộc về và cảm thấy thoải mái, tự nhiên như đang ở nhà”.
Sống ở Nepal, Yến được thỏa mãn niềm đam mê leo núi, đi bộ.
Khoảng 5-6 tháng sau, trước khi sang Ireland du học, cô chọn quay trở lại Nepal và sống ở đây tới tận 2 tháng giống như một người dân bản địa.
Yến nói, đi du học là ước mơ từ lâu của cô. Thời gian học tập và sinh sống ở quốc gia châu Âu này cũng là một trải nghiệm tuyệt vời. “Có lẽ nếu không trót yêu Nepal thì tôi đã muốn ở lại châu Âu làm việc”.
Sau khi học xong thạc sĩ, Yến nhận được lời mời làm việc cho một công ty khởi nghiệp. Họ sẵn sàng tài trợ visa cho cô ở lại. “Thực sự lúc đó cũng đứng giữa 2 lựa chọn, một bên là công việc ổn định để định cư ở châu Âu, một bên là tình yêu với Nepal, tôi đã rất khó để đưa ra quyết định. Nhưng tôi nhớ tới lời ba dặn: on cứ làm cái gì mà mình cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tôi đã đặt câu hỏi đó cho mình và quyết định không ở lại châu Âu mà sẽ sống ở Nepal”.
Video đang HOT
Đưa ra quyết định khác người nhưng Yến nhận được sự ủng hộ của ba mẹ. “Bởi vì từ nhỏ ba mẹ đã quá quen với những quyết định có phần giật gân của con gái. Gia đình có 7 anh chị em thì ba mẹ luôn biết tôi là đứa khác người nhất trong nhà. Ngoài ra, bản thân tôi khá tự lập nên được ba mẹ tin tưởng từ nhỏ”.
Bạn bè của Yến nhiều người cũng thể hiện sự tiếc nuối trước quyết định này nhưng vì yêu quý cô nên họ luôn ủng hộ những quyết định của cô bạn cá tính.
Hai chú chó cưng là bạn đồng hành trong các chuyến đi của Yến.
Trước khi sang Nepal, Yến cũng tìm hiểu sơ qua về tình hình việc làm ở đây và biết là không có nhiều công việc dành cho người nước ngoài, cộng với thủ tục xin giấy phép làm việc cũng khá phức tạp. Nhưng ngay từ đầu, cô đã không có ý định sẽ làm một công việc toàn thời gian, phải có mặt hằng ngày tại công sở, nên điều này cũng không ảnh hưởng gì tới quyết định định cư.
“Từ lâu, tôi đã thích lối sống du mục – làm việc tự do, online, thời gian linh hoạt. Vì thế, tôi đã chọn công việc viết bài về du lịch Nepal cho các blog du lịch, đôi khi là cả phiên dịch”.
Ngoài những công việc trên, Yến cũng đầu tư vào mảng khách sạn và công ty chuyên cung cấp các chuyến trekking ở Nepal. “Mức thu nhập đủ để tôi sống theo cách mà mình mong muốn. Điều tôi thích nhất trong công việc của mình là nó hoàn toàn linh hoạt về mặt thời gian. Ngày nào cũng có thể là ngày nghỉ nên tôi có thể sắp xếp cho các chuyến đi khá dễ dàng. Đó là điều rất may mắn và tôi cảm thấy biết ơn”.
Yến cũng tự nhận mình là người sống khá là tùy hứng nên trước khi làm một việc, cô không cân nhắc quá kỹ càng. “Trước khi sang Nepal, tôi cũng cân nhắc, điều gì khiến mình vui, hạnh phúc, chứ không suy nghĩ quá nhiều về những khó khăn. Tôi chỉ nghĩ nhiều về những cái được, đó là tha hồ trekking, sống trong bầu không khí mình ao ước…”.
Hiện tại, Yến đang sống ở thủ đô Kathmandu, nằm ở độ cao 1.400m – giống như Đà Lạt của Việt Nam. Thời tiết ở đây cũng có 4 mùa nhưng mùa hè không quá nóng và mùa đông không quá lạnh, thời tiết mát mẻ quanh năm.
Sau 4 năm sống ở Nepal, Yến nói, cuộc sống của cô ngày càng tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc vì được trải nghiệm, được sống trong môi trường mà mình mơ ước.
“Những gì tôi đang có ngày hôm nay rất gần với lối sống mà tôi mong muốn. Tôi chưa đạt đến mức hoàn toàn tự do về mặt tài chính nhưng thấy mình đang đi đúng hướng và cảm thấy rất hài lòng”.
Cô gái quê Quảng Trị cảm thấy rất hài lòng về cuộc sống của mình sau 4 năm sống ở Nepal.
Yến tâm sự, từ khi sang Nepal, cô học được cách tận hưởng cuộc sống. “Tôi thấy mình hạnh phúc hơn và trở thành người đơn giản hơn rất nhiều. Tôi không cần có quá nhiều vật chất mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Khi mình hạnh phúc thì những ý tưởng, vận may và cơ duyên sẽ đến”.
