Cuộc sống hàng ngày của những con chim cánh cụt ở Nam Cực
Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Albert Dros nổi tiếng với tác phẩm về phong cảnh tự nhiên. Trong chuyến đi tới Nam Cực gần đây, anh bị ấn tượng bởi cuộc sống của loài chim cánh cụt.
“Tôi coi thiên nhiên là niềm cảm hứng lớn nhất của mình. Mỗi ngày thiên nhiên đều cho tôi thấy điều mới mẻ và mời gọi tôi chụp lại những khoảnh khắc đó”, nhiếp ảnh gia Albert Dros chia sẻ. Anh đến Nam Cực lần này trên một tàu du lịch của Iceland, với nhiệm vụ dạy cho hành khách cách chụp ảnh.
Một con chim cánh cụt Gentoo mẹ bên cạnh hai con non của mình. Chúng có chiều cao khoảng 90 cm khi trưởng thành và là loài chim cánh cụt lớn thứ 3 thế giới sau chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt vua.
Mỗi con chim cánh cụt Gentoo mái đẻ 2 quả trứng, mỗi quả khoảng 500 gram. Loài này chủ yếu ăn các động vật giáp xác như các loài nhuyễn thể, và cá chỉ chiếm 15% khẩu phần ăn của chúng.
Video đang HOT
“Tôi yêu động vật, và làm sao mà bạn có thể không yêu chim cánh cụt chứ? Tất cả những gì chúng làm đều đáng yêu. Không chỉ dáng vẻ bề ngoài của chúng mà cách chúng di chuyển, giao tiếp và cư xử đều cực kỳ thú vị. Tôi yêu chúng ngay lập tức và biết rằng mình phải thực hiện một bộ ảnh để truyền tải cảm giác đó”, nhiếp ảnh gia người Hà Lan chia sẻ.
Một con chim cánh cụt Adelie non, chúng là loài chim cánh cụt phổ biến dọc theo toàn bộ vùng bờ biển Nam Cực. Mặc dù không phải là loài có kích thước lớn nhất, nhưng chim cánh cụt Adelie khá hùng hổ, chúng nhiều lần được nhìn thấy bắt nạt các loài chim cánh cụt khác và đương đầu với những dã thú lớn hơn.
Do bề mặt băng ở Nam Cực bị giảm, số lượng chim cánh cụt Adelie đã giảm 65% trong vòng 25 năm qua ở bán đảo Nam Cực.
Cấu trúc xã hội của loài này cũng rất phức tạp, con đực cần mang một hòn đá tới để làm quen với con cái. Tùy vào chất lượng và kích thước của hòn đá mà con cái sẽ đồng ý cho con đực làm gì hay không. Cũng có trường hợp ghi nhận chim cánh cụt Adelie cái sẵn sàng ngủ với nhiều con chim đực để tích lũy nhiều hòn đá, việc có thể coi là hoạt động mại dâm.
Chim cánh cụt có đường cao tốc riêng nối khu vực trú ẩn và bờ biển, chúng sẽ sử dụng những lối đi có sẵn (mà những con khác sử dụng) để đi ra biển kiếm ăn rồi đi về, chứ không đi lại lung tung. Một đàn sẽ xếp hàng đi cùng nhau và phải đi sau con đầu đàn.
Một nhóm các con chim cánh cụt Adelie xếp hàng nhảy xuống nước. Chúng bơi với vận tốc trung bình khoảng 8 km/h và có thể nhảy khỏi mặt nước 3 mét để hạ cánh xuống mặt băng.
Một con chim cánh cụt Gentoo (2 vệt trắng trên mắt) nhảy khỏi mặt nước. Chúng là loài chim cánh cụt bơi nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa lên tới 36 km/h. Nhiếp ảnh gia Albert Dros cho biết việc chuyển từ chụp phong cảnh sang chim cánh cụt tương đối khó khăn, vì anh phải chuyển từ những chủ thể tĩnh sang chủ thể di chuyển với tốc độ cao.
Bạn có biết: Chim cánh cụt thải ra khí cười và bắn xa tới 1,2m
Nhiều người chưa hết ngỡ ngàng khi biết phân của chim cánh cụt chứa đầy khí cười thì lại một lần nữa sốc vì sự thật nó có thể phóng uế xa tới 1,2 mét.
Loài chim ưa sống ở vùng lạnh có nhiều đặc điểm kỳ lạ khiến các nhà khoa học bất ngờ. Nhiều thập kỷ trước đây, cách quan hệ ân ái của loài chim cánh cụt khiến nhà khoa học bối rối, thậm chí, George Murray Levick một trong những nhà thám hiểm đầu tiên đến Nam Cực bị sang chấn tâm lý sau chuyến đi.
Đời sống tình dục không mấy lành mạnh của chím cánh cụt khiến Levick bị sốc. Ông đau lòng đến độ không thể mô tả các từ nhạy cảm bằng chữ Latin bình thường mà chuyển toàn bộ qua bảng chữ cái Hy Lạp tránh bị phát hiện và chỉ những người có học thức cao mới đọc hiểu được.
Chim cánh cụt không có đức tính chung thủy và đời sống tình dục lành mạnh như vẻ ngoài hiền lành, đáng yêu của nó. Con đực có thể bừa bãi kết đôi với bất kỳ con cái nào, thậm chí trong xã hội chim cánh cụt có cả những vụ hiếp dâm tập thể, hay quan hệ với xác chết.
Mới đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng chim cánh cụt Humboldt có thể phóng uế xa tới hơn 1, 2 mét.
Do áp lực quá cao từ trực tràng, khi loài chim này xả phân, chúng sẽ bắn với vận tốc 2m/s. Điều này giúp cho chim cánh cụt và tổ của chúng không bị hư hại khi đi đại tiện.
Tuy nhiên, đối với các du khách cần phải hết sức cẩn thận khi tiếp cận chúng từ đằng sau nếu không muốn bị ảnh hưởng.
Hai nhà nghiên cứu là Hiroyuki Tajima từ Đại học Kochi và Fumiya Fujisawa từ Thủy cung Katsurahama đã tính toán xem chim cánh cụt Humboldt có thể phóng uế được bao xa và áp lực cần thiết để có được kết quả như vậy.
Các nhà khoa học cho biết: "Khi ở trên mặt phẳng, một con cánh cụt Humboldt có thể phóng xa đến 0,4 mét, tương đương với chiều cao của chúng. Khi chim cánh cụt đứng trên những mỏm đá cao 2 mét rồi đi đại tiện, vậy nên khoảng cách này trên thực tế còn xa hơn nhiều. Áp lực bên trong đường tiêu hóa của một chim cánh cụt Humbldt là 28 kilopascal".
Các nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng phân chim cánh cụt có chứa nhiều khí cười. Nếu tiếp xúc trong nhiều giờ, con người có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt.
"Quái điểu băng giá" to bằng con người xuất hiện ở nơi khó tin Những quái điểu là bản sao hoàn hảo của chim cánh cụt khổng lồ của New Zealand đã xuất hiện đồng loạt ở Mỹ, Canada và Nhật Bản. Việc tìm thấy những "quái điểu" giống chim cánh cụt ở các quốc gia trên thực sự gây sốc với giới cổ sinh vật học, bởi chim cánh cụt, với mọi tông chi họ hàng...