Cuộc sống bình dị của người sáng lập Apple bị lãng quên
Chỉ vì một quyết định thiếu sáng suốt, người đàn ông này đã vứt bỏ 10% số cổ phần của Apple để đổi lấy 1.500 USD. Giá trị của món tài sản này hiện ước tính vào khoảng 60 tỷ USD.
Ông Wayne, một trong ba người đồng sáng lập của Apple.
Apple vừa bước sang tuổi 40 vào đầu tháng này. Để tạo nên thành công cho công ty có giá trị nhất thế giới ở tuổi 40 này không thể không kể đến một người đàn ông đã giúp xây dựng công ty từ những viên gạch đầu tiên và sau đó ra đi lặng lẽ.
Lái xe khoảng một giờ đồng hồ từ Las Vegas bạn sẽ bước chân vào sa mạc Nevada. Khi bạn cảm thấy mình đã đến nơi tận cùng của nền văn minh, hãy cứ tiếp tục đi. Miền đất xa xôi hẻo lánh đó chính là Pahrump, nơi vị đồng sáng lập của công ty có giá trị nhất thế giới đang sống.
Ngôi nhà bình dị của ông Wayne.
Ông Ronald G Wayne năm nay đã 81 tuổi. Ở tuổi 41, ông làm việc tại Atari và đó chính là thời điểm ông gặp chàng trai trẻ đầy ấn tượng, Steve Jobs, người sau đó đã luôn hỏi xin lời khuyên của Wayne cho rất nhiều quyết định.
Jobs đã hỏi Wayne liệu ông có nên kinh doanh những chiếc máy điện tử xèng không và Wayne đã trả lời là không. Jobs lại hỏi liệu ông có nên đi tới Ấn Độ để tìm lại chính mình không, Wayne nói rằng hãy làm thế nếu anh buộc phải làm, nhưng phải cẩn thận.
Tới một ngày, Jobs cuối cùng đã hỏi Wayne một câu hỏi làm thay đổi lịch sử: “Anh có thể giúp tôi nói chuyện với Steve Wozniak được không?” Wayne đáp: “Hãy đưa anh ta đến nhà tôi. Chúng ta sẽ cùng ngồi xuống và trò chuyện”.
Video đang HOT
Parental Woz và Steve Jobs là hai người đồng sáng lập Apple được nhiều người biết đến .
Parental Woz, hay còn được gọi với cái tên thân mật là Wozniak hoặc Woz, đã làm việc cùng Jobs từ buổi sơ khai của mảng kinh doanh máy tính và biến chúng thành những thiết bị mang tính cá nhân hơn.
Cặp đôi thường đến câu lạc bộ máy tính nổi tiếng Homebrew, nơi tụ họp những người nhiệt tình, thích nhặt nhạnh các loại mạch điện và lắp ráp chúng lại theo những cách mới với sự say mê giống như một đứa trẻ 6 tuổi giàu trí tưởng tượng ngồi mê mải lắp ráp các khối Lego. Vào thời điểm đó, Woz là người giỏi nhất. Một bảng mạch do ông lắp đã tạo nên nền tảng cơ bản cho Apple 1, chiếc máy tính đầu tiên của công ty và sau đó đã được bán đấu giá năm 2015 với giá 365.000 USD.
Jobs muốn có trí tuệ của Woz để lãnh đạo Apple. Và vì thế tại ngôi nhà của Wayne ở Mountain View, California, ba người đã ngồi lại với nhau để bàn thảo chi tiết.
Wayne nhớ lại: “Jobs cho rằng theo cách nào đó, tôi có khả năng ngoại giao hơn anh ấy. Anh ấy rất lo lắng khi nói chuyện với Steve Wozniak để lôi kéo Woz vào công việc này. Nhưng Wozniak là một người kỳ quái, mọi thứ anh ta làm chỉ thuần túy là để cho vui. Woz chẳng có khái niệm gì về việc kinh doanh hay các quy luật của cuộc chơi”. Trong cuộc nói chuyện khoảng 45 phút, Wayne đã thành công. Ông kể lại: “Anh ta tin vào điều đó, anh ta hiểu. Cuối cùng Steve Jobs nói: “Chúng tôi sẽ mở một công ty. Nó sẽ là Công ty Máy tính Apple”.