Những trải nghiệm từ trekking ở Nepal cũng khiến tình yêu với thiên nhiên của Yến ngày một lớn. “Nhiều khi đi rừng, lên núi, điều kiện vật chất rất thiếu thốn, không tiện nghi nhưng cảm giác vui sướng vỡ òa khi được đứng trước thiên nhiên thì không gì so sánh được. Niềm hạnh phúc đó mang lại cho tôi rất nhiều nguồn cảm hứng, như là việc lập kênh YouTube để ghi lại trải nghiệm với núi rừng Nepal cùng 2 chú chó cưng của mình”.
Dự định trong tương lai gần của cô là cùng 2 người bạn của mình tiếp tục hoàn thành các cung trekking của toàn bộ dãy Himalaya. Dự định trong tương lai xa hơn là đưa 2 chú cún cưng về Việt Nam bằng ô tô, thậm chí là có những chuyến đi xa hơn như châu Âu, hay vòng quanh thế giới.
Cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cùng 2 chú cún đáng yêu là những thứ mà cô gái quê Quảng Trị chưa bao giờ cảm thấy tiếc nuối vì đã lựa chọn. “Mỗi chuyến đi về, tôi như trở thành một con người mới, được tiếp thêm năng lượng và tình yêu với Nepal. Cho đến giờ, cuộc sống của tôi ở mảnh đất này vẫn đang theo chiều hướng vui và rất vui”.
Ám ảnh khi nỗ lực trở thành người giỏi nhất của nữ sinh Ngoại thương
Nguyễn Ngọc Anh nhận được nhiều sự kỳ vọng của gia đình nên ngay từ nhỏ, cô luôn nỗ lực với quyết tâm nhất định phải giỏi, phải hơn người khác.
Có lẽ từ khi vừa mới chào đời, Ngọc Anh (sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương) đã nhận được rất nhiều sự kỳ vọng từ mọi người. Bắt đầu từ khoảnh khắc bước chân ra khỏi vòng tay của cha mẹ để dấn thân vào sự nghiệp học tập, dường như không một giây một phút nào, cô không bị ám ảnh về việc phải là người giỏi nhất, phải hơn người khác.
Gia đình Ngọc Anh luôn cố gắng để cho con gái mọi thứ con cần, không thiếu một thứ gì, để con có thể bằng bạn bằng bè. Và để đáp lại phần công lao đó, không biết từ bao giờ, nữ sinh đã luôn lấy việc "nhất định phải giỏi, phải hơn người khác" làm mục tiêu phấn đấu.
Nguyễn Ngọc Anh nhận được nhiều kỳ vọng của gia đình nên luôn nỗ lực để giỏi hơn người khác.
Cấp 1, cấp 2, Ngọc Anh học tập ở 2 môi trường có thể ví như cái giếng nhỏ của chú ếch xanh. Cô không biết thế giới ngoài kia ra sao, chỉ tập trung cố gắng trong "cái giếng" của mình. Cô hãnh diện lắm vì việc đứng nhất và được mọi người tán thưởng. Mọi thứ có vẻ như rất dễ dàng.
Nhưng mọi chuyện đã trở nên khác biệt hơn rất nhiều kể từ khi Ngọc Anh lên cấp 3. Có lẽ, lúc đó mới là lúc cô thực sự "vào đời". Bến đỗ cấp 3 mà Ngọc Anh chọn là trường chuyên của tỉnh, nơi tụ tập toàn "con nhà người ta".
Thực sự, càng biết tới nhiều bạn bè hơn càng khiến Ngọc Anh ám ảnh những câu hỏi như "tại sao mình không được như các bạn ấy nhỉ?", "có lẽ, mình không là một mảnh ghép phù hợp với tập thể này chăng?"... Đã vậy, thỉnh thoảng, nữ sinh lại nghe những câu chuyện về con bác A, cháu bà B, chắt ông C từ gia đình, cô lại càng thấy áp lực hơn.
Có lẽ, khi kể những câu chuyện đó, mọi người trong gia đình Ngọc Anh cũng không có ý kiểu ép con phải giỏi như người ta nhưng tự bản thân cô lại coi đó là "sự kỳ vọng".
Và dần dần, không biết từ bao giờ, nữ sinh coi tất cả nhân vật "con nhà người ta" đó thành hình mẫu mà mình theo đuổi, các bạn ấy giỏi cái gì, cô cũng cố gắng mà tìm tòi một chút ít về cái đó.
Thậm chí, có một khoảng thời gian, Ngọc Anh bị ám ảnh về việc này. Cô nhớ là lúc đó, một bạn chia sẻ là dạo gần đây đang học ukelele. Cô cũng chẳng nghĩ ngợi gì mà đâm đầu vào bộ môn này (tất nhiên, chỉ được vài ngày thôi vì cô thực sự không có năng khiếu về nghệ thuật).
Nhiều người khi nghe những chia sẻ này sẽ có suy nghĩ chuyện này khá tiêu cực nhưng với bản thân cô mà nói, đây lại là sự tích cực không ngờ tới. Cô biết được nhiều thứ, nhiều lĩnh vực mà trước đó, cô còn không biết đến sự tồn tại của nó.
