Cuộc sống của tôi đảo lộn sau khi Mỹ ‘cấm cửa châu Âu’
Tôi vẫn sống bình thường giữa dịch Covid-19 tại Mỹ cho đến khi ông Trump tuyên bố “cấm các chuyến bay từ châu Âu” hôm qua.
Lúc 18h hôm qua, tôi đang coi một trận bóng trên TV thì Tổng thống Mỹ ra tuyên bố cấm các chuyến đi từ châu Âu đến Mỹ. Sau khi tuyên bố được đưa ra thì mấy dòng chữ chạy ở phía dưới màn hình bắt đầu nói về những trận đấu sẽ bị hoãn. Coi xong trận đá banh thì nguyên giải bóng rổ nhà nghề Mỹ đã bị hủy, mấy trận bóng đá giải MLS cũng bị hoãn.
Sáng nay, tôi đầu hàng nỗi sợ hãi của mình và vác xe đi ra đường mua sắm. Quả nhiên là người châu Á thì nhanh chân hơn thật. Toàn bộ khu để gạo ở hai chợ Việt và một chợ Hàn mà tôi tới đều đã hết gạo. Buồn cười nhất là mấy tấm giấy còn dán chỏng chơ ghi rằng cái này là nếp chứ không phải gạo, đừng mua nhầm. Mấy cái bao to còn sót lại chỉ toàn là nếp.
Ở các khu chợ Mỹ hay chợ Mễ ( Mexico) thì mọi chuyện vẫn yên ổn. Chỉ có nước đóng chai và các mặt hàng giấy vệ sinh và khăn giấy ăn là hơi bị thiếu hụt. Tôi cứ theo khuyến cáo của CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ), mua các loại thức ăn đông lạnh và đóng hộp cùng xà bông và các loại chất tẩy rửa, lại thêm thức ăn và đồ dùng cho con mèo nhà. Ai nhìn vào cái xe đẩy của tôi cũng thầm cười, họ biết là tôi đang tích trữ chống dịch. Chỉ có vài người đi mua sắm khác là trông có vẻ tích trữ như tôi.
Điều đặc biệt là không có ai đeo khẩu trang. Thường ngày người Mỹ không dùng khẩu trang và loại khẩu trang duy nhất có bán là khẩu trang y tế. Mặt hàng này đã hết từ lâu và CDC cũng khuyến cáo là người không bệnh thì không nên dùng. Chỉ có một người đàn ông đeo khẩu trang ở khu chợ Việt Nam mà tôi ghé qua.
Video đang HOT
Bên trong một siêu thị ở California, Mỹ, chỉ còn bán gạo nếp. Ảnh: Khanh.
Sau vài tiếng vơ vét thì tôi cảm thấy yên tâm hơn nên trở về với công việc. Các công ty vẫn cố gắng làm việc như thường và một số công ty cho phép các nhân viên có thể làm việc tại nhà. Đường sá vì thế vắng tanh dù vào giờ cao điểm. Lần gần đây nhất tôi phải chống chọi với cảm giác trống vắng này là hồi năm 2009, giữa cơn khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong gần 90 năm ở Mỹ.
Thành phố nơi tôi ở hiện chỉ có 6 trường hợp nhiễm virus đã được xác nhận, trong đó có hai người vốn ở trên tàu Grand Princess kẹt ngoài khơi ở San Francisco được đưa về căn cứ quân sự để cách ly. Vì vậy bệnh viện cũng chưa bị quá tải. Nghe nói là nghị sĩ Katie Porter đã khiến giám đốc CDC công bố rằng mọi trường hợp xét nghiệm Covid-19 đều sẽ miễn phí nên cũng bớt lo.
Quận hạt thì đã ra lệnh cấm các cuộc tụ tập trên 250 người, còn lại thì người tham gia tụ tập phải đứng cách nhau từ 2m trở lên. Tới lúc tôi ăn trưa thì giải bóng đá nhà nghề nam MLS đã bị hủy, giải hockey cũng ra đi, giải bóng đá nhà nghề nữ Mỹ cũng hoãn lại, liên đoàn bóng đá Mỹ hủy mọi trận đấu đã được lên lịch vào tháng 3 và tháng 4. Sự kiện chọn các cầu thủ trẻ cho các đội bóng bầu dục cũng bị hoãn. Một cầu thủ bóng rổ dương tính với Covid-19 và cả đội bị cách ly. Thế là các đài thể thao chắc chả còn gì để chiếu cả. Mấy cuộc đại nhạc hội như Coachella đã hủy từ mấy bữa trước, và giờ thì Broadway và Disneyland cũng đóng cửa nốt.
Vậy là tôi đành lủi thủi ngồi gõ mấy dòng này. Tương lai giờ thì chả ai biết là sẽ tới đâu, chỉ là trong hoàn cảnh này thì ai cũng khổ sở, chỉ là ít hay nhiều thôi. Vào mùa dịch thì mình chỉ có thể làm được việc giữ gìn vệ sinh và nghe lời khuyến cáo của chính phủ mà thôi, còn lại thì để nhờ phước đức của ông bà vậy.
