“Cuộc chiến” chị em dâu
Khi nói đến những mâu thuẫn gia đình, người ta hay nhắc đến các mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu hay giữa nàng dâu với gia đình chồng.
Thế nhưng, có một mối quan hệ cũng rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều xung đột trong gia đình, đó là quan hệ giữa các chị em dâu với nhau.
Mâu thuẫn chị em dâu được tái hiện trong bộ phim truyền hình “Gạo nếp gạo tẻ”. Ảnh: ĐPCC
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều phụ nữ khi miêu tả các xung đột giữa chị em dâu với nhau lại hay dùng từ “cuộc chiến thâm cung”, bởi khác với các xung đột kiểu mẹ chồng – con dâu, con dâu – bà cô bên chồng… thường khá công khai, cụ thể, dễ thấy, thì xung đột chị em dâu lại thầm lặng hơn rất nhiều dù cũng không kém phần căng thẳng.
Chị P.T. (nhà ở quận 6, TPHCM) chia sẻ, vợ chồng chị và vợ chồng cậu em chồng sống chung dưới một mái nhà, cùng phụng dưỡng bố mẹ chồng. Thế nhưng, em dâu chị không hiểu sao lại luôn nghĩ mẹ bênh chị dâu hơn mình nên sinh ra tính đố kỵ. Cô thường hay mỉa mai, cho rằng “mẹ chỉ quý chị dâu chứ có xem em ra gì đâu” hay “gia đình chị giàu hơn nên bố mẹ trọng chị hơn em”… Ban đầu chị cố nhịn vì nghĩ em dâu tính nhạy cảm, thế nhưng áp lực cuộc sống lại thêm cô em dâu hay châm chọc khiến chị không chịu nổi cũng đáp trả lại, thế là quan hệ hai chị em trở nên căng thẳng, gia đình lúc nào cũng đầy áp lực.
Không chỉ sống chung dưới một mái nhà chị em dâu mới căng thẳng. Đến bây giờ, chị H.M. (ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM) vẫn không quen được cảm giác ngại ngùng khi chứng kiến chị dâu K.L. thể hiện “đẳng cấp” không thể so bì mỗi lần gia đình chồng có liên hoan hay giỗ chạp. Vợ chồng chị M. đều là cán bộ nhà nước, làm hành chính nên thu nhập không thể so sánh với anh, chị đều làm vị trí quan trọng tại một ngân hàng lớn. Thế nên, mỗi lần nhà có chuyện, trong khi vợ chồng chị H.M. chỉ phụ được ít tiền sắm lễ, mua chút hoa quả thì vợ chồng anh chị gửi cả chục triệu đồng, mua toàn đồ cao cấp. “Vừa tủi thân vì thấy điều kiện hai vợ chồng thua kém nhiều, vừa áp lực vì cảm giác bị coi thường khi đồ mình mua thường bị tống ra một góc”, chị H.M. nhớ lại.
Tâm sự của chị H.M. được nhiều người chia sẻ. Có chị cho biết, trường hợp của chị là em dâu. Điều kiện kinh tế khá hơn nhiều nên cứ mỗi lần gặp, không hiểu vô tình hay cố ý, cô em dâu lại khoe hết quần áo, đến mỹ phẩm, trang sức… Thậm chí có lần tết, vợ chồng cô chú ghé thăm nhà chị, trong khi hai anh em ruột đang vui vẻ đối ẩm thì cô em dâu lại liếc ngang liếc dọc, chê ỏng chê eo kiểu “Cái máy giặt nhà chị cũ thế này còn dùng à, giờ mua cái máy mới rẻ không mà”…
Thế nhưng, nếu với một số người, của cải vật chất không hẳn quá quan trọng thì lại có một sự ganh đua khác rất nặng nề, đó là ganh đua trong việc nuôi dạy con cái. Bất cứ ông bố bà mẹ nào đều mong con của mình khỏe mạnh, giỏi giang. Tuy nhiên, khi trong gia đình có hơn một bà mẹ, mâu thuẫn về quan điểm nuôi dạy con cái, sự ngấm ngầm đua tranh thành tích của con cái là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đứa trẻ còn nhỏ, chị em dâu sẽ ra sức thể hiện bản thân trong cuộc đua cho con ăn, cho con ngủ…
Video đang HOT
Khi đứa trẻ đến tuổi đến trường, chị em dâu lại bắt đầu cuộc đua thành tích của con. Cuộc đua nào cũng đều khốc liệt và có tính “sát thương” lòng tự ái rất cao. Người hơn thì đắc chí, mừng thầm; người kém thì hậm hực, bực tức. Chưa kể người trong cuộc phải đối diện với tâm trạng ức chế khi bị lôi ra để so sánh theo kiểu: Cùng là chăm con mà sao chị dâu/em dâu con lại làm khéo thế, nhàn thế mà con vẫn ngoan, khỏe.
