Cuộc cách mạng fintech tại Trung Quốc
Năm 2008, nhà sáng lập Alibaba Jack Ma từng tuyên bố, “Nếu ngân hàng không thay đổi, chúng tôi sẽ thay đổi ngân hàng”.
Phát ngôn hùng hồn của ông đã khơi dậy tinh thần doanh nhân trong ngành công nghệ tài chính (fintech) Trung Quốc. Fintech liên quan đến việc ứng dụng công nghệ mới để “cải thiện và tự động hóa việc cung cấp các dịch vụ tài chính”. Sau tuyên bố của ông Ma, Trung Quốc đại lục sản sinh 8 kỳ lân fintech, định giá hàng trăm tỷ USD. Dù mỗi một công ty hình dung lại một khía cạnh khác nhau của ngân hàng, về tổng thể, fintech Trung Quốc có hai mục tiêu: tối đa hóa tiềm năng kinh tế của những người đã được ngân hàng phục vụ và khai thác những đối tượng còn lại.
Kỳ lân fintech lớn nhất của Trung Quốc, Ant Financial, đã thổi hơi thở mới vào lĩnh vực cho vay cũ kỹ. 39,4% doanh thu của Ant đến từ nền tảng cho vay CreditTech, giải quyết nhu cầu tín dụng chưa được đáp ứng của những người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ chưa được phục vụ. Cụ thể, công ty tận dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định chính xác hơn các rủi ro mặc định và giảm chi phí cho vay. Những hiểu biết về kỹ thuật này cho phép CreditTech phục vụ những cá nhân, doanh nghiệp bị ngân hàng truyền thống đánh giá là quá rủi ro.
Trong lĩnh vực cho vay, Lufax cũng là một cái tên sáng giá. Đây là “chợ” cho vay P2P, kết nối người vay với nhà đầu tư. P2P đồng nghĩa người dùng sẽ tiến hành thỏa thuận với một người dùng khác, không phải công ty. Lufax chỉ thu 4% hoa hồng trên số tiền vay. Tuy có vẻ mạo hiểm hơn với các nhà đầu tư, Lufax giải quyết được một hạn chế chính trong lĩnh vực cho vay: cung cấp vốn. Những đơn vị cho vay tập trung như Ant có thể bảo lãnh được nhiều khoản vay, song với Lufax, bất kỳ ai cũng có thể là ngân hàng. Đột phá fintech này đánh dấu xu hướng dân chủ hóa dịch vụ cho vay mà cho đến nay vẫn bị thống trị bởi các ngân hàng thương mại.
Những đổi mới trong lĩnh vực thanh toán mới thực sự gây ấn tượng. Nếu như tại Mỹ, thẻ tín dụng là phương thức thanh toán phi tiền mặt được ưa chuộng, tại Trung Quốc, ví điện tử mới là “vua”. Tương tự ví truyền thống, ví điện tử hợp nhất mọi công cụ thanh toán như tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ… Ví điện tử của Trung Quốc là sân chơi lưỡng quyền của Ant và Tencent. Alipay của Ant dẫn đầu với 54,5% thị phần, 785 triệu người dùng hàng tháng và xử lý 175 triệu giao dịch mỗi ngày. WeChat Pay của Tencent đứng thứ hai với 39,5% thị phần. Dù vậy, WeChat Pay lại có lợi thế quan trọng so với Alipay: tính tương thích.
Alipay là một sản phẩm độc lập, còn người dùng Trung Quốc lại phụ thuộc vào WeChat cho nhiều dịch vụ, từ mua sắm, đặt đồ ăn đến gọi xe. Nhờ tích hợp nhiều ứng dụng trong một, người dùng cảm thấy thuận tiện và không cần đến công cụ thanh toán bên ngoài như Alipay. Ngay cả khi Alipay và WeChat Pay là đối thủ, nhìn từ góc độ phương tây, họ lại là một liên minh quyền lực. Cùng nhau, hai ví điện tử này xử lý 20,5 nghìn tỷ USD năm 2016. Để so sánh, trong năm này, PayPal chỉ xử lý 354 tỷ USD. Sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực ví điện tử có thể sớm tạo hiệu ứng trên toàn cầu khi ví điện tử được dự đoán trở thành công cụ thanh toán dẫn đầu vào năm 2023.
