Củng cố và bổ sung tính thị trường cho cổ phiếu UPCoM
Sau 10 năm vận hành (24/6/2009-24/6/2019), thị trường cổ phiếu các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) đã ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, UPCoM phát triển vẫn mang nặng tính quản lý, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, sẽ kiến nghị bổ sung tính thị trường cho UPCoM trong thời gian tới.
Trước bối cảnh thị trường giao dịch cổ phiếu tự do nhiều rủi ro, gây mất an toàn về giao dịch và thanh khoản cho các nhà đầu tư, Chính phủ đã quyết tâm cho ra đời thị trường UPCoM với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, có sự quản lý của Nhà nước, quy tụ các cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết về một đầu mối quản lý thống nhất, tạo cơ hội giao dịch chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn và thuận lợi cho nhà đầu tư.
Khai trương thị trường UPCoM ngày 24/6/2009
Hoạt động của UPCoM ban đầu là cung cấp thông tin về giá và khối lượng giao dịch thực sự của cổ phiếu chưa niêm yết cho nhà đầu tư. Do vậy, các công ty đại chúng cần phải có một công ty chứng khoán (CTCK) thành viên cam kết hỗ trợ thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch (ĐKGD) và hỗ trợ tổ chức ĐKGD công bố thông tin theo quy định. Trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, do quy mô thị trường UPCoM còn nhỏ, cổ phiếu trên UPCoM lại chỉ giao dịch theo phương thức thỏa thuận nên thanh khoản èo uột, các CTCK không mấy mặn mà trong việc nhận làm thành viên cam kết hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu ĐKGD, dẫn tới việc công ty đại chúng gặp khó khăn khi muốn lên sàn UPCoM.
Trước thực tế nêu trên, Bộ Tài chính đã sửa đổi Thông tư 95/2010/TT-BTC bỏ quy định doanh nghiệp phải có một thành viên cam kết hỗ trợ khi ĐKGD trên UPCoM để đơn giản hóa thủ tục. Thị trường UPCoM từ đó đã tăng trưởng, bùng nổ từ năm 2014 cho đến nay. Một loạt các chính sách mới cho UPCoM phát triển cũng đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể: Nghị định số 108/2013/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ quy định các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK; Nghị định 60/2015/NĐ-CP yêu cầu các doanh nghiệp là công ty đại chúng buộc phải đăng ký giao dịch trên UPCoM vì mục đích bảo vệ nhà đầu tư…
Video đang HOT
Tập đoàn Dệt may Việt Nam, một doanh nghiệp lớn trên sàn UPCoM. Ảnh minh họa
Chính sách, pháp luật ban hành kịp thời đã tạo ra cú hích giúp thị trường UPCoM khởi sắc. Nếu như trong 6 năm đầu hoạt động, UPCoM chỉ có mức tăng trưởng rất khiêm tốn với 169 doanh nghiệp ĐKGD, giá trị giao dịch khoảng 15 tỷ đồng/phiên tính đến thời điểm 15/9/2014 thì giai đoạn sau đó, chỉ trong vòng 4 năm đến thời điểm 15/6/2019, số doanh nghiệp ĐKGD tăng gấp 5 lần lên 833 doanh nghiệp, giá trị giao dịch tăng 18 lần lên mức trên 250 tỷ đồng/phiên trong 5 tháng đầu năm 2019; quy mô thị trường tăng từ 24.000 tỷ đồng lên 330.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp Nhà nước dồn dập lên UPCoM, các doanh nghiệp đấu giá cũng nhanh chóng lên UPCoM tạo thành một làn sóng mạnh mẽ. Sự kiện bùng nổ của các doanh nghiệp lên UPCoM đã được lựa chọn là một trong 10 sự kiện chứng khoán nổi bật của năm 2015 do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán bình chọn.
Hàng hóa trên UPCoM phong phú, đa dạng hơn, có chất lượng tốt hơn, trong đó có những công ty có quy mô vốn lớn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vốn hóa thị trường 180.695 tỷ đồng, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) vốn hóa 75.210 tỷ đồng, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vốn hóa 40.306 tỷ đồng, Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN) vốn hóa 3.483 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) vốn hóa 1.328 tỷ đồng…
Sau 10 năm phát triển, UPCoM đã khẳng định được vai trò là kênh giao dịch cổ phiếu an toàn, hiệu quả cho nhà đầu tư, là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Với quy mô thị trường và chất lượng cổ phiếu gia tăng nhanh chóng, UPCoM đang ngày càng hấp dẫn cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trở thành thị trường được các quốc gia trong khu vực dành nhiều sự quan tâm, trao đổi kinh nghiệm vận hành, quản lý như: Singapore, Thái Lan, Lào.
Tuy nhiên, đại diện HNX cho biết, thị trường UPCoM vẫn còn mang nặng tính quản lý hơn là yếu tố thị trường. Do vậy, mục tiêu trong thời gian tới là phải củng cố và bổ sung tính thị trường cho UPCoM, hoàn thiện và đưa mảng thị trường này thành mảnh ghép của thị trường cổ phiếu mà một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là tăng cường công tác giám sát, nâng cao tính minh bạch. Công tác giám sát trên thị trường UPCoM phải được đẩy mạnh và đạt tới mức giám sát cao như đối với thị trường niêm yết. Trên cơ sở đó, HNX cho biết, đang kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét áp dụng margin cho các cổ phiếu của các công ty đại chúng quy mô lớn trên UPCoM đáp ứng điều kiện như cổ phiếu niêm yết và sẽ kiến nghị nới biên độ giá giao dịch trên thị trường này. Ngoài ra, HNX cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy tính minh bạch cho các công ty đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
Ngọc Quỳnh
Theo congthuong.vn
VN-Index chốt phiên trong sắc xanh nhạt
Phiên giao dịch ngày 21-6, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng điểm, nhưng đà tăng không mạnh và giao dịch chậm do nhà đầu tư thận trọng chờ các quỹ ETF chốt danh mục. Trong đợt khớp ATC, lực bán bất ngờ gia tăng đã khiến VN-Index quay đầu và lùi về sát mốc tham chiếu. Các cổ phiếu như: BVH, KDC, ROS, VIC, VJC, VRE... đều giảm giá khá mạnh. Chốt phiên, VN-Index tăng 0,02 điểm, lên mức 959,20 điểm; ngược lại HNX-Index giảm 0,21 điểm xuống mức 104,85 điểm.
Diễn biến VN-Index và HNX-Index, phiên giao dịch ngày 21-6.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch, VNXALL-Index chốt phiên tăng 0,15 điểm ( 0,01%), lên mức 1.312,16 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với KLGD đạt 185,34 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 5.012,30 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 144 mã tăng giá, 91 mã đứng giá và 149 mã giảm giá.
* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 104,85 điểm, giảm 0,21 điểm (-0,20%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 21,66 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 317,86 tỷ đồng. Toàn sàn có 71 mã tăng, 230 mã đứng giá và 67 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,77 điểm (-0,40%) và xuống mức 190,56 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 12,95 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 240,20 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 9 mã tăng, 10 mã đi ngang và 11 mã giảm giá.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index đóng cửa tại mức 55,12 điểm, giảm 0,03 điểm (-0,06%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng KLGD đạt hơn 8,74 triệu CP, GTGD tương ứng đạt hơn 122,13 tỷ đồng.
* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 0,02 điểm ( 0,00%) và lên mức 959,20 điểm. Thanh khoản đạt hơn 206,13 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 5.445,11 tỷ đồng. Toàn sàn có 131 mã tăng, 67 mã đứng giá và 146 mã giảm giá.
Chỉ số VN30 tăng 1,94 điểm ( 0,22%) và ở mức 866,53 điểm. Thanh khoản đạt hơn 85,49 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 3.390,73 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 15 mã tăng, 4 mã đi ngang và 11 mã giảm giá.
Năm CP có khôi lương giao dịch nhiêu nhât là POW (hơn 33,34 triệu đơn vị), STB (hơn 15,02 triệu đơn vị), ROS (hơn 12,85 triệu đơn vị), DPM (hơn 6,14 triệu đơn vị), CTG (hơn 4,66 triệu đơn vị).
Năm CP tăng giá nhiều nhất là TN1 (6,90%), CCL (6,86%), TDW (6,82%), TCT (6,67%), TMS (6,48%).
Năm CP giảm giá nhiều nhất là HVX (-6,97%), VSI (-6,90%), TNI (-6,81%), ABT (-6,70%), CLW (-6,60%).
Theo nhandan.com.vn
Chứng khoán ngày 20/6: Dòng tiền khỏe giúp cổ phiếu bật tăng Thị trường đi lên cùng với sự tích cực của dòng tiền.Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6, chỉ số VN - Index tăng tới 9,49 điểm lên mức 959,18 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 185 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 4.411 tỷ đồng. Toàn sàn có 184 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 119 mã...