Cuộc chiến giữa Microsoft và Meta để kiểm soát vũ trụ ảo Metaverse
Cả Microsoft và Meta đều đã tham gia vào vũ trụ ảo Metaverse, tuy nhiên theo các chuyên gia chính nhân viên văn phòng sẽ quyết định ai sẽ “nhập vai” vào vũ trụ ảo tốt hơn.
Sau khi dành phần lớn thời gian trong 2 năm qua với các cuộc họp video nhóm của ứng dụng Microsoft Teams, liệu các nhân viên văn phòng trên thế giới đã sẵn sàng tiến thêm một bước dài vào lĩnh vực kỹ thuật số không?
Tuần này, Microsoft đã đưa ra kế hoạch giới thiệu với 250 triệu người dùng ứng dụng Teams của mình, tham gia vào vũ trụ ảo đa dạng hơn được gọi là metaverse.
Động thái này của Microsoft diễn ra vài ngày sau khi công ty Facebook đổi tên thành Meta, để khẳng định sự tập trung của công ty vào thế giới ảo.
Tính năng mới trên ứng dụng Teams mà Microsoft giới thiệu ngày 2-11 vừa qua khá giống với sản phẩm tương lai của Facebook về các cuộc họp văn phòng được thực hiện trong thực tế ảo.
Cả hai công ty đều cho biết người dùng sẽ có thể tạo hình đại diện, hoặc phim hoạt hình của chính họ, và hình ảnh này có thể di chuyển tự do giữa các thế giới ảo khác nhau.
Video đang HOT
Bước đầu tiên, Microsoft cho biết trong nửa đầu năm 2022, người dùng Teams sẽ có thể bắt đầu xuất hiện dưới dạng ảnh đại diện trong các cuộc họp trực tuyến mà họ đã tham dự. Ông Jared Spataro, người đứng đầu ứng dụng Teams, dự đoán rằng: “Việc có một ô vuông trong cuộc trò chuyện video nhóm sẽ khiến bạn không cảm thấy lạc lõng”.
Phương pháp tiếp cận dần của Microsoft khiến người dân có nhiều cơ hội trải nghiệm công nghệ metaverse mới.
Ngược lại, Facebook đã hướng thẳng vào thực tế ảo. Với bản beta mở của Horizon Workroom, một ứng dụng miễn phí được thiết kế để nhân viên làm việc cùng nhau trong văn phòng ảo thông qua tai nghe Oculus. Người dùng có thể nghe thấy mọi âm thanh từ những người khác trong phòng.
Hiện nay, có 250 triệu người sử dụng Microsoft Teams ít nhất một lần mỗi tháng, so với 7 triệu người dùng trả tiền mà Facebook dành cho phần mềm liên lạc tại nơi làm việc. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, chính số lượng người dùng ứng dụng Teams quá lớn khiến Microsoft trở thành nơi dễ chiếm lĩnh thị trường hơn.
Tuy nhiên, ông Peter Barrett, một nhà đầu tư mạo hiểm và những người khác cảnh báo sau đại dịch Covid-19: “Mọi người đều đã trải qua sự mệt mỏi khi tương tác với ai đó qua Zoom. Chúng tôi muốn ở bên những con người cụ thể “.
Trong khi đó, đối với các công ty công nghệ đang xây dựng các metaverses mới, việc đưa công nghệ vào văn phòng có một lợi ích khác: Mọi người có thể sử dụng trong đời sống làm việc rộng lớn hơn của họ
Metaverse mà Facebook theo đuổi là 'bình mới rượu cũ'
Hai cấu thành quan trọng của metaverse là phần cứng và nội dung không có gì thay đổi so với trước và sau khi Mark Zuckerberg tham gia cuộc chơi.
Ngày 28/10, Mark Zuckerberg thông báo đổi tên công ty Facebook thành Meta, đồng thời đổi logo công ty. Ông tuyên bố vũ trụ ảo sẽ là chương tiếp theo của Internet và từ giờ sẽ ưu tiên cho metaverse hơn mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo Sina, tiến bộ công nghệ chưa đủ để khiến một sản phẩm bước vào thời kỳ bùng nổ. Công nghệ phục vụ các ứng dụng và người dùng cần các nội dung đủ chất lượng, đa dạng lựa chọn. Hiện vũ trụ ảo được nhiều công ty, trong đó có Facebook nói đến nhưng mới chỉ dừng lại là một khái niệm. Thậm chí, nhiều khái niệm trong số đó không có gì đột phá, mà là "bình cũ rượu mới" ăn theo trào lưu metaverse.
7 năm kể từ khi mua lại Oculus, Facebook vẫn chưa đạt được tiến bộ nào đáng chú ý về kính thực tế ảo, thiết bị được cho là sẽ "dẫn lối" vào metaverse.
