Cuộc đua “nước rút” của teen 12
Có thể nói, thời điểm “ nóng” của teen 12 ngày càng đến gần. Các bạn ấy đều đang có 1 nỗi lo chung và chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các bạn ấy đã làm gì để giảm bớt nỗi lo ấy nào!
Nếu như chúng mình đã có thể hoàn toàn thư giãn, nghỉ xả hơi sau kỳ thi HKI căng thẳng và đầy lo âu thì các teen 12 lại đang dồn hết sức lực cho cuộc đua “nước rút” khi mà năm 2010 sắp qua đi và năm mới 2011 chỉ còn cách thời điểm hiện tại đúng 3 ngày nữa! Chắc hẳn các bạn đều biết rằng, một năm mới sắp đến, những ngày đầu trôi đi thật nhanh và những ngày nghỉ Tết lại tới gần, đến cuối tháng 3/2011, các bạn sẽ biết được môn thi tốt nghiệp chính thức. Nhưng không cần chờ tới lúc đó, ngay bây giờ, các teen 12 đều đang có 1 nỗi lo chung và chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các bạn ấy đã làm gì để giảm bớt nỗi lo ấy nào!
Trước kia, cứ mỗi khi đến giờ nghỉ giải lao, các teen 12 lại tụ tập thành từng nhóm, trò chuyện rôm rả về mọi vấn đề, từ chuyện cô người mẫu này, anh bạn hotboy cùng khối kia cho đến chuyện mới “tăm tia” được những bộ quần áo thời trang cực kỳ “style”! Thế nhưng, trong thời điểm này, chúng mình lại thường xuyên bắt gặp các bạn ấy ngồi cặm cụi ôn lại bài của các môn học, chủ yếu là các môn học chính của khối thi cũng như những môn mà các bạn “dự đoán” là sẽ thi tốt nghiệp.
Dành riêng cho mình những khoảng không gian yên tĩnh trong lớp hay lên thư viện của trường ngồi học bài luôn là giải pháp hữu hiệu để teen 12 có thể kiểm tra lại những kiến thức mình đang có hay đơn giản là tìm đọc thêm một số các tài liệu tham khảo về những môn học mà bạn cần ôn! Với 5-10 phút nghỉ giải lao giữa giờ, bạn có thể viết ra các mảnh giấy nhỏ những công thức Toán, Lý, Hoá… hoặc những đoạn thơ mà lâu nay bạn chưa thể nhớ nổi, thậm chí chỉ là một vài từ tiếng Anh mà bạn vừa học được ở tiết trước!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Video đang HOT
Mỗi ngày đến lớp, ngoài khoảng thời gian của các tiết học, bạn lại có thêm những giờ nghỉ 5-10 phút, vậy thì không phải bạn đang dần củng cố kiến thức của mình hơn rồi sao! Hãy tận dụng thời gian, dù chỉ là ít ỏi nhưng nó cũng sẽ giúp cho các bạn tiến gần đến ước mơ của mình hơn đấy! Nhưng phải nhớ rằng, học tập cũng cần phải nghỉ ngơi chứ đừng có tham quá mà mọi việc đều không được như ý nhé!
Thức khuya học bài cũng là cách học đang được rất nhiều teen 12 lựa chọn! Không gian tĩnh lặng của đêm khuya có thể giúp bạn nhập tâm hơn với những môn học không “dễ nuốt” cho lắm nhưng cũng có những bạn còn có suy nghĩ: “Chắc giờ này bọn nó đi ngủ hết cả rồi, mình thức khuya hơn một chút thì cũng sẽ học được nhiều hơn bọn nó!” và chính suy nghĩ đó đã khiến các bạn tận dụng cả buổi đêm để ngồi học với mong muốn hơn bạn bè! Có thể nói, mục đính của các bạn đều là tốt vì trong cuộc đua “nước rút” này, các bạn không thể ì ạch đứng nhìn ban bè mình đang có những bước nhảy vọt xa hơn.
