Cước 3G: Nhà mạng lớn tăng, nhà mạng nhỏ nói “không”

Theo dõi VGT trên

Sau khi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công thương kiểm tra việc tăng cước 3G của ba nhà mạng lớn vừa qua có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không, thì người tiêu dùng chỉ còn biết trông chờ vào bộ này.

Cước 3G: Nhà mạng lớn tăng, nhà mạng nhỏ nói không - Hình 1

Các nhà mạng tăng giá cước nhưng không tăng chất lượng dịch vụ khiến người tiêu dùng bức xúc. Ảnh: Kỳ Anh

Trước thời điểm tăng cước ngày 16.10, trong cuộc gặp gỡ báo chí tại TPHCM khi được hỏi cước 3G hiện có bị bán dưới giá thành hay không, ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Tổng giám đốc Hanoi Telecom, Trưởng chi nhánh miền Nam của Vietnamobile – nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng “giá bán tiệm cận giá thành”. Nghĩa là, nếu nhà mạng không khuyến mãi “khủng”, thì không bị lỗ.

Mới đây, trong cuộc gặp báo chí lần thứ hai cũng tại TPHCM, ông Dũng thêm một lần khẳng định lại điều trên.

Trên thực tế, các nhà mạng lớn như Viettel hay MobiFone đã khấu hao hết mạng 2G từ lâu và những khoản lợi nhuận khổng lồ đã được mang đầu tư vào 3G. Chính vì thế, lập luận rằng nhà mạng đang bán lỗ là tùy thuộc vào cách nhìn và cách diễn giải.

Khi doanh thu từ 3G mỗi năm chiếm từ 10 – 15% tổng doanh thu của nhà mạng, nghĩa là đạt trên 10.000 tỉ đồng/năm, thì ngay cả việc nói rằng chậm thu hồi vốn đầu tư cũng chưa hẳn chính xác.

Chẳng qua, nhà mạng muốn tăng cước vì giá cước 3G tại VN khá rẻ và muốn thu hồi vốn nhanh hơn nữa để có lãi và tái đầu tư; thêm một phần gần đây lại bị mất doanh thu lớn vì OTT (ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí trên Internet)… Tuy nhiên, vì mức tăng cao đã g.ây s.ốc cho người tiêu dùng.

Ai cũng biết trên thị trường thông tin di động, cả ba nhà mạng lớn đều lãi. Những nhà mạng lỗ nặng trước đây và hiện nay là S-Fone, EVN Telecom, Beeline và nay là G-Mobile, HT Mobile và nay là Vietnamobile. Trong số này, hiện chỉ còn Vietnamobile là còn có những hoạt động khả dĩ.

Nhà đầu tư Hutchison đã đổ vào Vietnamobile hơn 1 tỉ USD và tới nay thương vụ này đối với họ là vẫn đang lỗ lớn. Thế nhưng, Vietnamobile lại không tăng cước 3G, thậm chí gói cước 3G họ đưa ra còn rẻ hơn: Gói D25 mức cước 25.000 đồng/thuê bao/tháng với 500MB lưu lượng miễn phí tốc độ cao; gói D40 cước 40.000 đồng/tháng với 1,5GB lưu lượng miễn phí tốc độ cao; gói USB50 mức cước 50.000 đồng/tháng với 5GB lưu lượng tốc độ cao miễn phí…

Có thể thấy, việc không tăng cước của Vietnamobile là một sự “phản biện” lại việc tăng cước của các nhà mạng lớn. Vì thế, Bộ TTTT cần tìm hiểu, để xem việc mình đã cho phép tăng cước 3G từ 40% đến vài trăm phần trăm là bất ổn đến mức nào!

Video đang HOT

sao tăng cước 3G g.ây s.ốc?

Thẳng thắn mà nói, người dùng không có thái độ quá “cứng rắn” đối với ý định tăng cước 3G của các nhà mạng, có chăng là các doanh nghiệp làm OTT lo lắng vì ngại ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thuê bao của họ mà thôi.

