Cùng bàn luận về sách với Á hậu Ngọc Oanh, Dâu Tây và bình luận viên Anh Ngọc
Hàng trăm bạn trẻ Hà Nội đã đến tham dự buổi thảo luận “Quyển sách thay đổi cuộc đời” tổ chức tại café My way (60 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sáng ngày 17/3.
Buổi thảo luận có sự tham gia của tác giả Joe (Mr. Dâu Tây), bình luận viên (BLV) Trương Anh Ngọc và Á hậu Ngọc Oanh cùng MC Diệp Chi. Chương trình do công ty Điện tử Samsung, Công ty Văn hoá Phương Nam và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức.
Chênh vênh văn hoá đọc của giới trẻ
Câu chuyện văn hoá đọc của người Việt bắt đầu bằng những con số thống kê khá bất ngờ của Joe: “Một tiểu thuyết văn học nổi tiếng nếu bán ra được 2 triệu bản ở Anh – một đất nước có dân số chỉ bằng 2/3 dân số Việt Nam – thì ở nước ta con số này chỉ ở mức 10.000 bản. Và trong con số 10.000 ấy, ở thành thị bán được khoảng 9.000 bản, trong khi các tỉnh nhỏ chỉ khoảng 1.000 bản mà thôi.”
Hàng trăm bạn trẻ Hà Thành đến tham dự và chia sẻ ý kiến sôi nổi tại Buổi thảo luận “Quyển sách thay đổi cuộc đời”.
Lý giải cho sự trái ngược trong văn hóa đọc này, BLV Trương Anh Ngọc đã đề cập đến một vấn đề nóng hổi hiện nay là sự “xâm chiếm” của mạng xã hội vào “lãnh thổ” của những trang sách. Anh cho biết, nhiều bạn trẻ hiện nay thích chat, thích đọc những câu viết ngắn hơn là lật những trang sách dày. Thêm vào đó, có một sự “chênh” trong văn hoá đọc ở đây là, tại sao Yahoo hay Facebook chỉ tác động đến thói quen đọc sách của người Việt mà ít ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của giới trẻ toàn cầu? Ví dụ như ở Ý – đất nước từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng số lượng sách chưa bao giờ giảm, thậm chí số lượng đầu sách trong thư viện và lượng độc giả cũng không ngừng gia tăng. Trong khi đó, điều này lại đi theo hướng ngược lại ở Việt Nam.
Video đang HOT
BLV bóng đá Trương Anh Ngọc: “Ở Việt Nam, sách lậu bán thì tràn lan, nhưng lượng người đọc thì ít. Đây là một nghịch lý”.
Quyển sách nào đã thay đổi cuộc đời bạn?
Đó là câu hỏi được đặt ra cho cả ba vị khách mời của Buổi thảo luận, và cả ba đều chia sẻ những câu chuyện rất thú vị xung quanh quyển sách đã góp phần thay đổi cuộc đời họ. Với Joe, trong thời điểm anh “khủng hoảng” vì không biết cách sử dụng dấu phẩy và dấu chấm phẩy thế nào cho đúng, anh đã tìm đọc quyển “Những thành tố của phong cách” (The elements of style). Quyển sách không những đã giúp anh thay đổi hẳn quan điểm ngây ngô “dấu chấm phẩy thể hiện sự dừng lại nhiều hơn một dấu phẩy” mà còn giúp Joe bén duyên với văn học Việt và trở thành một cây bút của những tác phẩm dán nhãn “best seller”.
Joe chia sẻ về quyển sách thay đổi cuộc đời anh: “Đôi khi, chính những quyển sách đơn giản lại có giá trị thay đổi cả cuộc đời”.
BLV Trương Anh Ngọc cũng chia sẻ một quyển sách anh đọc được khá tình cờ trong một kỷ niệm nho nhỏ khi bị “ép buộc” phải ở nhà một mình. Quyển sách nói về quy chuẩn phiên âm của 26 ngôn ngữ. Từ tâm thế đọc sách giải khuây khi ở nhà một mình mà sau này anh đã nhận thấy rõ giá trị quyển sách này. Quyển sách đã giúp anh phát âm chuẩn tên của nhiều cầu thủ trên thế giới trong lúc tác nghiệp bình luận viên bóng đá, giúp anh hiểu người bản địa nhanh và dễ dàng hơn khi đi qua nhiều nơi trên thế giới.