Tuy nhiên, không phải cách học nào cũng đem lại cho bạn lượng kiến thức lớn và giúp bạn giảm bớt nỗi lo khi kỳ thi đang đến ngày càng gần được. Đơn giản là vì những đêm dài dằng dặc cố gắng ngồi “cày” bài vở, những bạn trẻ ấy đã bị kiệt sức trầm trọng và họ cũng đâu còn sức lực để chạm tới ước mơ của mình một cách nhanh chóng nữa! Vậy thì các bạn hãy nhớ nhé, suốt cả một ngày học tập mệt mỏi rồi, các bạn hãy đi ngủ vào 22h (muộn nhất là 23h thôi đấy) và thức dậy vào 5-6h sáng mỗi ngày để ôn lại bài, tuy khoảng thời gian cũng như những ngày bạn thức đêm nhưng hiệu quả thì hơn hẳn đấy!
Những bộ đề của các anh chị khóa trên luôn nằm trong danh mục “bí kíp” của các bạn phải không nào! Chắc hẳn, vào thời điểm này, bất cứ teen 12 nào cũng đang có trong tay một vài bộ đề thi của những năm trước, vậy thì các bạn hãy bắt tay vào làm để có thể đánh giá được trình độ của bản thân mình thôi. Thông thường, các teen thường tự ngồi làm và sau đó kiểm tra lại kết quả với đáp án có sẵn, nhưng tại sao chúng mình lại không tập hợp lại thành 1 nhóm, mỗi người đều tự làm bài riêng rồi cùng nhau so sánh kết quả, nếu ai có khúc mắc gì thì các thành viên còn lại có thể giảng giải, như vậy sẽ tốt hơn nhiều đấy! Luôn có sự ganh đua về học tập giữa các thành viên không chỉ giúp các bạn đạt được kết quả cao hơn trong những môn học trên lớp mà còn có thể giúp các bạn sẽ cùng “về đích” nhanh nhất trong cuộc đua cực kỳ gay cấn này!
Tạm kết:
Dù bạn đang áp dụng biện pháp nào để hóa giải nỗi lo này đi chăng nữa thì cũng cần nhớ rằng: Kiến thức cần được tích lũy lâu dài, không phải chốc lát là có, vì vậy bạn hãy lượng sức mình để có được những biện pháp thật phù hợp và hữu ích, không phải biện pháp nào các bạn đang sử dụng cũng đều có tác dụng tốt đâu nhé!
Theo PLXH
Những điểm mới đáng lưu ý trong tuyển sinh 2011
Nhiều trường dự kiến có những thay đổi về tuyển sinh như tăng chỉ tiêu (CT), thêm ngành học, mở rộng khối thi, vùng tuyển, cụm thi...
Điều chỉnh chỉ tiêu
Hầu hết các trường ĐH tại TP.HCM đều dự kiến tăng từ 5 - 10% tổng CT tuyển sinh so với năm 2010. Trường ĐH Kinh tế dự kiến tuyển 4.500 CT (tăng 200). Trường ĐH Luật cũng dự kiến tăng 10%. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật sẽ tăng 550 CT bậc ĐH...
Tuy nhiên, các trường cũng cân nhắc điều chỉnh CT trong từng ngành nghề cụ thể. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thư - Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thông tin trường tăng 70 CT ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, 50 CT ngành Quản lý xây dựng, 40 ngành Xây dựng cầu đường... Trong khi ngành Khai thác máy tàu thủy giảm 30 CT, Điều khiển tàu biển và Điện - tự động tàu thủy giảm 10 CT mỗi ngành. Ông Thư cho biết: "Đây là những điều chỉnh dựa trên nhu cầu xã hội về ngành nghề cũng như sở thích của thí sinh".
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến tuyển 1.300 CT năm 2011 (tăng 100 CT so với năm 2010) nhưng do trường sẽ mở thêm cơ sở đào tạo tại Đà Lạt với 150 CT cho 3 ngành: Kiến trúc công trình, Kỹ thuật công trình và Mỹ thuật công nghiệp nên có sự thay đổi trong từng ngành. "Dù tổng CT tăng nhưng vì thêm cơ sở đào tạo nên thực chất CT từng ngành có giảm xuống", ông Ninh Quang Thăng - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường nói.