Phục vụ những người chưa được ngân hàng phục vụ
Video đang HOT
Nửa sau của chiến lược fintech Trung Quốc là kết nối 225 triệu người còn lại chưa được ngân hàng phục vụ. Nói về cho vay, kỳ lân WeBank chuyên về “tài chính toàn diện” (inclusive finance). Thành lập năm 2014 bởi Tencent, WeBank cung cấp các khoản vay cho người thu nhập thấp, gần như không có hồ sơ vay vốn. Thực tế, 8,2 triệu người dùng của họ không có điểm tín dụng. Số tiền cho vay bình quân của WeBank là 8.000 NDT, thời gian vay trung bình 52 ngày và tỉ lệ vi phạm là 0,64%. WeBank cũng thu mức phí rất thấp: hơn 70% người vay trả chưa tới 100 NDT lãi suất. Đối với thanh toán, khả năng gửi và nhận tiền qua điện thoại di động của ví điện tử khiến chúng vô cùng phù hợp với những người chưa có tài khoản ngân hàng và sống xa điểm thanh toán gần nhất.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nếu kết nối được 225 triệu người còn lại, tương đương 16% dân số, GDP cả nước có thể tăng thêm hàng nghìn tỷ USD. Triển vọng này không chỉ có giá trị về tài chính mà còn mang ý nghĩa chính trị to lớn. Ngân hàng thế giới ước tính có khoảng 1,5 tỷ người chưa dược ngân hàng phục vụ bên ngoài Trung Quốc. Fintech Trung Quốc đang ở vị thế độc đáo để cung cấp dịch vụ cho phân khúc này. Sau tất cả, thách thức của việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nông dân tại Gansu cũng không khác biệt so với tại Niger hay Yemen. Như Tech In Asia từng nói, “toàn bộ hệ thống tài chính có thể được đại tu và Trung Quốc đang ở tiền tuyến”.
Cuộc cách mạng fintech của Trung Quốc còn tiến xa tới đâu là điều chưa ai biết rõ. Tuy nhiên, một điều rất rõ chính là “hình ảnh hệ thống tài chính của Trung Quốc bị một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn bị đàn áp và chi phối sâu sắc đang nhanh chóng trở nên lỗi thời”. Thay vào đó, một hệ sinh thái fintech mới, phi tập trung đang hình thành – một hệ sinh thái tốt hơn đã sẵn sàng để mở khóa tiềm năng kinh tế của những người đã được ngân hàng phục vụ, chưa được ngân hàng phục vụ và người nước ngoài.
Cú lừa startup ô tô điện: Mới có bản vẽ xe đã nói đang sản xuất, CEO rời đi sau khi bán 300 triệu USD cổ phiếu
Cựu CEO Nikola bị cho là đã nói dối về mọi mặt của công ty này nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Trevor Milton - nhà sáng lập Nikola từng "nổ" với các nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp xe hơi và các nhà đầu tư bằng những lời hứa về cuộc cách mạng trong lĩnh vực xe tải điện. Tuy nhiên, hiện tại, ông này đang đối mặt với phiên tòa về cáo buộc nói dối về công nghệ thân thiện với môi trường mà công ty phát triển.
Các công tố liên bang tại Manhattan vào năm ngoái đã cáo buộc Milton chạy một kế hoạch tung hô và nâng giá trị bản thân như một doanh nhân bằng việc thổi phồng sai sự thật về triển vọng của công ty và lừa dối các nhà đầu tư không chuyên nghiệp gồm cả những người mới làm quen với thị trường chứng khoán. Ông này đã bị truy tố vì 2 tội danh gian lận điện tín (sử dụng đường dây giữa các liên bang, truyền hình hoặc đài phát thanh, hoặc Internet, để lừa đảo người khác) và 2 tội danh gian lận chứng khoán.
"Để thúc đẩy nhu cầu từ nhà đầu tư với cổ phiếu Nikola, Milton đã nói dối về gần như mọi mặt của doanh nghiệp này", tài liệu của tòa án cho biết.
Milton - 40 tuổi thì khăng khăng mình không phạm tội. Ông ta đã từ chức khỏi Nikola vào năm 2020, nhiều ngày sau khi Hindenburg Research tiết lộ một báo cáo cáo buộc hàng loạt sai phạm mà Milton đã làm với doanh nghiệp này, gồm cả ra mắt một chiếc xe tải không thể lái được.
Trong một phiên điều trần vào tuần trước, các luật sư của Milton nói rằng họ sẽ lập luận rằng thân chủ của mình đã hành động theo chủ ý tốt và không cố gắng lừa đảo bất kỳ ai. Milton có thể đã sử dụng những cụm từ như "prototype" (mẫu), "functional" và "show car" khác so với một vài nhà đầu tư khác.
"Có một vài vấn đề ngôn ngữ ở đây", Mukasey nói.
Mức án cao nhất Milton có thể chịu lên tới 25 năm, mặc dù ông này cũng có thể sẽ được giảm thời gian tù ngắn hơn rất nhiều nếu bị kết án tất cả các tội.
Một người phát ngôn của Nikola từ chối bình luận về vấn đề này. Công ty cho biết họ đang hợp tác với chính phủ thông qua quá trình điều tra và giải quyết một cuộc điều tra của SEC vào tháng 12. Công ty cũng cho biết họ không làm sai bất cứ điều gì.
Giữa bê bối pháp luật của Milton, Nikola vẫn tiếp tục thu hút các đối tác, khách hàng và những lãnh đạo mới. Công ty bắt đầu sản xuất chiếc xe tải đầu tiên, chỉ chạy pin vào tháng 4.
Phiên tòa này đánh dấu chương tiếp theo trong quá trình sụp đổ nhanh chóng của Milton - người đã thu hút được cả những công ty tên tuổi như GM và Robert Bosch BmbH như những đối tác tiềm năng bằng tầm nhìn về mạng lưới xe tải không khí thải.
Bản thân Milton cũng là nhà lãnh đạo hết sức độc đáo. Ông nói rằng không hề tốt nghiệp cấp 3 hay đại học nhưng đã mở nhiều công ty trước khi bắt đầu với Nikola. "Những công ty này thường kết thúc là tranh chấp, kiện tụng và khiến các nhà đầu tư thất vọng", theo nhân viên cũ, khách hàng, nhà đầu tư và các tài liệu ghi lại.
Milton thành lập Nikola vào năm 2015 sau khi bán phần lớn cổ phần trong một công ty khác với giá 12 triệu USD tiền mặt. Milton đưa Nikola IPO vào mùa hè năm 2020 ở mức giá trị 3,3 tỷ USD khi công ty vẫn chưa bán được bất kỳ chiếc xe tải nào.
Những ngày đầu giao dịch, vốn hóa thị trường của công ty lên mức 30 tỷ USD, gần vươt một vài lão làng trong ngành ô tô như Ford Motor. Tính tới phiên giao dịch hôm thứ 6, vốn hóa thị trường của Nikola chỉ còn 2,4 tỷ USD.
Các công tố viên đã cáo buộc những lời nói dối của Milton giúp cổ phiếu Nikola tăng vọt. Họ nói rằng ông này tuyên bố sai lệch về khả năng của công ty để sản xuất hydrogen - vốn lên kế hoạch sử dụng chạy các dòng xe điện và quá trình hướng tới sản xuất các sản phẩm như Badger - một xe tải điện. Nikola đã hủy kế hoạch với mẫu xe Badger sau khi Milton từ chức và thỏa thuận sản xuất dòng xe này với GM cũng bị thu hồi.
Phiên tòa sẽ xoay quanh phần lớn vấn đề Milton nói trên các buổi phỏng vấn và mạng xã hội.
Trong một bài phỏng vấn, Melton nói rằng Badger là "chiếc xe trang bị đầy đủ cả bên trong và bên ngoài". Khi ông ta được hỏi trên Twitter khi nào mẫu đầu tiên được sản xuất, ông này nói: "Đã sản xuất rồi". Trong khi đó, các công tố viên nói Nikola mới chỉ có bản vẽ và phối cảnh mẫu xe này.
Những ngày đầu, giá cổ phiếu tăng cao khiến Milton trở thành triệu phú dựa trên cổ phần ông ta nắm giữ. Trước khi từ chức khỏi Nikola, ông này đã mua một căn nhà trị giá 32,5 triệu USD và một chiếc máy bay tư nhân.
Đáng chú ý, tại thời điểm công bố cáo trạng, các chuyên gia pháp lý cho rằng sai phạm của Milton còn liên quan tới các công ty mua lại có mục đích đặc biệt SPAC.
Milton đã nhận 94 triệu USD quanh thỏa thuận SPAC của Nikola và đã bán hơn 300 triệu USD cổ phiếu Nikola kể từ khi từ chức.
Dẫu vậy, các luật sư bào chữa cho biết vụ việc chủ yếu xoay quanh các câu hỏi gian lận chứng khoán truyền thống
"Tóm lại vấn đề chỉ xoay quanh việc: Liệu Trevor Milton có nói dối và những lời nói dối ấy có quan trọng với quyết định của nhà đầu tư hay không".
Tài sản 'bốc hơi' hơn 70%, ông chủ Shopee rời khỏi Top 10 người giàu nhất Singapore Forrest Li xếp vị trí 11 trong Top 50 người giàu nhất Singapore, giảm từ vị trí số 5 của năm ngoái. Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 người giàu nhất Singapore năm 2022 với tổng tài sản 164 tỷ USD, giảm hơn 20% so với năm ngoái. Với khối tài sản trị giá 4,2 tỷ USD, Forrest Li -...