Cùng lắng nghe chuyên gia giáo dục chia sẻ bí quyết giúp cha mẹ hóa giải nỗi lo nội dung “bẩn” trên YouTube
Những nội dung “bẩn” trên YouTube những ngày qua đã gây ra nỗi ám ảnh rất lớn, thậm chí khiến nhiều cô, cậu bé bị trầm cảm. Để trẻ thoát ly nỗi sợ từ thế giới ảo cũng như gắn kết hơn với gia đình, phụ huynh có thể lưu tâm đến điều này.
Đó là chia sẻ của chuyên gia, cố vấn giáo dục Trịnh Thị Phương Thảo, người có hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực sư phạm và 6 năm công tác ở các trường mầm non tại Hoa Kỳ trong buổi ra mắt bộ sách thiếu nhi nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Một mẫu chuyện trong bộ sách “Cookie và Mẹ tạp dề”.
Nghề nào cũng có thể đổi, nhưng nghề “làm cha mẹ” phải theo suốt đời
Bà Thảo tâm sự bản thân có 2 đứa con. Những năm đầu đời dù chỉ nằm chiếu, nuôi con khổ cực, mệt mỏi nhưng dễ dàng vượt qua.
Lúc con còn nhỏ, cuộc sống của người mẹ rất vui khi được hôn hít, cưng nựng chúng. Nhưng khi con lớn lên, có công việc, có cuộc sống riêng thì người mẹ lại có nhiều nỗi lo. Lúc này, bà mới nhận ra việc giáo dục con khi còn nhỏ rất quan trọng.
“Bản thân tôi là nhà giáo, gia đình truyền thống nên rất hạn chế la mắng con, luôn thận trọng trong mọi lời nói. Làm cha mẹ nói một cách nôm na giống như một nghề vậy. Nghề nào cũng có thể đổi, nhưng nghề “làm cha mẹ” phải theo suốt đời” – bà Trịnh Thị Phương Thảo chia sẻ.
Chuyên gia nhận định, người làm cha mẹ muốn giáo dục con tốt thì không chỉ lắng nghe mà phải trò chuyện cùng con. Thời gian bữa cơm tối rất quan trọng vì đó là lúc mà ta sẽ gợi cho con nói những điều muốn nói, để tìm hiểu con có đang gặp vấn đề gì không.
“ Nhiều cha mẹ Việt thường có suy nghĩ “trẻ con luôn luôn phải nghe lời người lớn”, cấm trẻ không được làm cái này, không được thực hiện cái kia mà không giải thích, khiên trẻ ôm nỗi ấm ức. Điều này sẽ gây ra những suy nghĩ tiêu cực cho con cái về sau.
Một số phụ huynh khác lại có xu hướng tâng bốc, khen con quá mức với người ngoài, lúc nào con mình cũng là nhất. Điều này cũng chưa chắc tốt vì có thể khiến trẻ tự phụ” – chuyên gia nhận định.
Phụ huynh cần lắng nghe, chia sẻ cùng con.
Nhà giáo Phương Thảo cho rằng, điều đầu tiên phụ huynh cần nhẫn nại và chia sẻ với con, để biết con cần gì, suy nghĩ gì, muốn chơi gì.
Còn chị Lương Phương Mai, hiệu trưởng một trường mầm non nổi tiếng ở TP.HCM thì cho biết, ở trường chị là bà mẹ của 200 học sinh, còn khi về nhà cũng là mẹ của 2 con. Việc trải nghiệm, cùng con khám phá, hiểu về tâm lý con quả thật là điều không dễ.
“Phụ nữ hiện đại bây giờ thời gian ở cùng con ít đi. Chúng ta có thể vì lý do bận rộn, vì công việc mà sử dụng những phương tiện khác thay thế.
Video đang HOT
Chúng ta có thể dễ dàng cho con xem tivi, dễ dàng nói rằng con chơi Ipad nha chờ mẹ chút, con xem YouTube nha, trên đó có nhiều hoạt hình lắm… Việc đó lâu dần khiến chúng ta mất dần đi sự mật thiết, gắn kết cùng con, làm gia đình nhỏ của chúng ta xa rời nhau hơn” – chị Phương chia sẻ.