Á hậu Ngọc Oanh lại thiên về những quyển sách mang tính kinh doanh. Quyển “Suy nghĩ lớn để thành công” đã giúp cô tiếp cận các vấn đề về kinh doanh một cách nhạy bén, quyết liệt hơn trên thương trường, đặc biệt là lĩnh vực tài chính đầy nhạy cảm và biến đổi từng phút giây mà cô đang theo đuổi.
Á hậu Ngọc Oanh chia sẻ: “Mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc sống lại cần đọc những quyển sách khác nhau”.
Rất nhiều bạn trẻ đến tham gia đã đặt câu hỏi giao lưu với ba vị khách mời. Từ học sinh sinh viên, đến những người đã thành công trong cuộc sống đều cùng chia sẻ và cảm nhận được những trải nghiệm thú vị từ những câu chuyện về sách trong Buổi hội thảo.
Buổi thảo luận “Quyển sách thay đổi cuộc đời” là một trong những hoạt động nằm trong dự án “Thư viện thông minh” – dự án trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng do Samsung thực hiện từ tháng 9/2011. Đây là dự án cải tạo và nâng cấp thư viện tại các trường học vùng ven trên cả nước.
Đến tháng 12/2012, “Thư viện thông minh” đã đến với gần 20.000 học sinh tại 18 trường trung học. Mỗi thư viện được trang bị thêm sách, trang thiết bị hiện đại cùng hệ thống quản lý thư viện khoa học góp phần tạo thói quen đọc sách cho các em học sinh, giúp các em có điều kiện đọc sách và học tập tốt hơn.
Theo mực tím
Tiền trường "xé" nhỏ vẫn to
Hai ngày cuối tuần vừa qua là thời điểm hầu hết các trường học ở Hà Nội đều họp phụ huynh khiến tiền trường lại trở thành vấn đề nóng. Nhiều nơi, dù đã xé nhỏ các khoản thu hoặc thu trước ngày họp nhưng phụ huynh vẫn thấy rõ sức ép khi phải rút ví tiền triệu...
Cộng nhiều khoản: Ít thành nhiều
Sau khoảng thời gian chờ đợi hướng dẫn thu chi đầu năm, ngày 15, 16-9 là thời điểm hầu hết các trường đều tổ chức họp phụ huynh triển khai năm học mới, trong đó, vấn đề không thể thiếu là thu tiền đầu năm. Tham khảo thông tin tại một số trường học của Hà Nội, đối với các khoản thu hộ, thu thỏa thuận, do đã có hướng dẫn khá rõ, bao gồm mức trần cho các khoản này như tiền chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú, tiền học 2 buổi/ngày ... đều không gây thắc mắc gì từ phía phụ huynh.
Đưa con đi học trong nơm nớp nỗi lo tiền trường (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, một khoản nhỏ như tiền nước uống theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội là không quá 12.000 đồng nếu phụ huynh có nhu cầu sử dụng nước uống tinh khiết ở một số nơi lại được thay đổi ở mức khác hẳn. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu sử dụng bình nước tinh khiết, một phụ huynh tại trường Tiểu học Ngọc Hà cho biết, phụ huynh phải đóng thêm tiền cây nước nóng lạnh. Ngoài tiền nước tinh khiết 60.000 đồng, phụ huynh lớp này phải đóng 473.000 đồng gồm tiền điều hòa, cây nước và máy chiếu. Theo phụ huynh này, thì các khoản thu đều được xé nhỏ, có tên gọi riêng và nếu tính riêng lẻ thì không đáng bao nhiêu. Có điều khi cộng lại, vị phụ huynh này phải rút ví ra gần 1,4 triệu đồng cho 10 khoản tiền khác nhau, chưa kể tiền ăn, chăm sóc bán trú, học 2 buổi/ngày, đồng phục... "Với một trường công lập, không phải đóng học phí mà phụ huynh phải chi cho một cháu từng này tiền là không nhỏ, chưa kể nhiều gia đình đều có 2 con đi học thì cả tháng lương cũng chỉ đủ để đóng tiền trường đầu năm, chưa kể tiền học thêm, thăm nom thầy cô dịp Tết Trung thu sắp tới" - vị phụ huynh này lo lắng tính toán.