Khanh
Theo vnexpress.net
Mỹ tăng nguồn lực đối phó Nga, Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh) đề xuất giảm hàng tỉ USD ngân sách viện trợ nước ngoài để tăng cường nguồn quỹ chống lại "mối đe dọa" kinh tế từ Nga và Trung Quốc.
Theo Bloomberg, ông Trump có thể cắt giảm 21% ngân sách cho Bộ Ngoại giao và các chương trình hỗ trợ quốc tế (giảm còn 44,1 tỉ USD so với 55,7 tỉ USD năm ngoái) trong dự thảo ngân sách tài khóa 2021 trị giá 4,8 nghìn tỉ USD. Chủ nhân Nhà Trắng còn có ý định giảm 6% chi tiêu không cần thiết từ các chương trình phúc lợi và an sinh xã hội.
Nguồn tiền tiết kiệm sẽ được đầu tư cho chi tiêu quốc phòng (tăng 0,3% lên 740,5 tỉ USD) và đảm bảo an ninh mạng. Đặc biệt, chính quyền Trump dự kiến tăng cường các nguồn quỹ chống lại mối đe dọa kinh tế từ Nga và Trung Quốc. Trong đó, ông Trump muốn tăng vốn hỗ trợ Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) từ 150 triệu USD lên 700 triệu USD. DFC vốn được thành lập nhằm mục đích chống lại sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc. Đóng vai trò như ngân hàng phát triển hợp tác với khu vực tư nhân cung cấp khoản vay cho các nước đang phát triển, DFC được xem là lựa chọn tài chính giúp các nước tránh cái mà Washington coi là "ngoại giao bẫy nợ" vốn được Bắc Kinh sử dụng để mở rộng ảnh hưởng. Trong một nhận định, Giám đốc điều hành DFC Adam Boehler cho rằng tăng ngân sách chống lại mối đe dọa về kinh tế là phù hợp với mục tiêu của lưỡng viện quốc hội. Cơ quan này cũng được định hướng hỗ trợ công nghệ 5G ở các nước đang phát triển vốn đang là mặt trận cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bên cạnh những đề xuất trên, Tổng thống Trump còn tìm cách huy động khoảng 2 tỉ USD tài trợ cho dự án xây tường dọc biên giới với Mexico theo cam kết tranh cử. Năm ngoái, Nhà Trắng phải tái phân bổ các nguồn quỹ quốc phòng sau khi yêu cầu 8,6 tỉ USD của ông Trump bị quốc hội từ chối. Nhưng theo một quan chức cấp cao, chính quyền sẽ không tiếp tục "rút" tiền từ Lầu Năm Góc để nâng cấp hàng rào an ninh trên tuyến biên giới phía Nam.
Tuy vậy, giới quan sát cho rằng nhiều đề xuất cắt giảm trong dự thảo ngân sách của Tổng thống Trump (chỉ dành 590 tỉ USD chi tiêu trong nước cho mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến giao thông và chính sách đối ngoại) có khả năng bị Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát bác bỏ, mở ra cuộc chiến ngân sách tiếp theo giữa Nhà Trắng và Đồi Capitol.
Hồi năm ngoái, ông Trump buộc phải từ bỏ kế hoạch cắt giảm viện trợ nước ngoài sau khi vấp phải phản đối của quốc hội. Trong lá thư gửi các lãnh đạo cơ quan lập pháp, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen cảnh báo nguy cơ cắt giảm viện trợ nước ngoài sẽ ảnh hưởng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Giữa kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực, Đô đốc Mullen cho rằng đầu tư nhiều hơn vào ngoại giao và phát triển là điều cần thiết nếu không muốn lạc lõng so với phần còn lại của thế giới.
Theo Reuters, đề xuất ngân sách Mỹ đưa ra lộ trình 15 năm để loại bỏ thâm hụt trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Chính phủ Mỹ tài khóa 2019 tăng 19% lên tới 1.067 tỉ USD. Lần gần đây nhất thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ vượt ngưỡng 1 nghìn tỉ USD là vào năm 2012. Để giảm thâm hụt, ông Trump đang tìm cách cắt 4,6 nghìn tỉ USD chi tiêu trong 10 năm.
MAI QUYÊN
Theo baocantho.com.vn
Tường biên giới của ông Trump nghiêng ngả vì gió to Một phần của bức tường biên giới Mỹ và Mexico được Donald Trump triển khai xây dựng bị đổ rạp sau một trận gió lớn. Tường biên giới của Tổng thống Trump bị gió thổi xiêu vẹo (Ảnh: Getty) Theo thông tin từ giới chức biên giới Mỹ, các tấm thép làm tường rào, có chiều cao hơn 9 mét, trở nên xiêu...