Để chị em dâu hòa thuận
Chị H.M. kể lại, mâu thuẫn hai chị em dâu “ác liệt” đến mức từ ngấm ngầm chuyển thành bán công khai. Chỉ khổ nhất hai ông chồng, anh em họ vốn hòa thuận, chẳng có trục trặc gì, nay bị hai bà vợ kéo vào cuộc chiến, đâm ra nhiều lúc cũng khó xử. May sao, bố mẹ chồng nhận thấy sự va chạm của các cô con dâu nên đã có cách xử lý khéo léo. Chuyện đóng góp cho việc gia đình, ông bà phân chia cụ thể, mỗi nhà lo một việc, phù hợp với khả năng và năng lực của mỗi nhà. Mẹ chồng chị còn gọi cả hai cô con dâu lại tâm sự, bà bảo, bố mẹ chỉ có hai đứa con trai, sau này khi bố mẹ không còn, hai anh em và dĩ nhiên là cả hai con dâu phải cùng sống với nhau nên phải hiểu và thương yêu nhau, đừng để bố mẹ buồn.
Trong mối quan hệ gia đình, có thể nói chị em dâu có khoảng cách xa hơn cả. Nếu các anh em rể (hay còn gọi là cột chèo, đồng hao) thường tỏ ra thân thiết thì chị em dâu chẳng mấy khi hòa thuận. Chị em dâu thường bất hòa do nhiều nguyên nhân như sự khác biệt về địa vị xã hội, lợi ích kinh tế, giáo dục con cái, phân công công việc trong gia đình… Về cơ bản, giữa họ không có quan hệ ràng buộc, chỉ khách quan tình cờ mà sống bên cạnh nhau. Về mặt quản lý gia đình, mỗi người có cách riêng của mình; về mặt tài chính, mỗi người có ngân quỹ riêng. Ngoài ra, bản năng người phụ nữ thường hướng đến chăm lo vun vén cho gia đình nhỏ mà ít quan tâm đến gia đình lớn.
Chính vì vậy, khi tư vấn giải pháp để hóa giải mâu thuẫn chị em dâu, các chuyên gia tư vấn đều hướng đến việc xây dựng một mục tiêu chung giữa các chị em dâu. Mà mục tiêu dễ thấy nhất là chăm lo, phụng dưỡng bố mẹ chồng. Trong thực tế, chuyện các con trai đóng góp nuôi dưỡng, giúp đỡ cha mẹ về mặt vật chất thường khiến các cô con dâu nảy sinh tư tưởng tị nạnh (chẳng hạn khi hưởng phần chia từ cha mẹ thì ta ít người nhiều, khi đóng góp thì ta nhiều người ít). Dù là anh em ruột, điều kiện kinh tế của mỗi người cũng khác nhau, vì thế trong chuyện đóng góp nuôi dưỡng cha mẹ già không thể áp dụng nguyên tắc quân bình; ai có nhiều đóng nhiều, ai có ít đóng góp ít, quan trọng nhất là tình cảm hiếu kính và có ý thức trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
Mâu thuẫn có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ngay cả giữa anh chị em ruột, giữa chị em dâu càng dễ xảy ra, vì hoàn cảnh gia đình khác nhau, nền tảng giáo dục cũng có sự khác biệt, tính cách mỗi người cũng khác nhau. Để tránh xảy ra mâu thuẫn, việc cần thiết là thông cảm, nhường nhịn, bình đẳng, thân mật, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ nhau, tin tưởng và thông cảm lẫn nhau…, đó là những tiêu chí vàng trong mối quan hệ chị em dâu. Từ đó, xây dựng một mối quan hệ thân thiết giữa các chị em dâu, dù có thể không đến mức như chị em ruột nhưng hoàn toàn có thể như những người bạn, góp phần mang đến một gia đình lớn hạnh phúc.
