Cuộc chuyển đổi của trường yếu
Làn sóng sáp nhập các trường đại học, cao đẳng địa phương với trường đại học lớn ngày càng rõ nét. Có nhiều nguyên nhân nhưng phần nhiều bởi sự khó khăn trong hoạt động đào tạo, nguồn tuyển.
Không có nguồn thu ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động buộc cơ sở GD tại địa phương tìm bến đỗ mới.
Hướng dẫn sinh viên thực hành trên máy CNC do Trường Đại học Trà Vinh tự chế tạo. Ảnh: TG
Sáp nhập hay giải thể
Đầu tháng 1/2020, tỉnh Quảng Nam đã đặt vấn đề với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng về việc đưa Trường Đại học Quảng Nam trở thành thành viên. Quan điểm được đưa ra là nhằm nâng tầm, tạo vị thế mới cho Trường Đại học Quảng Nam, đồng thời giải quyết vấn đề tuyển sinh của trường này vì trong 3 năm gần đây tuyển không đủ chỉ tiêu. Năm 2019, trường chỉ tuyển được 215 sinh viên trong khi chỉ tiêu là 1.700 cho cả bậc ĐH và CĐ. Không có người học đi liền với nhiều hệ lụy: Ngân sách Nhà nước bị cắt giảm, công việc và thu nhập của cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường cũng giảm theo. Không còn cách nào khác, sáp nhập với đại học lớn là cứu cánh lúc này.
Không chỉ các trường đại học mà trường cao đẳng cũng nằm trong làn sóng sáp nhập. Tháng 12/2019, phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long. Ở miền Trung, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cũng sáp nhập với phân hiệu Quảng Trị của Đại học Huế để trở thành Trường Đại học Sư phạm – Kỹ thuật Quảng Trị, trực thuộc Đại học Huế.
Mạn Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cũng có kế hoạch về chung nhà với Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ở Tây Nam Bộ, Trường Cao đẳng Sư phạm Long An có đề án chuyển đổi thành cơ sở của Trường Đại học Cần Thơ tại Long An. Ở phía Bắc, trước đây mấy năm, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam cũng do khó khăn trong tuyển sinh đã chuyển đổi trở thành phân hiệu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Mong muốn, đề xuất là vậy nhưng trên thực tế, để trở thành cơ sở của đại học lớn không phải dễ, bởi còn phụ thuộc vào tiềm năng phát triển sau này cũng như giá trị vật chất đối tác có thể trông thấy.
Nâng cao chất lượng đào tạo là cách để thu hút nguồn tuyển. Ảnh: TG
Quan trọng vẫn là nội lực
Video đang HOT
Trường Đại học Trà Vinh được nâng cấp trên cơ sở Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh. Lý giải cho việc làm này, PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Thấy được hạn chế là đại học địa phương ở một tỉnh nghèo, chúng tôi đã nỗ lực tạo dựng uy tín bằng việc nâng tầm chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế. Đến nay, trường là một trong những cơ sở sớm được chọn thí điểm tự chủ toàn diện, thu hút người học ở nhiều địa phương trên cả nước. Hoạt động đào tạo đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng cao không những cho tỉnh Trà Vinh và khu vực Tây Nam Bộ.
Còn Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh đã được tỉnh này sáp nhập với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quảng Ninh và nâng cấp lên thành Trường Đại học Hạ Long. Thành viên Hội đồng trường, ông Nguyễn Văn Tuế, cho biết: Trường được tỉnh đầu tư rất lớn với mong muốn tương lai sẽ trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chỉ tiếc là trên cả nước, những trường đại học địa phương nỗ lực đổi mới, lớn mạnh trên đôi chân của mình không nhiều. Cũng như trường được địa phương đầu tư lớn để phát triển như Trường Đại học Hạ Long cũng là của hiếm. Sáp nhập hay tiếp tục duy trì hoạt động đối với các trường ĐH, CĐ đang đối mặt với khó khăn trong tuyển sinh. Trả lời câu hỏi này quả là quá khó với các trường vì không có nguồn thu thì không duy trì hoạt động được. Thế nên tìm đường sáp nhập là điều khó tránh khỏi vì không còn cách nào tốt hơn để duy trì hoạt động, trả lương cho người lao động.