Sau đó, Wayne soạn thảo các văn bản trên một chiếc máy đánh chữ của IBM. Điều này khiến Woz rất ngạc nhiên vì ông không thể tin được Wayne lại có thể viết tới 4 trang tài liệu pháp lý hoàn toàn dựa trên trí nhớ.
Miếng “bánh táo” được chia như sau: Jobs và Wozniak mỗi người được 45%, còn Wayne được 10%. 12 ngày sau, Wayne rút tên mình ra khỏi hợp đồng. Ông nói: “Điều đó ám ảnh tôi tới tận ngày hôm nay”. 40 năm đã trôi qua và 10% cổ phần đó hiện có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 60 tỷ USD.
Thương vụ lớn đầu tiên của Apple được chính Jobs bảo đảm. Dây chuyền máy tính, Byte Shop, muốn đặt mua 50 chiếc máy. Để kiếm được món tiền bán thiết bị trong vụ này, Apple buộc phải đi vay 15.000 USD. Wayne nghe được tin từ một nguồn ông không nhớ rõ, rằng Byte Shop không phải là một công ty giỏi giữ chữ tín về khả năng thanh toán hóa đơn. Nếu tham gia vụ này, “tất cả chúng tôi đều phải chịu trách nhiệm về khoản nợ”, ông Wayne giải thích. “Jobs và Wozniak chẳng có một xu dính túi. Tôi có nhà, có tài khoản ngân hàng, có xe… và có thể bị sờ tới”. Wayne đã nói với Steves rằng ông muốn giúp đỡ nếu có thể, nhưng ông không thể tiếp tục là một phần của công ty được nữa.
Sự đóng góp cuối cùng của ông đó là vẽ nên logo đầu tiên của Apple, một hình ảnh vẽ bằng mực với biểu tượng Newton ngồi dưới gốc cây với một trái táo trên đầu. Wayne đã ký tên mình vào hình ảnh nhưng bị Jobs phát hiện ra. Jobs nói với Wayne: “Bỏ nó ra” và ông làm theo.
Logo đầu tiên của Apple.
Vài tháng sau khi chính thức cắt đứt quan hệ với Apple, Wayne nhận được một lá thư. Ông nói: “Bức thư viết rằng tất cả những gì anh cần phải làm là nhượng lại bất cứ cổ phần nào của anh trong Công ty Máy tính Apple, và anh sẽ nhận được một tấm séc”. Để đổi lại, Wayne đã nhận được 1.500 USD. “Với tôi đó là một món tiền. Thế nên tôi ký vào giấy”.
Pahrump cách Cupertino 800km và là một thế giới hoàn toàn khác so với trụ sở của Apple ngày này. Ngôi nhà của Wayne rất khiêm tốn. Những đồ trang trí trong nhà phản ánh cuộc đời của một kỹ sư tò mò và điểm suốt bằng những vật dụng ông thu thập được. Cạnh cánh cửa là một chiếc máy điện tử xèng cũ màu bạc. Trên tường là một chiếc radio từ những năm 30 vẫn còn chạy.
Ngôi nhà của ông Wayne không có món đồ Apple nào.
Ngày nay, 10% cổ phần của Apple có giá trị khoảng 60 tỷ USD. Nếu Wayne hối hận về quyết định của mình thì đó cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Ông ngậm ngùi: “Nếu tiền là thứ duy nhất tôi từng muốn thì có rất nhiều cách để tôi có thể kiếm tiền. Nhưng điều quan trọng hơn đó là làm những gì tôi thấy hấp dẫn. Lời khyên của tôi dành cho những người trẻ luôn là: tìm thứ gì đó bạn thực sự ham thích để bạn sẵn sàng làm nó mà chẳng được gì cả… và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong đời”.
Khi nói đến Steve Jobs, ông cho biết: “Anh ta là một người đàn ông tuyệt vời. Ai là người đã khiến Apple được như hôm nay, hiển nhiên là Jobs. Jobs có phải là một người đàn ông tốt không, theo nhiều phương diện thì không. Nhưng nó chẳng phải vấn đề”.
