Cuộc sống của nhà khoa học giữa tiết trời -22 độ ở trạm nghiên cứu tia vũ trụ trên ngọn núi cao 3.200 m
Suốt nhiều tháng trời, các nhà khoa học tại trạm nghiên cứu Cosmic Ray Research Station phải gồng mình chịu đựng cái lạnh thấu xương trên độ cao 3.200 m.
Tọa lạc tại dãy núi Aragats ở Armenia, xấp xỉ 1/3 chiều cao của đỉnh Everest, nhiệt độ xung quanh trạm nghiên cứu vào mùa đông hoàn toàn có thể hạ gục một người trưởng thành khỏe mạnh.
Muốn đến được trạm nghiên cứu, các nhà khoa học phải băng qua đoạn đường 14 km trong tuyết lớn và gió gào.
Chính vì điều kiện gian khổ, họ phải chọn cách làm việc luân phiên, một tháng làm tại trạm nghiên cứu, một tháng quay về nghỉ ngơi.
Thế nhưng, khi thời tiết đột ngột trở xấu, họ phải bất lực cam chịu bị nhốt giữa nơi rét -22C suốt mấy tháng liền.
Địa thế hiểm trở của trạm nghiên cứu.
Video đang HOT
Một kỹ thuật viên được đưa xuống núi bằng xe trượt tuyết sau ca làm việc kéo dài một tháng.
Cosmic Ray Research Station được xây dựng vào năm 1943.
Nhiệt độ bên trong trạm nghiên cứu ấm áp hơn một chút.
Gohar Hovhannisian đã quen với việc bị kẹt tại trạm nghiên cứu giữa mùa đông.
Từ căn cứ nghiên cứu vũ khí tối mật của quân đội Liên Xô, qua năm tháng, nơi này đã chuyển thành địa điểm nghiên cứu các hạt vật chất bí ẩn xuất hiện trong không gian.
Ngay cả gian bếp cũng đậm phong cách thời Xô viết.
Trên tường được trang trí tranh ảnh về tia vũ trụ.
Độ cao chót vót có lợi cho quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Họ tập trung nghiên cứu về tia vũ trụ.
Một đài quan sát đang trong quá trình xây dựng.
Cùng với các trạm nghiên cứu ở Costa Rica và Indonesia, đây là nơi tập trung dõi theo hoạt động của các tia vũ trụ.
Nó cũng được trang bị cảm biến có thể phát hiện sấm sét trong phạm vi hàng dặm.
Thanh Vân
Theo saostar.vn/The Sun
Tiết lộ mới về vụ nổ ở căn cứ Hải quân Nga
Vụ nổ tại căn cứ Hải quân Nga khiến năm chuyên gia hạt nhân thiệt mạng ngày 8-8 có liên quan đến lò phản ứng hạt nhân nhỏ.
Vụ thử tên lửa thất bại dẫn đến một vụ nổ khiến năm nhà khoa học Nga tử vong vào tuần trước gần Bạch Hải của Nga liên quan đến một lò phản ứng hạt nhân nhỏ, tờ Time dẫn lời một quan chức hàng đầu tại viện nghiên cứu nơi các nhà khoa học thiệt mạng làm việc.
"Viện đang nghiên cứu các nguồn năng lượng quy mô nhỏ sử dụng vật liệu phóng xạ, bao gồm vật liệu phân hạch và đồng vị phóng xạ. Nghiên cứu này được thực hiện cho Bộ Quốc phòng và cho mục đích dân sự" - ông Vyacheslav Soloviev, Giám đốc khoa học của viện, cho biết trong một đoạn phim được phát trên đài truyền hình địa phương.
Những người tử vong đã được chôn cất vào ngày 12-8. "Họ là những anh hùng dân tộc và là tinh hoa của Trung tâm hạt nhân Liên bang Nga" - Giám đốc Viện nghiên cứu Valentin Kostyukov, nói trong một đoạn phim. Đoạn phim này được đăng trên một trang web chính thức ở Sarov, một TP được thiết lập an ninh ở mức cao để nghiên cứu hạt nhân ở phía đông Moscow.
Vụ nổ xảy ra vào ngày 8-8 trong một cuộc thử nghiệm tên lửa sử dụng nguồn năng lượng đồng vị tại một khu thử nghiệm gần TP Severodvinsk. Đây là nơi đặt căn cứ chính của Hạm đội Phương Bắc của Nga.
Bộ Quốc phòng ban đầu cho biết hai người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn và cho biết vụ nổ liên quan tới quá trình thử nghiệm hệ thống đẩy nhiên liệu lỏng của tên lửa. Bộ không đề cập yếu tố hạt nhân trong vụ nổ này.
Theo thông báo trên một trang web của chính quyền địa phương, mức phóng xạ tăng nhanh sau đó trở lại bình thường. Tuy nhiên, thông báo này sau đó đã nhanh chóng bị gỡ bỏ.
Truyền thông Nga đã suy đoán rằng vũ khí đang được thử nghiệm là SSC-X-9 Skyfall, được biết đến ở Nga với tên Burevestnik - một tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân mà Tổng thống Vladimir Putin đã giới thiệu với thế giới trong bài phát biểu quốc gia năm ngoái.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: CNN
Vụ việc này xảy ra chỉ hai ngày sau khi một kho đạn của quân đội ở TP Achinsk, Siberia chứa 40.000 đạn pháo bất ngờ phát nổ hôm 5-8. Vụ nổ này đã khiến một người chết và ít nhất bảy người bị thương cùng 11.000 người phải di tản khẩn cấp.
QUỲNH NHƯ
Theo PLO
Các nhà khoa học chạy đua chế vắc-xin ngăn virus Corona lan tràn Để ngăn sự lây lan nhanh chóng mặt của virus Corona, các nhà nghiên cứu của ĐH Queensland (Úc) đang làm việc suốt ngày đêm để phát triển một loại vắc-xin ngừa loại virus gây bệnh viêm phổi chết người trong vòng chưa đầy sáu tháng. Các nhà khoa học đang ngày đêm tìm cách chế tạo vắc-xin ngăn ngừa virus Corona Các...