Thế nhưng, vì sao khi việc tăng cước xảy ra dư luận lại bị sốc và bức xúc? Có ít nhất 5 nguyên nhân: Mức tăng quá cao; tăng cước nhưng không tăng chất lượng; 3 “ông lớn” cùng tăng dẫn tới bị nghi ngờ có sự ngầm bắt tay vi phạm Luật Cạnh tranh; không phải nhà mạng nào cũng tăng giá; người tiêu dùng thấy không được (Bộ TTTT) bảo vệ quyền lợi.

Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đã gửi công văn “kêu cứu” lên Bộ GTVT cho biết việc tăng cước 3G đã gây ảnh hưởng nặng tới hàng chục ngàn thiết bị giám sát hành trình.

Viettel giải thích rằng không hề tăng cước 3G đối với 6 gói dịch vụ giám sát hành trình phương tiện vận tải (V-Tracking) và nguyên nhân là do các chủ phương tiện đã sử dụng SIM D-com và Mobile Internet thông thường vốn dành cho mục đích sử dụng khác.

Tuy nhiên, với các gói cước 3G từ 10.000 đồng – 40.000 đồng/tháng đã có thể đáp ứng cho thiết bị giám sát hành trình ôtô hoạt động bình thường thì việc các chủ phương tiện chọn dùng là hợp lý nhằm tiết giảm chi phí, không thể xem đó là “lỗi” của người dùng.

Theo VNE

Tăng cước 3G: Lợi bất cập hại

Các nhà mạng có thể tăng cước và giảm sự cạnh tranh của OTT nhưng có thể sẽ giảm khách hàng và doanh thu từ dịch vụ 3G

Tăng cước 3G: Lợi bất cập hại - Hình 1

1. Tăng cước chỉ là giải pháp tình thế

OTT* (ứng dụng dùng internet để cung cấp nội dung cho người dùng) là một xu hướng tất yếu bởi tính thực tế của nó khi áp dụng vào cuộc sống. Nhu cầu nghe, gọi , nhắn tin, chia sẻ cảm xúc, hình ảnh... với người thân bạn bè gần như bất biến, chỉ khác nhau ở cách thức và phương tiện truyền thông mà thôi.

Nắm bắt được xu hướng này các nước đã phát triển OTT từ nhiều năm trước. Các nước khu vực châu Á gần đây mới trở nên xôm tụ hơn khi ngày một xuất hiện nhiều tên t.uổi lớn như KaKao Talk, Line và gần đây là Zalo của Việt Nam. Dịch vụ nào đi trước tất sẽ đón đầu xu thế và thu hút cộng đồng lớn quan tâm nhưng đó cũng không phải lợi thế để dịch vụ đó tồn tại lâu dài. Tính thay thế của loại ứng dụng này rất cao, một khi có ứng dụng mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng họ sẽ chuyển sang ngay, hoặc dùng song song và dần chuyển sang hoàn toàn.

Các nhà mạng đưa ra lý do rằng cước 3G ở Việt Nam đã quá thấp so với các nước trong khu vực, nếu tạm coi điều này là đúng thì một điểm quan trọng mà các nhà mạng đã không để ý tới và nó có thể là tử huyệt cho họ chính là việc tăng giá cước thực chất không làm tăng doanh thu về dài hạn. Nếu như không muốn nói là sẽ làm giảm doanh thu nếu nhà mạng không đảm bảo được chất lượng đường truyền 3G như cam kết.

Thứ nhất, dịch vụ 3G không thay thế hoàn toàn cho các cách thức kết nối internet công cộng khác như wifi đã phổ biến gần như tất cả các văn phòng, khu vực công cộng. Giá cước 3G không quyết định việc dùng hay không dùng mà chỉ làm tăng hay giảm lượng người và lưu lượng truy cập cũng như thời gian sử dụng 3G.

Thứ 2, dịch vụ 3G không quyết định việc người dùng có thể dùng các ứng dụng OTT hay không. Nhu cầu sử dụng ứng dụng OTT là không thay đổi được nên người dùng sẽ dùng cách khác để truy cập mạng chứ không giảm đi, và ngoài dùng các ứng dụng OTT thì người dùng vẫn có nhu cầu dùng các dịch vụ khác như đọc báo, chơi game, do đó thay vì dùng 3G họ sẽ dùng wifi..