Wayne tự coi mình là một “người cố vấn” cho các giấc mơ của Jobs, thậm chí còn là người đưa ra sự hỗ trợ ngay từ ban đầu. Wayne từng nói với Steve: “Steve, dù nó có là gì thì đó cũng là thứ anh muốn làm, anh có thể làm điều đó dễ dàng hơn nếu có tiền trong túi. Cứ tiếp tục đi và kiếm tiền, và làm bất cứ thứ gì anh muốn. Nhưng đừng quên anh muốn dùng tiền để làm gì”.
Mặc dù tỏ ra không hối hận vì đã rút khỏi Apple, Wayne lại hối hận một điều: ông đã bán bảo sao hợp đồng gốc của ông với Apple với giá 500 USD. Năm 2011, tài liệu đó đã được bán đấu giá với số tiền 1,6 triệu USD.
Bản hợp đồng gốc với chữ ký 3 nhà đồng sáng lập.
Nếu bạn nhìn vào ngồi nhà của Wayne, bạn sẽ không tìm thấy bất cứ sản phẩm nào của Apple. Ông thích tạo ra thứ công nghệ của riêng mình mà theo ông thì như thế thú vị hơn. Năm 2011, một người đã tặng ông một chiếc iPad 2 để làm quà nhưng ông đã cho nó đi.
Theo Lê Nga/ICTNews
Đồng sáng lập Apple: 'Apple của Tim Cook đã khác xưa'
Steve Wozniak, người cùng huyền thoại Steve Jobs tạo dựng nên Apple, chia sẻ cảm nhận về cách điều hành của Tim Cook thông qua chiếc Apple Watch.
Trong chương trình AMA (Ask Me Anything) của Reddit, Wozniak cho hay: "Tôi cảm thấy có chút lo lắng. Ý tôi là, tôi yêu chiếc Apple Watch của mình, nhưng bạn sẽ phải mua một chiếc đồng hồ từ 500 USD đến 1.100 USD tùy thuộc vào việc bạn nghĩ mình là người quan trọng thế nào. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở dây đeo. 12 chiếc đồng hồ có giá từ 500 USD đến 1.100 USD mà chỉ khác nhau dây đeo? Apple không phải là công ty như thế trước đây, công ty từng thực sự thay đổi thế giới".
Bên cạnh đó, Wozniak khẳng định ông rất ủng hộ Tim Cook, CEO Apple. Apple Watch được công bố vào tháng 9/2014 và bán ra thị trường trong tháng 4/2015. Khác với những sản phẩm khác của hãng, Apple chưa từng tiết lộ họ bán được bao nhiêu đồng hồ. Trong khi đó, chuyên gia Chris O'Brien ước tính Apple đạt doanh thu 1,68 tỷ USD nhờ Apple Watch vào tháng 9/2015.
Steve Wozniak. Ảnh: BI.
Liên quan đến cuộc chiến giữa Apple và FBI, đồng sáng lập Apple chia sẻ: "Trong đời mình, tôi từng hai lần viết những đoạn mã mà có thể biến thành virus. Tôi xóa mọi mã nguồn của chúng vì cảm thấy sợ. Chúng có thể gây ra mối nguy hiểm không lường trước. Nếu đoạn code được viết trong một sản phẩm của Apple có thể cho phép ai đó thâm nhập vào, thì kẻ xấu cũng sẽ tìm ra cách tương tự".
Apple và FBI đang đối đầu nhau trong việc nên hay không nên mở khóa iPhone 5c của tên khủng bố Syed Rizwan Farook - kẻ đã nổ súng giết 14 người và khiến 22 người khác bị thương hồi tháng 12/2015 ở San Bernadino, California (Mỹ). FBI kiên trì thuyết phục Apple mở cổng hậu trên điện thoại trong khi hãng công nghệ Mỹ lo ngại, nếu phần mềm được soạn ra, nó có thể sẽ rơi vào tay hacker hay chính phủ các nước khác và ảnh hưởng đến thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng iPhone toàn cầu.
Minh Minh
Theo VNE
Đồng sáng lập Apple mang đồng hồ lạ ở Việt Nam Trong khuôn khổ một sự kiện công nghệ diễn ra tại TP HCM, đồng sáng lập Apple Steve Wozniak đã có mặt để nói về điện toán đám mây, dữ liệu lớn. Chiều ngày 2/12, Hội thảo "SMAC - Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng" đã diễn ra tại TP HCM. Đây là sự kiện do Mobifone tổ chức, có nội...