Khác với việc thu ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm như trường Ngọc Hà, phụ huynh một số trường khác cho biết thay vì phải rút ví một lần thì các vị phụ huynh này lại nơm nớp trước khoản thu "treo" sau này với tiền mua máy chiếu hay thiết bị lớp học tương tác... được giáo viên thông báo sẽ thu vào tháng sau với mức tiền chắc chắn không ít bởi máy chiếu cũng vào cỡ trên dưới 20 triệu đồng, còn thiết bị lớp học tương tác thì mức giá thấp nhất cũng phải 40, 50 triệu đồng, chưa kể các thiết bị khác với tổng chi phí trên 100 triệu đồng như kinh nghiệm của các trường đã triển khai mô hình này.
Quỹ phụ huynh nhiều nơi lên đến tiền triệu
Một trong những khoản khá "nặng" với phụ huynh khi đóng tiền đầu năm chính là quỹ phụ huynh. Đây là khoản thu mà phụ huynh tự đứng ra thu và chi không do nhà trường quản lý nên có rất nhiều mức khác nhau. Thực tế, như nhiều trường Giảng Võ, Trung Tự, Lý Thường Kiệt... mức thu được Ban giám hiệu nhà trường giới hạn không quá 300.000 đồng. Tuy nhiên, không ít trường mức thu này lên tới tiền triệu. Chị Hoàng Anh, phụ huynh trường Tiểu học Thực nghiệm cho biết, quỹ phụ huynh học kỳ này của lớp chị đóng tròn 1 triệu đồng. Mức thu này ở một lớp 7 trường THCS Việt Nam - Algeria, lên tới 1,1 triệu đồng, nâng tổng số tiền phải đóng góp trong ngày họp phụ huynh đầu năm gần 2 triệu đồng. Phụ huynh trường Đặng Trần Côn A cũng cho biết, mức thu mà ban phụ huynh đưa ra trong buổi học này cũng là 1,1 triệu đồng chưa kể các khoản thu thỏa thuận, thu hộ khác. Theo một phụ huynh trường Trung Tự thì với mức thu 300.000 đồng/học kỳ mà để chi tiêu đủ thứ trong thời buổi bão giá hiện nay thì sớm muộn gì phụ huynh cũng bị "truy thu" vào học kỳ II, vậy nên, ban phụ huynh ở đây cứ mạnh dạn thu lên 500.000 đồng.
Thực tế, dù các hoạt động của quỹ phụ huynh theo điều lệ hoạt động do Bộ GD-ĐT quy định thì chủ yếu để phục vụ trực tiếp cho học sinh nhưng thực tế, các khoản này vẫn được trích ra phần nhiều để thăm hỏi thầy cô vào các dịp lễ tết.
Một điều cũng khiến nhiều phụ huynh thắc mắc là theo yêu cầu của Sở GD-ĐT Hà Nội, các khoản thu đều phải công khai bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh, đặc biệt là khoản thu tự nguyện phải lên kế hoạch, niêm yết trước 1 tuần để lấy ý kiến phụ huynh để minh bạch thông tin. Tuy nhiên, sau buổi họp phụ huynh, các phụ huynh đều ra về tay không, chỉ biết mình đóng bao nhiêu tiền chứ không thể nhớ chi tiết là đóng những khoản gì, cụ thể bao nhiêu. "Ít nhất như năm học trước, không phát văn bản, giấy tờ thì cô giáo cũng ghi lên bảng các khoản thu, năm nay ngay cả ghi lên bảng cũng không, khiến các vị phụ huynh nháo nhác ghi chép, tính toán"- phụ huynh trường Ngọc Hà cho biết. Vậy là yêu cầu minh bạch thông tin với các khoản thu đầu năm đều bị những trường này "quên" không thực hiện.
Theo Bảo Anh
An ninh thủ đô
Thư lạ gửi học trò ngày khai giảng của GS Văn Như Cương Đề cập đến những vấn đề nóng, Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh đã khuyên học trò: "không nhắn tin vô bổ, không lên mạng "câu giờ", không bàn luận điều nhảm nhí". GS. Văn Như Cương (người có râu) bên học trò. (Nguồn: internet) Trong bức thư gửi tới các em học sinh nhân ngày khai giảng năm học 2012-2013 với cương...