Cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc về phát triển AGI
Trước sự cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, Mỹ đang xem xét một sáng kiến lớn nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI).
Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc đua về lĩnh vực công nghệ mới (Ảnh: LeBigData).
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển như vũ bão, Mỹ có thể sẽ xây dựng lại các chính sách công nghệ, thương mại và chiến lược trong những thập kỷ tới.
AGI là ưu tiên quốc gia
Báo cáo mới nhất của Ủy ban Đán.h giá An ninh và Kinh tế Mỹ -Trung, Trung Quốc đã đề xuất một dự án do Chính phủ Mỹ hỗ trợ, nhằm mục đích tạo ra các hệ thống AGI (siêu trí tuệ nhân tạo) có khả năng vượt qua trí thông minh con người.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Mỹ sẽ ký kết hợp đồng với các công ty về trí tuệ nhân tạo (AI), nhà cung cấp đám mây và trung tâm dữ liệu để phát triển AGI.
Video đang HOT
Đây là dự án được ưu tiên hàng đầu đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ, phản ánh tính cấp bách, nó giống như các cuộc chạy đua công nghệ lớn trong quá khứ.
Bên cạnh đó, báo cáo khuyến nghị các biện pháp hạn chế đối với các công nghệ quan trọng bao gồm việc cấm nhập khẩu robot hình người tự động từ Trung Quốc, cũng như cơ sở hạ tầng năng lượng.
Những đề xuất này đã bổ sung cho các biện pháp kiểm soát vốn có sẵn trong lĩnh vực bán dẫn, nhằm mục đích hạn chế chuyển giao các công nghệ nhạy cảm và duy trì vị trí dẫn đầu công nghệ của Hoa Kỳ trước một Trung Quốc ngày càng tự chủ.
Ủy ban cũng đề xuất sửa đổi quan hệ thương mại với Trung Quốc bằng cách xóa bỏ Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).
Điều này có thể làm đảo lộn chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
Ngoài ra, các quy định nghiêm ngặt về sự minh bạch dữ liệu và dòng đầu tư cũng sẽ được đưa ra, đặc biệt nhắm vào các công ty Trung Quốc ở nước ngoài, thường được sử dụng để lách các hạn chế hiện tại.
Nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt được khả năng tự cung cấp các công nghệ cứu sinh như AI và điện toán lượng tử đang làm gia tăng sự cạnh tranh này.
Thay đổi cuộc chơi toàn cầu
Trung Quốc gần đây đã đưa ra những sáng kiến đầy tham vọng nhằm trở thành quốc gia dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ mới trên thế giới.
Tuy nhiên, việc đạt được AGI vẫn là một thách thức khoa học to lớn ngay cả khi có nguồn tài trợ lớn, cũng như nền tảng công nghệ; mục tiêu này có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để hiện thực hóa.
Nếu những biện pháp này được thông qua, các công ty công nghệ sẽ phải đối mặt với bối cảnh pháp lý phức tạp, với những yêu cầu tuân thủ mới đối với hoạt động đầu tư và hợp tác nghiên cứu.
Sự thành công của chúng sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác với các đồng minh có cùng mối quan tâm về công nghệ.
Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh giành quyền lực tối cao về công nghệ, sự cạnh tranh này đang xác định lại các quy tắc của trò chơi toàn cầu.
TikTok cảnh báo hậu quả nếu bị cấm tại Mỹ
Nền tảng mạng xã hội TikTok và Công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) cảnh báo lệnh cấm của quốc hội Mỹ nếu có hiệu lực thì điều tương tự có thể xảy ra với doanh nghiệp khác.
Reuters ngày 11.1 đưa tin ông Noel Francisco, đại diện TikTok và ByteDance, lập luận rằng việc Tòa án Tối cao Mỹ giữ nguyên lệnh cấm TikTok có thể tạo tiề.n lệ khiến những công ty khác trong tương lai có thể bị cấm với lý do tương tự.
"Các cụm rạp chiếu phim AMC Theatres (doanh nghiệp Mỹ) từng thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc, dựa vào lý thuyết trên, quốc hội Mỹ có thể yêu cầu AMC kiểm duyệt bất kỳ bộ phim nào mà quốc hội không thích, hay thúc đẩy phát sóng những bộ phim mà quốc hội muốn", ông Francisco đặt vấn đề tại phiên tranh luận ở Tòa án Tối cao hôm 10.1.
Một người livestream trước trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ ngày 10.1z. ẢNH: AFP
Quốc hội Mỹ đã thông qua luật cấm TikTok hồi tháng 4.2024, khi các nhà lập pháp Mỹ viện dẫn rủi ro chính phủ Trung Quốc lợi dụng TikTok để do thám người Mỹ và thực hiện các hoạt động bí mật nhằm gây ảnh hưởng.
Ông Jeffrey Fisher, luật sư đại diện cho các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, phát biểu trong buổi tranh luận rằng quốc hội Mỹ đang áp dụng những lý do trên tập trung vào TikTok nhưng lại bỏ qua các công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc như Temu.
"Liệu quốc hội có thực sự lo lắng về những rủi ro nghiêm trọng mà lại bỏ qua một trang web thương mại điện tử như Temu, nơi có 70 triệu người Mỹ sử dụng không?", ông Fisher nói. "Thật kỳ lạ khi chỉ nhắc đến riêng TikTok mà không đề cập các công ty khác, cũng có hàng chục triệu người dùng bị thu thập dữ liệu trong quá trình tương tác với các trang web đó và cũng có thể bị Trung Quốc kiểm soát, nếu không muốn nói là nhiều hơn", ông nêu thêm.
Sau phiên điều trần quan điểm từ phía TikTok trong ngày 10.1, các thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ dường như nghiêng về hướng giữ lệnh cấm TikTok. Nếu không có động thái ngăn chặn, ByteDance sẽ phải thoái vốn TikTok tại Mỹ, nếu không ứng dụng sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ vào ngày 19.1. Hồi ngày 27.12.2024, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng đề nghị Tòa án Tối cao ngừng lệnh cấm TikTok.
Người Mỹ tranh thủ mua hàng nhập khẩu trước khi ông Trump nhậm chức Khi ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang đến gần và sau hàng loạt cảnh báo của ông tăng thuế với hàng hóa từ một số quốc gia, người tiêu dùng Mỹ đã tranh thủ mua thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng và xe điện nhập khẩu. Quang cảnh cảng hàng hóa Long Beach, California, Mỹ. Ảnh:...