Nữ sinh tự biết sức bản thân đến đâu, và như mẹ cô vẫn thường căn dặn, người ta cố gắng một, con phải cố gắng 10, việc mình có thể làm cũng chỉ có cố gắng hơn nữa hơn nữa mà thôi.
Cô còn có một chuyện chưa chia sẻ với quá nhiều người. Đó là năm lớp 11, cô trượt kỳ thi chọn vào đội tuyển tham gia cuộc thi học sinh giỏi quốc gia của trường. Khoảng thời gian đó thực sự là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với nữ sinh. Đến giờ, cô vẫn còn rùng mình khi nghĩ về nó.
Sự cố gắng của cả năm lớp 10 khiến Ngọc Anh tự tin đến mức chủ quan về bản thân, mặc định một điều chắc chắn mình sẽ có "một chân" trong đội tuyển của trường. Giây phút mà tên của cô không có trong danh sách thực sự khiến cô gục ngã.
Ngọc Anh cảm thấy hổ thẹn và hơn hết là cảm thấy có lỗi với gia đình mình vì mọi người luôn tin con gái họ có thể làm được, nhưng thực tế, cô đã sai.
Khoảng thời gian đó, Ngọc Anh trở nên ít nói hơn rất nhiều, thoáng chốc từ một cô bé 24 tiếng đồng hồ không lúc nào thiếu chuyện để nói biến thành một cô nhóc hướng nội chỉ thích sống trong thế giới của mình. Khoảng 2 tuần như vậy, tự bản thân cô cũng cảm thấy không nên tiếp tục như vậy nữa, phải thay đổi khác đi.
Và Ngọc Anh lại tiếp tục hoàn thiện bản thân, nhủ lòng mỗi người đều sẽ có timeline khác nhau, mình không vào được đội tuyển quốc gia năm nay, năm sau mình sẽ vào. Lấy đó làm mục tiêu, cô lại cố gắng hơn nữa.
Đến năm lớp 12, cô thành công có mặt trong danh sách đội tuyển học sinh tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thậm chí còn đoạt giải ba - điều Ngọc Anh không dám mơ tới. Mặc dù giải ba nghe có vẻ không "oai" cho lắm, với cô, đó đã là điều mà cô không dám tưởng tượng tới.
Ngọc Anh học cách vượt qua áp lực để học tập tốt hơn.
Ngọc Anh chia sẻ cô đã chỉ áp dụng công thức một cách máy móc mà thôi: SAD to ADS. Biến SAD (S: Stress, A: Anxiety, D: Depression) thành ADS (A: Accomplish , D: Dominate, S: Success).
Hiện, Ngọc Anh đã đến bến đỗ mới với nhiều những thử thách hơn là ĐH Ngoại thương, nơi nổi tiếng với áp lực đồng trang lứa. Nhưng nữ sinh đã không còn sợ. Cô luôn coi áp lực là động lực để cố gắng hơn nữa và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Làm việc gì cũng vậy, cô chỉ lặp đi lặp lại trong đầu một câu duy nhất - "SAD to ADS".
Sinh viên học viết CV để tăng cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp Sau nhiều lần thất bại trong ứng tuyển, Thi Nguyễn cân nhắc việc tham gia khóa học viết CV để tránh hồ sơ của mình bị loại từ vòng đầu tiên. Trong thời gian chờ bằng tốt nghiệp, Thi Nguyễn (23 tuổi, Đồng Nai) trải qua hơn 3 tháng gửi CV song không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng. Trong...









Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nam sinh lớp 8 mất liên lạc nghi bị người lạ dụ dỗ, mẹ lên mạng cầu cứu
Tin nổi bật
23:30:12 09/04/2025
Phim ngôn tình mới chiếu đã bị chê tan nát, cặp chính diễn dở như "muốn rút ống thở của nhà sản xuất"
Phim châu á
23:15:57 09/04/2025
Bom tấn cổ trang Việt chưa chiếu đã hot rần rần: Đẹp đến từng khung hình, dàn cast nghe tên đã muốn xem
Phim việt
23:13:27 09/04/2025
Nhan sắc đẹp chấn động của Park Min Young, công chúa tóc mây có thật ngoài đời!
Hậu trường phim
23:04:27 09/04/2025
Xuất hiện nhân vật bí ẩn vung hàng chục tỷ để sở hữu 1 tài sản của Từ Hy Viên?
Sao châu á
22:49:25 09/04/2025
Nhan sắc Hà Kiều Anh 32 năm trước gây chú ý, Mai Phương Thúy sexy nghẹt thở
Sao việt
22:46:18 09/04/2025
Ter Stegen: 'Nếu muốn, Messi có thể ném bóng vào mặt bạn'
Sao thể thao
22:42:06 09/04/2025
3 phút 56 giây rơi nước mắt của thành viên BIGBANG, nỗ lực "níu kéo" T.O.P trở lại
Nhạc quốc tế
22:37:58 09/04/2025
Ukraine ồ ạt tập kích, hàng không Nga gián đoạn
Thế giới
22:37:52 09/04/2025
Tạm dừng phiên tòa Trương Mỹ Lan để làm rõ số tiền trong vụ án
Pháp luật
22:06:41 09/04/2025