Chuyên gia đánh giá cao bộ sách dành cho mẹ và con gái.
Nữ hiệu trưởng cho biết, dù làm trong lĩnh vực mầm non và đã đọc qua rất nhiều quyển sách Cookie và Mẹ tạp dề vẫn mang lại những ấn tượng đặc biệt cho chị.
Trong sách, những mẫu truyện về tình mẫu tử, về những tình huống khi mẹ và con đi chơi, trò chuyện mang thông điệp rằng mẹ hãy đi cùng, ở với con nhiều hơn được diễn đạt bằng ngôn từ vô cùng đáng yêu.
Bộ sách giúp ta thấy được hình bóng gia đình mình, lồng ghép những tư tưởng giáo dục tiến bộ của các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Âu Mỹ…
“Hiện tại, các bà mẹ hướng con vào giáo dục kiểu Nhật, tức là giáo dục tư duy, khơi gợi cho con cách suy nghĩ, sự kính trọng bạn hữu, người lớn, sự tập trung và chú trọng vấn đề trải nghiệm. Nó khác với mẹ Việt là luôn bảo ban cho con mọi thứ.
Những mẫu truyện của bộ sách đã lồng ghép phong cách giáo dục của Nhật vào, và dù nhấn mạnh bộ sách dành cho mẹ và con gái nhưng theo tôi về phương diện giáo dục, Cookie và Mẹ tạp dề hoàn toàn phù hợp dành cho bé gái và bé trai” – chuyên gia giáo dục Trịnh Phương Thảo nói.
Cuốn sách mọi đứa trẻ đều rất nên có
Cookie và Mẹ tạp dề gồm 10 tập truyện ngắn. Trong bộ sách, Cookie là cô bé tinh tế, thích làm đẹp, làm nũng, thích búp bê, thích ăn bánh quy có viền hoa.
Mỗi câu cô bé nói, mỗi việc cô bé làm đều khiến mẹ thấy ngọt ngào như mật ong. Trong “Cuộc hẹn bí mật”, Cookie nói nhỏ với mẹ: Con không muốn mẹ già đâu. Mẹ Tạp Dề nói mỗi người đều phải già đi con à, giống như lá cây vậy, già thì phải rụng, rồi lá non sẽ thay thế.
“Vậy chúng ta hứa đi, lúc mẹ làm trẻ con thì con sẽ làm mẹ của mẹ. Con sẽ mua kẹo mút cho mẹ, mua thật nhiều thú bông, mua cho mẹ váy công chúa đẹp nhất. Còn nữa, mỗi đêm con cũng sẽ kể chuyện cho mẹ nghe” – Nghe Cookie trả lời khiến các bà mẹ như thấy hình bóng của chính mình và con gái.
Theo chuyên gia giáo dục Trịnh Thị Phương Thảo, trong thời đại hiện nay, việc để trẻ tự do tiếp xúc với Internet, với các thiết bị công nghệ, với YouTube là điều hết sức nguy hiểm.
“YouTube thật sự có nhiều thứ rất hay, rất bổ ích nhưng nếu thả lỏng trẻ ra, trẻ sẽ gặp nguy hiểm. Muốn trẻ thoát ly khỏi những nội dung không lành mạnh, hãy tập cho trẻ thói quen đọc sách để đồng hành, trải nghiệm cùng con.
Chăm đọc sách cũng giúp cho cả mẹ có nhiều cảm xúc về tình yêu, từ đó giúp gia đình gắn hết hơn, có nhiều kinh nghiệm đồng hành trong suốt chặng đường con lớn lên. Hay đơn giản là lúc mẹ bí quá, không biết tạo trò gì cho con chơi thì đọc sách cũng là một lựa chọn tốt” – Hai bà mẹ chia sẻ.
Cha mẹ cần cho bé hòa nhập với thiên nhiên, tự do khám phá thế giới nhưng phải trong tầm kiểm soát.
Với trẻ đã nghiện công nghệ nặng, chuyên gia giáo dục cho rằng điều quan trọng nhất là bà mẹ phải kiên nhẫn, phải kiểm soát trẻ và luôn đồng hành cùng trẻ.