Thí sinh dự thi ĐH-CĐ năm 2010. (Ảnh minh họa).
Mở rộng khối thi cho những ngành khó tuyển
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến mở thêm ngành Sư phạm tiếng Nhật và Giáo dục học hệ sư phạm. Riêng ngành Sư phạm tâm lý - giáo dục trước đây được chuyển thành Tâm lý học giáo dục ở hệ cử nhân ngoài sư phạm. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm - Phó trưởng phòng Đào tạo cho hay: "Một số ngành khó tuyển, nhà trường sẽ mở rộng khối thi để thu hút thí sinh. Ví dụ, ngành Ngôn ngữ Nga - Anh tuyển khối A, C, D (thay vì chỉ tuyển khối D1, D2); Ngôn ngữ Trung Quốc tuyển cả khối A, C (thay vì chỉ tuyển khối D1 và D4)...". Ông Lâm giải thích thêm, sở dĩ có thể tuyển các khối thi khác nhau vào cùng ngành ngoại ngữ bởi khi học các ngành này, sinh viên phải học từ đầu chương trình. Ngoài ra, trường cũng đề xuất bỏ cụm thi tại Quy Nhơn và Cần Thơ vì ít thí sinh nên rất tốn kém. Các thí sinh của trường có thể thi nhờ tại ĐH Quy Nhơn và ĐH Cần Thơ để lấy kết quả xét tuyển NV1.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cũng dự kiến mở thêm các chuyên ngành: Đạo diễn sự kiện văn hóa (khối R4) và Nghệ thuật dẫn chương trình (khối R5) thuộc ngành Quản lý văn hóa ở bậc ĐH. Riêng ngành Văn hóa dân tộc thiểu số mở rộng thêm khối D1 (thay vì chỉ tuyển khối C). Ở bậc CĐ, trường mở thêm ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, chuyên ngành Nghệ thuật dẫn chương trình; mở rộng thêm khối thi D3 và D4 cho ngành Văn hóa du lịch.
Trường ĐH Văn Hiến cũng dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội ở bậc CĐ. "Những ngành 3 năm liên tục không tuyển đủ CT, có thể trường sẽ không mở nữa", ông Nguyễn Quốc Hợp - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho hay.
Theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, có khả năng trường "đóng cửa" ngành Tiếng Pháp vì nhiều năm nay tuyển không đủ CT. Trong khi đó, trường ĐH Hùng Vương TP.HCM vẫn dự kiến tiếp tục tuyển sinh những ngành khó tuyển nhiều năm qua như Công nghệ sau thu hoạch, Tiếng Nhật, Công nghệ kỹ thuật xây dựng. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Bình chia sẻ: "Việc mở rộng khối thi với các ngành này là không thể bởi đã có nhiều khối thi trong cùng một ngành, nếu tiếp tục mở rộng sẽ khó đào tạo. Vì vậy, riêng với khối ngành ngoại ngữ nhà trường sẽ bổ sung thêm môn học Phương pháp giảng dạy 2 tín chỉ để thu hút người học". Dù năm 2010 chỉ tuyển được 200 trên tổng số 500 CT khối ngành kỹ thuật, nhưng năm 2011 trường vẫn xin mở thêm ngành Công nghệ thực phẩm.
24H.COM.VN (Theo Thanh niên)
Những câu chuyện "bó tay" về ngày 20.11 Thực cảnh 20/11 của một số năm trước khiến người phải lắc đầu. Thay vì tri ân thầy cô vào ngày 20/11, nhiều bạn biến nó thành trò cười hay một thảm cảnh bi hài... Thầy cũ - cô mới Một thực trạng rất đáng buồn là nhiều bạn học sinh rất phân biệt giữa thầy người khác và thầy của mình. Nghĩa...