Tuy nhiên, sáp nhập không phải việc dễ làm. Bởi ĐH, trường ĐH có thương hiệu luôn đi liền với yêu cầu cao về chương trình, đội ngũ. Do vậy, giải bài toán sáp nhập, trước tiên, cơ sở GD địa phương phải nhìn nhận lại ưu – nhược của mình để bổ sung, hoàn thiện. Có như vậy, sau sáp nhập đội ngũ giảng viên không rơi vào cảnh… bơ vơ vì không đúng ngạch, chưa đủ chuẩn trình độ. Ở góc nhìn khác, sáp nhập trường CĐ, ĐH địa phương với trường trọng điểm cần tính đến tầm nhìn, sứ mệnh của trường. Liệu sáp nhập có phá vỡ quy hoạch mạng lưới cơ sở GD đại học ở địa phương, trọng trách, sứ mệnh có thay đổi… Tất cả điều trên cần tính toán kỹ lưỡng, tránh tình trạng đi mắc núi, về vướng sông.
Thực hiện tự chủ ĐH, cơ sở GD đại học không chỉ cần đội ngũ giảng viên giỏi, chương trình tốt mà phải năng động trong xây dựng, đưa hình ảnh đến thí sinh; đào tạo gắn với công ăn việc làm. Điều này được trường có thương hiệu, trường khu đô thị thuộc nằm lòng. Với trường CĐ, ĐH địa phương, bấy lâu quen “bầu sữa” ngân sách nay phải dứt ra để trưởng thành, hẳn không dễ dàng nhưng không thể không làm. Kinh nghiệm cho thấy, nâng cao chất lượng và tạo dựng uy tín với xã hội là cách duy nhất để có nguồn tuyển.
Trường không tuyển được sinh viên, giảng viên khổ sở đi "biệt phái"
Nhiều giảng viên được "biệt phái" đến các trường vùng sâu, vùng xa, còn một số thì chuyển sang làm công tác văn thư, hành chính.
Những năm qua, nhiều trường trung cấp, Cao đẳng ở Gia Lai gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Có nơi chỉ tuyển được một vài sinh viên, khiến nhiều giảng viên phải "ngồi chơi xơi nước", không có tiết dạy.
Trước tình trạng ấy, nhiều trường đã sử dụng phương án biệt phái giảng viên đến các vùng sâu, vùng xa dạy học để giữ lửa nghề.
"Biệt phái" đến vùng khó
Gần hai năm nay, thầy Lê Thái Bảo (giáo viên môn Ngoại Ngữ, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai) phải rời xa mái trường gần 20 năm gắn bó để đến dạy tại ngôi trường nằm cách nhà hơn 100km.
Nhiều giảng viên được điều động đến giảng dạy tại các vùng khó khăn do nhà trường không tuyển được sinh viên. Ảnh: MT
Những khó khăn trong công tác tuyển sinh khiến nhiều giảng viên như thầy Bảo phải "khăn gói" đến các vùng xa xôi dạy học.
"Từ năm 2018, nhà trường không tuyển được sinh viên nên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đưa giảng viên đến các trường tuyến huyện giảng dạy.
Mục đích là để tạo điều kiện cho các thầy cô giữ nghề, có tiết dạy và nhận lương bình thường. Nhưng với khoảng cách hơn 100km thì thực sự là một chặng đường gian nan của những giáo viên như tôi", thầy Bảo chia sẻ.
Thầy Bảo cũng tâm sự, từ ngày được phân công về giảng dạy tại Trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng (huyện Đức Cơ, Gia Lai), ngày nào thầy cũng phải dậy từ sáng sớm đến đón xe buýt đến trường.