Thứ 3, việc tăng giá cước 3G sẽ làm tăng áp lực về chất lượng đường truyền, nếu không đáp ứng được điều này , các nhà mạng rất dễ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng, số lượng thuê bao 3G sẽ giảm rõ rệt.

Thứ 4, nhà mạng đang dùng lý do giá cước rẻ để giải quyết bài toán làm giảm sự cạnh tranh từ các dịch vụ OTT chứ không phải là do giảm doanh số, bởi theo báo cáo gần đây thì doanh số từ 3G của các nhà mạng vẫn tăng trưởng đều, điều này sẽ không lý giải nổi tại sao nhà mạng lại tăng giá vào thời điểm này bởi thực tế ảnh hưởng của OTT lên doanh thu chưa lớn, nếu có thì về lâu dài, nhưng hậu quả của việc tăng giá cước sẽ khiến hậu quả khôn lường cho nhà mạng.

Lấy một ví dụ đơn giản: với 1000.000 thuê bao, người dùng trung bình sử dụng 50.000đ/tháng để truy cập 3G, nếu người dùng cắt giảm 10% chi phí thuê bao 3G hàng tháng thì thất thoát của nhà mạng là 5 tỷ/tháng (60 tỷ/năm). Con số thực của các nhà mạng cộng lại có thể lên tới hàng nghìn tỷ mỗi năm.

2. Sai một ly đi một dặm

Việc tăng giá về lâu dài không những làm giảm tính cạnh tranh của 3G mà còn giảm doanh thu của nhà mạng. Trước đây giá cước trung bình 1 tháng người dùng chỉ phải bỏ ra khoảng 50.000đ cho dịch vụ 3G thì nay phí thuê bao đã tăng lên 30-40% từ 10/2013. Nếu nhìn thoáng qua có thể bạn sẽ thấy là giá cước tăng đồng nghĩa với doanh thu tăng nhưng liệu có đúng phải vậy?

Nếu một người dùng điện thoại trung bình chi 100.000 đ cho nhắn tin , gọi điện thì thường chỉ dám chi 50.000đ nữa cho các dịch vụ phát sinh từ các ứng dụng đòi hỏi kết nối 3G thì khi tăng giá , thay vì họ dùng gói cao sẽ chuyển sang gói thấp, thay vì dùng gói không giới hạn sẽ chuyển qua gói có giới hạn . Và khi đã chuyển sang gói thuê bao thấp hơn thì cũng đồng thời giảm thời gian, lưu lượng dùng các dịch vụ khác ngoài nhắn tin, nghe gọi (như lướt web, chơi game, mail ) để đảm bảo vẫn có thể truy cập được các ứng dụng cần thiết . Về lâu dài , nhu cầu người dùng trọn gói có thể sẽ giảm 30% cùng với phí thuê bao gói cước 3G người dùng thuê bao trọn gói chấp nhận được có thể giảm tới 50%, dẫn tới doanh số thực của nhà mạng qua 3G chỉ còn 35% so với trước khi tăng giá. Hiện các gói cước thuê bao trọn gói không giới hạn chiếm 20% số thuê bao, do đó doanh thu của các nhà mạng có thể sụt giảm 14%.

Tăng cước 3G: Lợi bất cập hại - Hình 2

Nhà mạng có thể giảm sự cạnh tranh từ OTT, nhưng theo đó cũng sẽ giảm thuê bao 3G

3. Cạnh tranh khốc liệt - một mất 1 còn

Nếu như bạn có thể dùng sim Vinaphone gọi cho sim Viettel thì với dịch vụ OTT điều này gần như không thể tại thời điểm hiện tại do bạn không thể gửi tin nhắn từ Zalo sang Line hay Viber. Chính yếu tố này khiến cho OTT trở nên khó cạnh tranh nhất với các nhà mạng hiện tại.

Nếu vượt qua trở ngại này thì các dịch vụ OTT sẽ làm mưa làm gió trong làng viễn thông. Do đó thời điểm này các công ty có thể chạy đua trong cuộc cạnh tranh xem ai dành vị trí thứ nhất thì chỉ vài năm nữa , các tên t.uổi nhỏ sẽ mất dần và nhường ngôi vương cho 1,2 tên t.uổi lớn nhất, có tiềm lực nhất, cộng đồng đón nhận dịch vụ nhiều nhất.