THANH HƯƠNG
Theo sggp.org.vn
Đừng làm tổn hại 4 dạng người sau, nếu không muốn tự lấy đi phúc đức của mình
Trong đời, ai cũng có những sai lầm và có lúc làm tổn thương người khác. Đôi khi là chủ ý, nhưng cũng có khi là vô tình. Nếu bạn có thể tránh được việc làm tổn hại người khác thì hãy làm hết sức để tránh họa và tích đức cho bản thân.
Đặc biệt càng không bao giờ nên làm tổn hại 4 loại người sau:
1. Người có đức lớn
Người có đức lớn chính là người tốt, rất lương thiện, chân thật và nhẫn nhịn. Những người như vậy họ đã làm rất nhiều việc tốt, không phải chỉ đơn thuần là được mọi người xung quanh biết rõ mà cả trời Phật cũng biết rõ "như trong lòng bàn tay".
Nếu bạn cố tình hay vô tình làm tổn hại, xúc phạm đến họ thì ngay trong đời sống thực tế là bạn đã chiêu mời sự tức giận của rất nhiều người.
Còn ở sâu thẳm bên trong là bạn đã đi ngược lại với thiên ý, khiến trời đất phẫn nộ mà bị báo ứng ngay trong kiếp này.
2. Người mà mình mang ơn
Cha mẹ là người có công ơn, đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Hay những người đã giúp đỡ chúng ta vượt qua kiếp nạn thì ta phải mang ơn suốt đời.
Đối với những người này chúng ta nên tình nguyện nhận lấy sự tổn thương, đừng làm tổn hại hay xúc phạm họ. Bởi vì, ở sâu thẳm bên trong là chúng ta đã thiếu nợ họ rất rất nhiều.
Về lý thiếu nợ là phải trả, cho nên nếu như lại làm tổn hại họ tức là chúng ta lại mắc thêm nợ với họ.
Một khi báo ứng đến thì sẽ rất nhanh, có khi sẽ khiến bạn chỉ trong một thời gian ngắn đã lâm vào hoàn cảnh không ngóc đầu lên được.
3. Người đồng cam cộng khổ
Giống như người xưa đã dạy: "Người vợ thuở bần hàn là không thể bỏ".
Người đồng cam cộng khổ với mình phần lớn là vợ chồng, những người đã từng vì mình mà phải trả giá rất nhiều.
Họ sẵn sàng một lòng một dạ chịu thiệt về bản thân để luôn ở bên khích lệ, giúp đỡ mình.
4. Người tu luyện, tu hành chân chính
Một khi xúc phạm, làm tổn hại đến những người này thì rất nhanh sẽ bị báo ứng. Dù trước đây họ như thế nào, nhưng một khi đã bước vào con đường tu luyện chân chính thì họ sẽ được Phật bảo hộ.
Theo phunugiadinh.vn
Có "giặc bên Ngô" thích dùng chung đồ, em dâu chưa kịp phàn nàn thì mẹ chồng đã phán một câu xanh rờn Nếu như bố mẹ chồng Hằng vui vẻ, thoải mái bao nhiêu thì chị chồng cô lại khó chịu bấy nhiêu. Đúng là "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng"! Vợ chồng Hằng mới kết hôn được hơn nửa năm nay. Ban đầu họ bàn tính sẽ ở riêng nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy không đủ sức nên lại xin...