Facebook cho biết lối vào siêu vũ trụ sẽ thông qua các thiết bị VR. Nhưng nếu nhìn lại tiến trình phát triển, công nghệ này gần như không khác nhiều so với ngành công nghiệp di động. Các nhà cung ứng phần cứng làm ra sản phẩm và các nhà phát triển ứng dụng làm nội dung tích hợp vào. Công thức này tạo ra những thứ quen thuộc như iPhone của Apple hay Play Station của Sony... Hiện chuỗi cung ứng của các thiết bị VR gần như đều xuất thân từ các hãng điện thoại.
Hai năm trước, AR và VR trở thành cơn sốt trong ngành công nghệ và được ví như "phần cứng thông minh thế hệ tiếp theo". Nhưng thực tế, AR chỉ được sử dụng trong y tế, công nghiệp với quy mô nhỏ. VR gần như là cỗ máy chơi game thuần tuý nhưng kho nội dung lại quá nghèo nàn.
Ngay cả với chiếc áo mới metaverse, AR và VR cũng gần như không cần thiết vào lúc này. Nhiều người từng sử dụng công nghệ này cho rằng dù đem đến trải nghiệm tốt hơn, chúng vẫn chỉ có từng đó tính năng sau vài năm. Kho trò chơi, video giải trí tương đối đơn giản. Hơn nữa, một số trường hợp đeo kính VR sẽ bị hạn chế sử dụng ở không gian công cộng. Có nghĩa, người dùng chỉ đeo kính thực tế ảo khi ngồi yên trong nhà chứ không thể đi lại ngoài đường. Đó không phải viễn cảnh lý tưởng của metaverse.
Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, với trình độ hiện tại, còn khá lâu mới hiện thực hóa được vũ trụ ảo. Mọi thứ hiện vẫn sơ khai. Hầu hết định nghĩa về metaverse trong cộng đồng cũng không rõ ràng.
Những gì Zuckerberg mô tả về vũ trụ ảo mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm. CEO Meta cho rằng metaverse sẽ đưa người dùng vào thế giới trải nghiệm chứ không chỉ ngắm nhìn. Ví dụ, họ có thể liên lạc lập tức với văn phòng trong không gian ba chiều mà không phải đến tận nơi, hay xem buổi hòa nhạc với bạn bè khi đang ngồi ở phòng khách cùng bố mẹ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có gì chắc chắn những tính năng như vậy có thật sự cần thiết. Hơn nữa, nó đòi hỏi sự hỗ trợ của một lượng lớn công nghệ và số người dùng đủ đông trong hệ sinh thái.
Ngay cả khi Facebook chiếm ưu thế trong cuộc đua metaverse, đó cũng không phải lợi thế cạnh tranh lâu dài. Nếu hệ sinh thái thực tế ảo dần trưởng thành, các công ty khác nhau sẽ hình thành một mô hình tương tự. Về phần cứng, Apple có thể chiếm ưu thế hơn. Nếu là một thiết bị chơi game thuần túy, Sony sẽ phù hợp hơn. Facebook có các kết nối xã hội, nhưng để tái hiện những liên kết xã hội đó trong thế giới tương tác ảo, khó khăn sẽ phải tính theo cấp số nhân.
Cuối cùng, rào cả khiến metaverse khó có được bước tiến đủ lớn là vấn đề chính sách. Các nhà lập pháp thậm chí chưa giải quyết xong các rắc rối mà mạng xã hội đơn thuần mang lại chứ chưa nói đến một "xã hội ảo" khác. Vị trí người dùng, dữ liệu cá nhân... có thể được thu thập và sử dụng trên quy mô lớn trong vũ trụ ảo, đồng nghĩa người dùng phải đối mặt nhiều rủi ro khó lường hơn. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đảm bảo nội dung trong thế giới ảo là hợp pháp và chịu sự ràng buộc bởi luật pháp đời thực.
Theo Sina, metaverse mà Zuckerberg đang theo đuổi chỉ là tên gọi khác nghe có vẻ hấp dẫn hơn cho khái niệm thế giới ảo đã có trước đó. Để chứng minh đây là công nghệ của tương lai, việc đầu tiên Meta và các công ty đang theo đuổi công nghệ này là phải tạo ra các ứng dụng đủ hấp dẫn người dùng.
Facebook lươn lẹo khi không sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt nữa, nhưng công ty mẹ Meta vẫn sẽ tiếp tục sử dụng Mới đây, mạng xã hội Facebook tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng các công nghệ nhận diện khuôn mặt trên nền tảng của mình nữa. Mới đây, mạng xã hội Facebook tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng các công nghệ nhận diện khuôn mặt trên nền tảng của mình nữa. Nhưng công ty mẹ Meta mới được thành lập...