"Quảng đường từ thành phố Pleiku về Đức Cơ gần 100 cây số, đi xe khách, xe bus cũng mất 30.000 đồng/lượt đều do giáo viên tự chi trả. Nhiều hôm xe bus hư hoặc lỡ chuyến thì phải gần khuya tôi mới về nhà", thầy Bảo cho hay.
Dù bị điều động đi biệt phái vùng khó khăn nhưng mức lương của những giáo viên như thầy Bảo cũng như bao người khác, cũng chỉ đắp đổi cuộc sống.
Cùng chung hoàn cảnh với thầy Bảo, dù đã ở tuổi ngoài 50 nhưng thầy Lê Xuân Dũng (giáo viên Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ, huyện Đức Cơ, Gia Lai) vẫn hàng ngày hai chuyến đi về để dạy học.
"Khu vực nơi tôi dạy học giáp với khu vực biên giới và Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nên rất khó khăn. Nhiều khi muốn bỏ cuộc, ở nhà kiếm việc gì đó làm. Nhưng rồi cứ nghĩ đến học sinh, đến nghề thì không bỏ được", thầy Dũng chia sẻ.
Cũng như thầy Bảo, thầy Dũng, nhiều thầy cô được "biệt phái" đến các vùng khó khăn đều cố gắng bám trụ vì ngọn lửa yêu nghề và niềm mong mỏi có ngày trở về với giảng đường bao năm gắn bó.
"Chúng tôi hy vọng chính quyền và ngành giáo dục sớm có phương án để nhà trường có thể tuyển được sinh viên. Lúc đó, các giảng viên được trở về với giảng đường thân thuộc và ổn định cuộc sống", thầy Bảo cho hay.
Lối đi nào cho các trường cao đẳng sư phạm
Hiện tại, Trường cao đẳng Sư phạm Gia Lai có tổng cộng 470 sinh viên, chủ yếu là sinh viên của các khóa tuyển sinh trước.
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Ảnh: MT
Toàn trường có 105 giảng viên trong biên chế nhưng thực tế thì chỉ còn 89 giảng viên do nhiều người đã xin nghỉ dạy hoặc nghỉ để chờ chế độ hưu.
Cô Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cho hay, năm học 2020 - 2021, Ban Giám hiệu đã gửi công văn đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ giáo dục và Đào tạo về việc không thực hiện tuyển sinh trong năm học này.
Lý do là Luật Giáo dục mới quy định chuẩn giáo viên dạy học sinh cấp 1, cấp 2 phải có bằng trình độ đại học trở lên, trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai chỉ tuyển được ít các em theo ngành mầm non.
Số lượng sinh viên theo học ngành này cũng ít, chưa mở đủ một lớp, vì vậy nhà trường đề xuất không tuyển sinh.
"Nhiều năm qua, nhà trường không tuyển được sinh viên nên nhiều nguồn lực về giảng viên, cơ sở vật chất không được tận dụng hết.
Nhìn những giảng đường vắng bóng sinh viên, thầy cô nào cũng buồn nhưng không có cách nào khắc phục.
Giờ phải có một chính sách nào đó đối với các trường cao đẳng sư phạm địa phương thì mới giữ chân được các thầy cô, ổn định đời sống của họ", bà Hà trăn trở.
Cũng theo bà Hà, có thể sát nhập với các trường cao đẳng khác trên địa bàn để tạo thành một ngôi trường đào tạo đa ngành nghề. Hoặc nâng cấp trường thành trường Đại học Sư phạm mới mong thu hút được sinh viên đến học.
"Nếu trường sư phạm mà không thu hút được các sinh viên trên địa bàn, để các em đi học tỉnh khác vừa tốn kém, trở ngại cho các em. Về sau, chính sách thu hút các em về lại tỉnh dạy học cũng khó thực hiện", bà Hà nói.
ĐH Ngoại thương công bố điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ Nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT. Ảnh minh họa Trường ĐH Ngoại thương công bố ngưỡng điểm xét trúng tuyển của 2 phương thức. Phương thức 1 là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc...