Cung ứng kịp thời sách giáo khoa trước năm học mới 2021-2022
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng kế hoạch và có nhiều phương án phát hành sách giáo khoa để cung ứng kịp thời cho học sinh trước khi bước vào năm học 2021-2022.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ảnh hưởng khá nặng nề đến nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, hoạt động cung ứng sách giáo khoa trước thềm năm học mới cũng bị ảnh hưởng do việc vận chuyển hàng hóa bị hạn chế. Lường trước tình thế này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng kế hoạch và có nhiều phương án phát hành sách giáo khoa để cung ứng kịp thời cho học sinh trước khi bước vào năm học 2021-2022.
Học sinh, phụ huynh có nhu cầu mua SGK ở các cấp lớp có thể truy cập trang thương mại điện tử trực tuyến Nhà Sách Số https://nhasachso.nxbgd.vn của NXB Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa từ lớp 3- lớp 12 (chương trình hiện hành) đã được triển khai in sớm (tháng 11/2020) và bắt đầu phát hành từ 15/3/2021. Đối với sách giáo khoa mới, để kịp có sách về các địa phương trước ngày khai giảng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chủ động triển khai in theo kế hoạch dự kiến, trước khi có kết quả lựa chọn tại các địa phương. Sách giáo khoa mới lớp 2, 6 đã được phát hành từ tháng 6/2021.
Tính đến ngày 8/8, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát hành được gần 110 triệu bản sách giáo khoa về các địa phương. Riêng với sách giáo khoa mới lớp 2 và 6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã cung ứng tới các địa phương hơn 22,7 triệu bản, đạt gần 70% kế hoạch. Riêng các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam, đến ngày 8/8/2021, đã phát hành trên 32 triệu bản sách giáo khoa, trong đó sách giáo khoa lớp 2-6 đã phát hành hơn 6 triệu bản, đạt 54% kế hoạch.
Đối với các trường hợp chưa đăng ký mua sách giáo khoa theo đơn vị trường học vào cuối năm học trước, phụ huynh, học sinh có thể mua tại hệ thống cửa hàng bán lẻ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các công ty sách – thiết bị trường học địa phương hoặc đặt mua trực tuyến tại trang bán hàng trực tuyến của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Nhà Sách Số: https://nhasachso.nxbgd.vn/).
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng khuyến cáo phụ huynh và học sinh không mua sách từ các nguồn trôi nổi trên thị trường để tránh mua phải sách giả. Những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập giả hoặc bị in lậu có thể bị sai lệch thông tin, nội dung, chất lượng; không thể kích hoạt mã để sử dụng nguồn tài nguyên hỗ trợ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và có thể ảnh hưởng nguy hại đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Video đang HOT
Hiện nay, do nhiều tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 nên việc vận chuyển sách tới tận tay học sinh tại các địa phương này đang gặp khó khăn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang nỗ lực phối hợp với các ban, ngành chức năng để sớm khắc phục tình huống này.
Ngoài ra, trong năm học 2021-2022, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện Chương trình “Cùng tiếp bước em đến trường” trao tặng hơn 50.000 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh là con em thương binh, liệt sĩ trên cả nước. Tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.
Ngay từ tháng 5/2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chủ động làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương, tổng hợp số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để gửi tặng sách giáo khoa đến các em. Tính đến đầu tháng 8/2021, Chương trình “Cùng tiếp bước em đến trường” đã trao tặng gần 19.000 bộ sách giáo khoa đến 26 tỉnh, thành phố. Trong thời gian tới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục phối hợp với các địa phương còn lại để trao tặng toàn bộ số sách tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước khi năm học mới bắt đầu.
Dự giờ ở Hưng Yên, học sinh lớp 1 tự tin đọc bài trôi chảy
Hầu hết học sinh lớp cô Hải Yến đọc to, không vấp. So với mọi năm, cô đánh giá học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 biết đọc sớm hơn và đọc trơn tương đối tốt.
Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Riêng bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn.
Sau một thời gian học sinh lớp 1 học chương trình giáo dục phổ thông mới, có một số ý kiến về chương trình, sách giáo khoa.