Cha mẹ nên tận dụng những kỳ nghỉ để tổ chức đưa con đi chơi, tắm biển, gần gũi với thiên nhiên và cất hẳn những chiếc điện thoại, ipad, liên lạc bên ngoài để cùng trẻ khám phá mọi thứ.
Theo Helino
'Hiểu biết mọi thứ không quan trọng bằng con hiểu chính con'
'Hiểu biết về trí tuệ nhân tạo, máy học tập, blockchain, robot, công nghệ 3D hay bất cứ thứ gì khác đều không quan trọng bằng con hiểu về chính con'.
Tác giả Ngô Phương Thảo, mẹ của ba đứa con và là người sáng lập thương hiệu sách Anbooks, tâm sự cùng con trong dịp năm mới. Tuổi Trẻ xin trích đăng như một sự chia sẻ suy nghĩ về những gì trẻ cần học, cần chuẩn bị trong tương lai...
Hãy là một người tự học toàn vẹn
Chở con đi trong đêm đầu năm mới, trả lời những câu hỏi của con và lắng nghe con nhận xét về những điều con quan sát thấy, con nói rằng cách đây bốn tháng, con vẫn nghĩ cái 4.0 mà mọi người nói đó quá xa vời và chẳng liên quan gì đến con.
Giờ con thấy là không phải vậy. Con thấy rằng con phải đối mặt với tất cả những thứ này, là chính con chứ không phải ai khác.
Đó là lần cách đây bốn tháng, con đọc thấy chuyện ở đâu đó máy móc đã thay thế con người, rồi con người sẽ thất nghiệp này kia kèm chuyện một nhà máy đã sa thải 3.000 công nhân vì chuyển sang sử dụng robot. Từ đó con để ý nhiều hơn về chuyện này.
Nhìn lại những năm tháng đã qua, quyết định kỳ lạ trong đời mẹ hiếm khi có thể giải thích cặn kẽ cho ai khi năm 2018 lấy đi của con một cơ hội học hành bình thường như bao người (*). Đó là khi mẹ tự hỏi đây là thời đại nào mà chúng ta tự cho phép mình học hành bình thường?
Lần theo sợi chỉ của toàn cầu hóa, sự phá vỡ cấu trúc nghề nghiệp, sự hình thành những ngành nghề mới, sự hình thành những nhu cầu mới của con người, mẹ cuối cùng cũng có được một câu trả lời sáng tỏ: phải hình thành bản năng tự học, tư duy tự học và tinh thần sẵn sàng thích nghi cho con.
Ở một thế giới quá nhiều cơ hội để học chỉ với một chiếc máy tính hay chiếc điện thoại thông minh, tất cả những gì con cần là ý thức tự học và khả năng thích nghi cao. Ngoài ra, con cần một người hướng dẫn, một cố vấn.
Giờ đây, mẹ nhận thêm trách nhiệm lớn lao này, trở thành người cố vấn cho con, và giúp con tìm được những người cố vấn thú vị khác.
Nếu một ngày nào đó con trở lại trường học, con hãy trở lại với tinh thần của một người tự học toàn vẹn, một người đã biết mình sẽ đi đến đâu, và đi như thế nào.
Hiểu về chính mình quan trọng nhất
Có điều này mẹ dặn con: hiểu biết về AI (trí tuệ nhân tạo), ML (máy học tập - machine learning), blockchain, robot, công nghệ 3D hay bất cứ thứ gì khác đều không quan trọng bằng con hiểu về chính con.
Thân thể này, những vẻ đẹp mắt môi này, quần áo này hay sự ngưỡng mộ của người đời dành cho này, hay cả sự đố kỵ phản bác của người đời dành cho này, đều thật sự chẳng có nghĩa nhiều như con tưởng.
Điều quan trọng của đời người đến từ một bí mật hiển nhiên. Như một viên kim cương nằm lồi ra đất nhưng chẳng ai nhìn thấy, họ đi tìm chính họ như đi tìm một bóng ma. Họ biết họ ở đó nhưng họ đang ở đâu? Ngày này qua ngày khác, họ mải mê chạy theo ảo giác, hết ảo giác này đến ảo giác khác và nghĩ rằng mình đang chứng minh sự tồn tại của mình là có giá trị.
Không. Không đúng đâu. Giá trị của con người không phải để chứng minh. Mẹ học rất nhiều bài chỉ để nhận ra sự thật giản đơn này. Khi nào con còn cố chứng minh cho ai biết con có thứ gì đó, ngày ấy cuộc đời còn thật sự mệt nhoài.
Nhận thức này có thể làm cho con trở thành một người khó hiểu với những người khác, nhưng chính nó sẽ giải phóng con, một con người.
Và tận tâm tận lực mà không mong cầu, không kỳ vọng, không phóng chiếu những ẩn ức của con đi khắp nơi, dù nhân danh thứ gì cao đẹp đến đâu đi chăng nữa. Khi thấy mình hỏng hóc, yếu ớt, hiểm nguy, hãy lặng lẽ quay về.
Đừng mang chiếc gươm diệt yêu của người thầy vũ trụ đi đánh đông đánh tây, để ngày quay về núi bật khóc khi thấy hình hài của yêu quái trong thân thể của mình giữa chiếc kiếng chiếu yêu dưới chân núi. Chẳng thể giải quyết chuyện gì thấu đáo bằng sự hậm hực, lòng đố kỵ hay một trái tim đang thương tổn.
Mẹ phải nói với con điều này vì nó quyết định sự sáng tạo của con, tư duy hệ thống của con. Nó quyết định và phóng chiếu lên mọi thứ con học, con làm. Nó còn hiện lên trên hình hài con nữa.
Một năm tạm dừng để nhìn lại chính con trong mối tương quan của thế giới này bằng cách mở rộng thế giới quan của con. Thế giới quan của con giờ đây không chỉ là một ngôi trường, đó thực sự là một thế giới.
Mẹ biết những lời này lớn hơn tuổi 14 của con rất nhiều nhưng thật may, chúng ta đã nói thế này 13 năm qua, và con hiểu trọn vẹn.
Cảm ơn con!
Học suốt cả cuộc đời
Tại Mỹ, một báo cáo của Trung tâm Giáo dục và lực lượng lao động (Center on Education and the Workforce) thuộc ĐH Georgetown đã dự báo rằng đến năm 2020, 65% tổng số việc làm trong nền kinh tế sẽ đòi hỏi trình độ trên trung học trở lên. Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2013 của Trường Nghiên cứu và chính sách Martin (ĐH Oxford) kết luận rằng 47% công việc ở Mỹ có nguy cơ bị mất về tay máy tính trong hai thập kỷ tới.
Và như Thomas L. Friedman đã nói trong cuốn Cảm ơn vì đến trễ, một cuốn sách gối đầu giường cho những ai quan tâm đến sự phát triển của thế giới tương lai, "những con số đó cho thấy trong kỷ nguyên tăng tốc (khái niệm hàm ý mọi thứ đều tăng theo cấp số nhân, và thời gian để tương thích của chúng ta cũng phải nhanh như vậy), mọi người sẽ phải nâng cao kỹ năng của họ trong lớp học và trong suốt cả cuộc đời. Những con số đó nói rằng chúng ta thật sự không thể bỏ bất kỳ đứa trẻ nào lại phía sau được nữa".
(*) Năm 2018, chị Thảo cùng con gái quyết định dừng việc học ở trường của con và bắt đầu hành trình tự học. Con gái chị đang học việc tại công ty của mẹ với vai trò là người đọc và tổng hợp dữ liệu, cũng là người đọc và phản biện các tác phẩm dành cho tuổi teen.
NGÔ PHƯƠNG THẢO
Theo tuoitre
Muốn đổi mới thành công thì giáo viên phải có sự thay đổi Trên đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ trong chuyến kiểm tra tình hình thực hiện CTGDPT hiện hành theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017 của Bộ GD&ĐT và công tác chuẩn bị các điều kiện cho đổi mới CT - SGKGDPT tại tỉnh Lạng Sơn trong ngày 22/1 Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đoàn...