Bạn có thể dùng nhiều sim trên 1 điện thoại để tận dụng các gói khuyến mại và giá cước khác nhau của nhà mạng nhưng bạn sẽ không sẵn sàng để cùng lúc cài nhiều ứng dụng OTT trên cùng một máy để liên lạc với bạn bè của mình thông qua các danh bạ khác nhau, như vậy là quá phiền phức. Chính vì vậy mà Zalo phải quyết tâm dẫn đầu bằng mọi giá nếu không toàn bộ công sức cũng như chi phí bỏ ra của họ thành công cốc, họ đang là top 2,3 sẽ biến mất ngay khi người dùng từ chối sử dụng dịch vụ Zalo để dùng một ứng dụng OTT khác thịnh hành hơn. Vậy kịch bản nào có thể xảy ra nếu các nhà mạng trở thành nhà cung cấp dịch vụ OTT.

4. Các kịch bản mang tính chiến lược cho nhà mạng

Kịch bản 1: OTT nước ngoài sẽ mua lại OTT trong nước và phát triển độc lập với nhà mạng và đưa ra các dịch vụ tiện ích cao đem lại lợi nhuận, hoặc họ sẽ bán lại giá rất cao cho các nhà mạng muốn hợp tác một khi do họ có thị trường đủ lớn. Lúc này sẽ không kiểm soát được nội dung cũng như mức phí phát sinh trên phần mềm OTT vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Truyền thông và thông tin. Hãng viễn thông nước ngoài sẽ mua lại dịch vụ OTT này và tạo thế áp đảo với nhà mạng nội hiện tại như Viettel, Vinaphone hay Mobifone. Đây sẽ là kịch bản tồi tệ nhất nếu nó xảy ra với 3 nhà mạng lớn của Việt Nam hiện nay.

Kịch bản 2: OTT trong nước được một nhà mạng mua lại hoặc hợp tác chiến lược và cùng phát triển dựa trên thuê bao sẵn có cùng lợi thế về công nghệ , truyền thông và dịch vụ gia tăng kèm theo. Đây là viễn cảnh tốt nhất cho cả nhà mạng và công ty phát triển dịch vụ OTT. Ở một số nước thì các nhà mạng hoặc tự phát triển phần mềm OTT hoặc mua lại công ty lớn để giữ thị phần mà không hao hụt doanh thu dịch vụ số.

Kịch bản 3: các nhà mạng quyết không mua hay hợp tác với các OTT trong và ngoài nước, họ sẽ tự phát triển riêng các phần mềm này và tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng giá trị tăng thêm từ việc gộp 2 dịch vụ nhắn tin, đàm thoại truyền thống với dịch vụ trên phần mềm OTT. Lúc này thị trường sẽ bị phân mảnh khá rõ rệt và ai là người đi trước thì sẽ có cơ hội chiếm thị phần lớn hơn. Vấn đề lúc này là các nhà mạng đang băn khoăn không biết bắt đầu tư đâu nếu tự phát triển ứng dụng kiểu này, họ không đảm bảo sự chắc thắng về mặt sản phẩm so với các đơn vị chuyên phát triển phần mềm, cũng không đảm bảo sự độc tôn trên thị trường so với các sản phẩm tương tự nhưng lại quá do dự trong việc bỏ ra một ngân sách lớn để mua lại các công ty nhỏ hơn.

Chiến lược khôn ngoan nhất là các nhà mạng nên nhanh chóng mua lại ứng dụng hoặc tự phát triển ứng dụng riêng để đảm bảo thị trường không quá biến động, vừa đảm bảo giữ được thuê bao và tăng trưởng doanh thu mà không cần tăng giá sẽ đảm bảo quyền lợi của các thuê bao đồng thời tăng tính trung thành của họ. Nếu một nhà mạng bỏ ra 100 triệu USD thời điểm này để phát triển dịch vụ OTT thì họ có thể sẽ phải bỏ ra ít nhất 500 triệu USD nếu chỉ chậm chân sau vài năm so với đối thủ. Sự trả giá là quá đắt cho một bước đi thiếu tính toán.

*OTT là viết tắt của từ Over The Top - các ứng dụng hoạt động trên nền internet nhưng lại không liên quan tới các nhà cung cấp internet. OTT được dùng trong bài viết có thể được hiểu là phần mềm OTT, công ty phát triển dịch vụ OTT tùy theo hoàn cảnh tại vị trí sử dụng trong bài viết.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Tuấn Hưng lên tiếng khi bị chê cố tình đối đầu khán giả, nói thẳng câu đau lòng
08:27:16 01/07/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác t.iền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác t.iền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác t.iền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản t.iền phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Xôn xao nữ TikToker không giữ được bình tĩnh, gào khóc trên sóng cùng loạt câu nói "bất ổn"

Netizen

11:34:15 01/07/2024
Thời gian gần đây, P.nè, tên đầy đủ là L.P.A - nữ TikToker sinh năm 2002 nhận được nhiều cảm tình của cộng đồng, sở hữu gần 640.000 lượt theo dõi.

Minh Hằng đáp trả khi bị nói là "con giáp thứ 13" và giật spotlight của Midu

Sao việt

11:29:05 01/07/2024
Minh Hằng bị một số cư dân mạng để lại bình luận kém duyên, cho rằng cô định lấn át đám cưới của Midu vì đăng tải clip cùng thời điểm diễn ra hôn lễ

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân

Tin nổi bật

11:27:12 01/07/2024
Trước đó, theo thông tin ban đầu của UBND huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 30/6/2024, tại thôn Liên Kết (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vụ sập hầm nghi là khai thác vàng trái phép.

Trong 49 ngày tới, 3 con giáp Quý Nhân chiếu cố, vận trình sáng rực, cát lộc dồi dào

Trắc nghiệm

11:22:26 01/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sẽ có sự nghiệp phất lên như diều gặp gió trong 49 ngày tới nhé!

Loại củ rẻ bèo bán đầy chợ Việt, được ví như 'nhân sâm' mùa hè không nên bỏ qua

Sức khỏe

11:14:11 01/07/2024
Ngoài ra, củ đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kiểm soát lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Đêm tân hôn nhìn thấy thứ này trên vai vợ, tôi không kìm được nóng giận, giờ tôi phải làm sao đây? Chẳng lẽ yêu cầu của tôi quá đáng với vợ hay sao?

Góc tâm tình

11:07:35 01/07/2024
Tôi không ngại chuyện giữ gìn trước đêm tân hôn, vì tôi thật lòng yêu thương vợ nên tôi tôn trọng mong muốn của cô ấy.

Vẻ đẹp động Ngườm Ngao, Cao Bằng

Du lịch

11:07:00 01/07/2024
Từ thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng, theo con đường dài hơn 60km, vượt qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu để đến thị trấn Trùng Khánh, đi thêm 26 cây số nữa đến Bản Giốc

Harry Kane phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh của Peter Shilton

Sao thể thao

11:02:11 01/07/2024
T.iền đạo Harry Kane chính thức phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh ở những trận đấu chính thức của cựu thủ môn Peter Shilton.

4 sai lầm nghiêm trọng làm ban công vừa xấu vừa rước họa cho gia đình

Sáng tạo

10:59:15 01/07/2024
Ban công là không gian mở của gia đình nhưng đừng vì vài sở thích cá nhân mà biến nó thành nơi bí bách, ngột ngạt.

Nếu thấy da khô đét vì ngồi điều hòa nhiều, đây sẽ là món skincare bạn cần nhất lúc này

Làm đẹp

10:56:53 01/07/2024
Do đó, bên cạnh quy trình skincare thông thường, xịt khoáng cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng giúp cân bằng và tăng cường độ ẩm cho làn da.

Làm rơi 42 ô tô xuống biển, tàu biển bị tòa án Hải Phòng phát lệnh bắt giữ

Pháp luật

10:36:49 01/07/2024
Mục đích bắt giữ là giải quyết khiếu nại hàng hải liên quan đến tổn thất hàng hóa trên tàu. Thời hạn bắt giữ tàu là 30 ngày. Quyết định có hiệu lực thi hành ngay, theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.