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, sau khi nghe cả lớp đọc trơn một đoạn văn 4-5 dòng sau khi đọc thầm, thậm chí các em đã có thể đọc một bài tập đọc hoàn chỉnh và bước đầu trả lời được câu hỏi khiến cô Phan Thị Hải Yến - Trường Tiểu học Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên mỉm cười ưng ý.
Hầu hết học sinh lớp cô Hải Yến đọc to, không vấp. So với mọi năm, cô đánh giá học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 biết đọc sớm hơn và đọc trơn tương đối tốt.
Lớp 1 do cô Phan Thị Hải Yến - Trường Tiểu học Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên làm chủ nhiệm (ảnh: Thùy Linh)
"Nếu trước đây tuần tự các kỹ năng đối với môn Tiếng Việt là Nghe - Nói - Đọc- Viết thì giờ đây điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là Đọc - Viết - Nghe - Nói, tức là ưu tiên, rèn luyện kỹ năng Đọc.
Chính vì vậy, nếu mọi năm, hết học kỳ I học sinh mới nhớ âm và vần, nhưng giờ các em đọc trơn tru những mẩu truyện, giao tiếp tự tin hơn giúp các con làm chủ về kiến thức và được phát triển năng lực, phẩm chất của mình", cô Hải Yến nói.
Cô Hải Yến cũng so sánh, nếu trước đây mỗi khi đến giờ Tiếng Việt giáo viên chỉ mở bài đọc mẫu rồi yêu cầu học sinh đọc theo thì giờ giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và "giao việc" cho học sinh để các con được làm việc nhiều hơn giúp giờ học trở nên hứng thú, nhẹ nhàng hơn.
Nhiều giáo viên đánh giá học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 biết đọc sớm hơn và đọc trơn tương đối tốt (ảnh: Thùy Linh)
Tuy nhiên, để giờ học hứng thú thì đòi hỏi giáo viên phải năng động, thường xuyên cập nhật kiến thức cũng như tham khảo các bộ sách giáo khoa khác rồi cắt ghép tranh ảnh lồng vào để bài giảng phong phú, đa dạng hơn.
"Do thường xuyên sử dụng máy tính nên sau 1 học kỳ kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của tôi linh hoạt hơn hẳn so với trước đây", cô Hải Yến tâm sự.
Đồng tình với quan điểm này, cô Hoàng Thị Anh Thơ - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5, trường Tiểu học Trần Cao - huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên cũng khẳng định chỉ sau 1 học kỳ nhưng học sinh học theo chương trình, sách giáo khoa mới đọc thông viết thạo nhanh hơn so với chương trình cũ.
Ngoài yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức, cô Huyền thấy học sinh lớp 1 năm nay phát triển năng lực tốt hơn hẳn so với khi học chương trình cũ, thể hiện ở khả năng tự chủ, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tư duy. Học sinh chủ động thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm bốn khi gặp yêu cầu khó. Đặc biệt các em đã tự tin hơn rất nhiều khi giới thiệu về bản thân mình.
Nhiều phụ huynh thừa nhận sự tự tin của các em lớp 1 năm nay tương đương với học sinh lớp 2, lớp 3 so với các năm trước (ảnh: Thùy Linh)
"Trong buổi họp phụ huynh, các bậc cha mẹ cũng khẳng định với chúng tôi rằng sự tự tin của các em lớp 1 năm nay tương đương với học sinh lớp 2, lớp 3 so với các năm trước", cô Thơ kể.
Giờ học sinh được tham gia nhiều hoạt động thay giáo viên, nếu trước đây học sinh cứ miệt mài học giải bài tập từ bài toán này sang bài toán khác thì giờ các con được tham gia hoạt động, vận dụng kiến thức để theo nhóm còn cô chỉ cần gợi mở và kết luận vấn đề.
Kết thúc học kỳ I, học sinh lớp cô Thơ chủ nhiệm đều đạt yêu cầu. Đa số đạt ở mức độ cao, tức đọc thông viết tốt, đọc hiểu, tính toán được.
Nhà nước đã có kinh phí tập huấn, vì sao Bộ lại quy định giáo viên đóng góp? Theo Quyết định 404/QĐ-TTg, giáo viên không phải đóng kinh phí khi thực hiện "tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới". Đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp sao... chậm trễ vậy? Ngày 27/3/2015, Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa...