Cuộc đời ngắn ngủi và cái kết thảm của “Hoa hậu Việt” đầu tiên
Không chỉ là Miss Sài Gòn, cô Ba còn là người mẫu thương hiệu đầu tiên của Việt Nam.
Theo nhiều giai thoại, những cuộc thi sắc đẹp đã xuất hiện từ khi nước ta còn trong thời thuộc địa nửa phong kiến. Bấy giờ, người đẹp khắp ba miền Bắc – Trung – Nam được ca tụng là “Hoa hậu Đông Dương”.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà sử học, trong đó có ông Dương Trung Quốc, thì thời đó chưa có một cuộc thi sắc đẹp được tổ chức quy củ.
“Ngôi hậu này chỉ là danh vị gắn với người đẹp. Chẳng hạn, người ta thấy cô gái nào đẹp nhất vùng thì gọi là hoa hậu, như ta vẫn nghe “hoa hậu phường”, “người đẹp Bình Dương”… chữ hoa hậu đôi khi được dùng thay cho từ người phụ nữ đẹp” – ông giải thích.
Không có tài liệu lịch sử nào ghi lại, song câu chuyện về những nàng Hoa hậu ngày ấy vẫn tồn tại trong nhiều giai thoại xưa và được người đời truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác qua các câu chuyện trà dư tửu hậu.Cô Ba “xà bông”.
Miss Sài Gòn
Đứng hàng đầu trong danh sách những người đẹp vang bóng trên đất Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19 và những thập niên đầu thế kỷ 20 phải kể đến “cô Ba Xà Bông”.
Cô Ba tên thường gọi là cô Ba Thiệu, con của thầy thông Chánh, còn gọi là Nguyễn Trung Chánh ở Trà Vinh.
Sinh ra trong một gia đình quyền thế nên cô Ba “xà bông” sống rất đúng mực, hiểu chuyện. Từ nhỏ, cô Ba đã được cha cho học hành tử tế nên so với nhiều thiếu nữ cùng thời.
Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Hồng Sển còn kể lại rằng, ngày xưa, Sài Gòn là kinh đô của những cô gái đẹp.
“Các cô mỗi chiều ngồi trên xe Delage để mui trần, có tài xế riêng”, hoặc ngồi trên xe Mỹ mới cáu cạnh để lượn đi lượn lại quanh các đường phố chính của Sài Gòn từ chợ Bến Thành qua đường Bonard (đường Lê Lợi ngày nay) vòng qua trường Chasseloup – Laubat (trường Lê Quý Đôn ngày nay), xuống khu Chợ Lớn, khoe sắc trên đường nhựa “để lên Thủ Đức ăn nem hoặc đến tắm suối Xuân Trường…
Tối lại dưới bóng đèn, các cô như bướm tề tựu đủ mặt cạnh sòng bài sòng me, hoặc năm ba người gầy mâm hút có đờn ca giúp vui, báo hại các cậu con chủ điền muốn lên mặt với chị em đành phải trốn về bán lúa vay bạc Chà, cố cầm sự nghiệp ông bà để lại” mà chạy theo cho kịp nếp ăn chơi của các hoa khôi đương thời.
Video đang HOT
Nhưng cô Ba lại không như vậy. Có người bảo vì cô sinh ra trong một gia đình công chức nên không quen sống buông thả, người khác cho rằng bản tính của cô vốn vậy từ lâu.
Về vương miện Hoa hậu của cô Ba thì một số tài liệu không chính thống có ghi lại rằng vào năm 1865, một cuộc thi sắc đẹp mang tên Miss Sài Gòn đã được tổ chức dành riêng cho các người đẹp Việt.
Hình ảnh cô Ba được in trên tem với số lượng lớn.
Lần này điều lệ được phổ biến không chỉ ở phạm vi Sài Gòn mà còn lan ra nhiều vùng phụ cận nên sau đó đã có gần 100 cô gái đăng ký dự thi.
Cuộc thi cũng trải qua các phần thi khác nhau gần giống với các cuộc thi sắc đẹp bây giờ với kết quả người đoạt vương miện Hoa hậu “là cô Ba, con gái của ông Chánh, làm nghề thư ký”.
Sau khi cô Ba đăng quang ngôi vị Hoa hậu, nhiều phóng viên Pháp đã đề nghị chụp ảnh áo tắm của cô đăng trên báo Pháp nhưng cô nhất định từ chối.
Sau này, cô Ba đồng ý sử dụng ảnh vẽ chân dung và sau đó được in thành tem với số lượng lớn.
Trong cuốn Sài Gòn năm xưa học giả Vương Hồng Sển cho rằng trong giới huê khôi mà ông được kể lại vào thời Pháp mới đến thì cô Ba Thiệu đẹp không ai bì.
“Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhân tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện”.
Người mẫu đầu tiên của Việt Nam
Sau khi đăng quang ngôi vị Miss Sài Gòn, nhan sắc của cô Ba nổi tiếng khắp cả Đông dương ngày ấy. Là hoa hậu nhưng cô Ba sống bình dị, chân chất của một gái quê. Người đẹp Trà Vinh nhận được vô số lời mời chào của nhiều thiếu gia, quan tây giàu có.
Một thời gian sau, cô Ba quyết định lấy chồng trong sự tiếc nuối của rất nhiều chàng trai.
Thay vì lấy một ông quan tây giàu có, cô Ba lấy một người đàn ông Việt Nam bình thường và chọn cho mình một lối sống giản dị, bỏ lại đằng sau nhiều ánh hào quang.
Sau này, cô Ba Thiệu được gắn bó với cái tên cô Ba xà bông. Lý do của tên gọi này là do hình ảnh của cô Ba được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của Hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra.
Những hình ảnh của cô Ba được xuất hiện trên các mẫu xà bông và cô đã nghiễm nhiên trở thành “người mẫu” đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt Nam mới ra đời đầu thế kỷ 20.
Sự ra đời này cùng với hình ảnh cô Ba, theo một số nhà quan sát, đã nhấn mạnh sự có mặt của sản phẩm Việt và chấm dứt sự thao túng gần như độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp đối với người tiêu dùng Việt Nam lúc bấy giờ.
Gia đình ông Trương Văn Bền – chủ của nhãn hiệu Xà bông cô Ba.
Cũng có một số tài liệu khác cho rằng hình người phụ nữ trên miếng xà bông không phải là cô Ba Thiệu mà là cô Ba có tên Trà, vợ của ông Trương Văn Bền. Theo lời ông Philippe Trương, cháu của ông Bền, bà Ba khi còn trẻ vốn là người đẹp nổi tiếng miền Nam, từng được mệnh danh là Hoa khôi Lục tỉnh. Sở dĩ ông Bền gọi thương hiệu của mình là xà bông cô Ba vì quá yêu vợ.
Mặc dù thực hư của những nguồn tin này chưa ai có thể xác thực nhưng với nhiều người Sài Gòn xưa, nhắc đến “xà bông cô Ba” là họ nghĩ ngay đến cô Ba con thầy Thông Chánh – người phụ nữ đầu tiên của Sài Gòn đăng quang hoa hậu.
Những tưởng cuộc đời cô Ba Thiệu sẽ trôi qua trong yên bình nhưng không như vậy. Ít ai ngờ rằng, người đẹp lừng lẫy Sài Gòn một thời, người mẫu đầu tiên của thương hiệu Việt lại có một kết cục bi thảm.
Nhiều tài liệu ghi lại rằng mẹ cô Ba Thiệu tuy bước vào tuổi tứ tuần nhưng vẫn sở hữu nhan sắc mặn mòi. Vẻ đẹp đằm thắm của mẹ cô Ba Thiệu lọt vào mắt của tên biện lý người Pháp tên Jaboin. Tên này thường xuyên ngang nhiên tới nhà cha mẹ cô Ba Thiệu để tán tỉnh, trêu ghẹo.
Phẫn nộ vì hành vi của trên Jaboin, cha của cô Ba, thầy Thông Chánh đã rút súng bắn chết Jaboin. Người ta vẫn truyền miệng lại rằng, sau khi thầy Thông Chánh bị xử tử, cô Ba toan trả thù cho cha nhưng vừa đưa súng lên bắn thì bị bắt giam. Cô Ba tự tử trong tù kết thúc cuộc đời mình.
Tuy nhiên, theo cuốn Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.HCM xuất bản năm 2006 lại cho rằng, cô Ba mới là người cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 rồi xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh.
Những câu chuyện có thể đều là những giai thoại xưa nhưng dù theo tài liệu nào đi chăng nữa, người đẹp của Sài Gòn xưa đã có một kết cục vô cùng buồn thảm.
Theo Diệp Lục (Trí thức trẻ)
Cua biển Trà Vinh đột ngột tăng giá, nông dân lãi 90 triệu/ha
Gần tuần nay, giá cua biển thương phẩm tại Trà Vinh đột ngột tăng cao so với những ngày đầu tháng 7 từ 20.000 - 50.000 đồng/kg, tùy loại cua. Nhờ đó người nuôi cua có lãi khá.
Giá cua biển thương phẩm tại Trà Vinh tăng cao. Ảnh: Duy Ba/TTXVN
Cụ thể, cua xô 5 - 6 con/kg, thương lái thu mua với giá 200.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với những ngày đầu tháng 7. Cua cái so và cua thịt loại II (3 - 4 con/kg) với giá 250.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng/kg. Riêng cua gạch và cua loại I (2 - 3 con/kg), thương lái thu mua với giá 350.000 - 380.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Tua, chủ đại lý thu mua hải sản tại chợ tỉnh Trà Vinh cho biết, giá cua tăng cao là nhờ thị trường xuất khẩu trong nhiều tháng nay tốt, nhất là với cua biển loại I và cua gạch.
Mặt khác, lượng cua biển được nuôi đã thu hoạch gần hết diện tích trong tháng 5, sản lượng cua nuôi tái vụ chỉ mới bước vào thu hoạch tỉa thưa nên sản lượng không nhiều, không đủ nhu cầu của thị trường cua biển xuất khẩu cho các chủ cơ sở ở TP Hồ Chí Minh thu mua. Bình quân mỗi ngày, đại lý thu mua của anh Tua chỉ mua được 300 - 400 kg cua các loại, giảm gấp 3 - 4 lần so với trước.
Giá cua biển tăng cao nên người nuôi có lãi khá. Ảnh: Internet
Ông Nguyễn Văn Nhỏ, ấp Cồn Ông, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải phấn khởi, chưa năm nào nuôi cua biển trúng giá như năm nay. Hơn 6 năm nay, ông Thường thực hiện mô hình nuôi cua trong ao nuôi tôm sú với diện tích 4 ha. Ông đang thu hoạch tỉa thưa vụ nuôi cua biển thứ 3 bán với giá cua xô đồng loạt 250.000 đồng/kg. Ông Nhỏ nhẫm tính sản lượng cua biển nuôi đợt này khoảng 4 tấn, nếu giá cua ổn định như hiện tại ông thu lợi nhuận từ 4 ha nuôi cua biển hơn 300 triệu đồng.
Mô hình nuôi cua biển trong ao nuôi tôm sú để thay thế cho một vụ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nhằm hạn chế sự rủi ro việc nuôi tôm 2 vụ trong năm được nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện, thị trong tỉnh như Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành thực hiện gần 6 năm nay rất hiệu quả.
Bình quân mỗi năm, nông dân ở Trà Vinh thả nuôi cua biển với diện tích khoảng 13.000 ha, năng suất đạt từ 0,8 - 1,2 tấn/ha. Tổng sản lượng cua biển thương phẩm thu hoạch trên 1.400 tấn/năm. Với giá của biển ổn định ở mức cua thịt bán xô từ 250.000 đồng/kg; cua gạch từ 350.000 đồng/kg thì người nuôi cua biển thu lợi nhuận 80 - 90 triệu đồng/ha.
Theo Phúc Sơn (TTXVN)
Lâu đài 30ha bậc nhất VN trên đất nghèo Trà Vinh của ông Trầm Bê Đại gia Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Sacombank, sở hữu 2 BĐS thuộc hàng "khủng" khiến dư luận xôn xao. Đó là một khu thương mại ở Mỹ và một lâu đài ở quê nhà Trà Vinh. Trung tâm thương mại trên đất Mỹ thu trăm triệu đô Ông Trầm Bê được "trời phú" cho khả năng nhạy cảm với thị trường...